Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hà Nội dự kiến thu gộp học phí phổ thông: Phạt từ đầu sẽ không bị "lạm thu"

Thứ hai, 13:10 10/05/2010 | Xã hội

GiadinhNet - Lý do Sở GD&ĐT Hà Nội đưa ra để có thể thu gộp nhiều khoản cùng học phí là “dẹp” nạn lạm thu trong nhà trường. Ý tưởng này được nhiều người đồng tình. Tuy nhiên, theo một số nhà giáo dục, không phải “gộp cho tiện” mà cần tính toán hợp lý khi thu học phí.

 
Không chỉ “gộp cho tiện”
 
Theo quy định, trước ngày 6/5, các trường phải báo cáo tình hình thu chi năm 2009 để làm căn cứ cho học phí mới. Ngày 8/5, Bà Nguyễn Ngọc Diệp, Trưởng phòng Kế hoạch- Tài chính (Sở GD&ĐT Hà Nội) cho biết, Sở vẫn đang tổng hợp số liệu. Tuy nhiên, theo phương án học phí mới vừa đưa ra lấy ý kiến dư luận, việc thu học phí trên địa bàn sẽ có nhiều thay đổi.
 
Nhiều đơn vị đồng tình với cách phân chia học phí theo 4 nhóm và cho rằng “gom về một mối là tiện”, các trường không phải thu thêm khoản gì. Tuy nhiên, theo ý kiến của PGS. TS Võ Thị Minh Chí, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Sư phạm (ĐHSP Hà Nội) trước đó, cùng một nhóm thành thị chẳng hạn, nhưng không hẳn thu nhập của mọi người đều như nhau. Mục tiêu của chúng ta là phải phổ cập THCS nên cần đảm bảo để tất cả học sinh nghèo đều được đi học. Vì vậy, không chỉ “gộp cho tiện” mà cần có tính toán học phí hợp lý, có chế độ miễn giảm đúng đối tượng sao cho công khai minh bạch để mọi người dân kiểm soát. Nhiều đại diện ở các trường cũng cho rằng, phải phân chia các nhóm đối tượng cho sát hơn theo hướng mức thu nhập bình quân của các đối tượng trong một nhóm không quá chênh lệch nhau và phù hợp với khả năng chi trả của người dân ở từng vùng miền. Hoặc cùng trong một nhóm, có thể chia thành 2 mức thu để phù hợp với các đối tượng học sinh.
 

Mức thu học phí phải đảm bảo cho tất cả học sinh nghèo đều được đi học. (Ảnh: C.H)

 
GS. VS Đặng Hữu, nguyên Thứ trưởng Bộ Đại học và TCCN, nguyên Trưởng ban Khoa Giáo TW cho rằng, Nhà nước đã có nhiều nghị quyết, văn bản cho rằng không nên thu học phí bậc phổ thông. Nhà nước cũng đã đầu tư cơ sở vật chất cho hệ thống trường công nên không có lý do gì để thu học phí cao ở bậc này. Đặc biệt, gần đây có nhiều khoản thu linh tinh trong giáo dục lại càng không hiểu nổi. Theo GS.VS Đặng Hữu, nếu phát hiện trường nào “lạm thu”, chỉ cần phạt, cách chức và xử lý tuỳ từng mức độ với người quản lý. Nếu cấm hết việc thu các khoản linh tinh từ đầu, không có lý do gì phụ huynh phải đau đầu vì bị ép các khoản thu ngoài luồng. Chúng ta nên tính lại cách quản lý từ cấp cơ sở chứ không phải chỉ thay đổi cách thu học phí.
 
Mức chi trong  nhà trường còn hạn chế
 
Theo lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội, chế độ học phí hiện nay được xây dựng từ năm 1998 chưa thay đổi, trong khi từ năm 2000 đến nay, chỉ số giá cả tiêu dùng bình quân tăng gấp 1,95 lần. Mức lương tối thiểu cũng đã được điều chỉnh tới 5 lần, trong khi mức chi cho các hoạt động giảng dạy, học tập và quản lý nhà trường rất hạn chế. Vì vậy, nhiều trường đã phải thu thêm các khoản thu hợp lý nhưng không hợp pháp, đôi khi gây bức xúc trong dư luận.
 
Sau khi mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội đang thu học phí theo 4 quyết định của 4 địa phương (Hà Nội cũ, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hòa Bình) nên cần xây dựng một mức thu thống nhất trên địa bàn. Do vậy, mức học phí mới Hà Nội xây dựng bao gồm mọi khoản thu để phục vụ cho việc học tập của học sinh theo chương trình chính khóa. Phần chi phí còn lại, ngoài sự đóng góp của người dân bằng học phí là do Nhà nước đảm nhận nhằm bảo đảm chất lượng giáo dục tối thiểu. Theo đó, mức học phí và chi phí học tập khác được xác định không vượt quá 5% thu nhập bình quân hộ gia đình ở mỗi vùng.
 
Ông Nguyễn Hữu Độ, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho rằng, đề án được xây dựng theo Luật Giáo dục và các quy định hiện hành. Ngoài học phí, lệ phí tuyển sinh, học sinh không phải đóng góp khoản tiền nào khác. Mức thu học phí mới xây dựng theo hướng nhằm bảo đảm để mọi người ai cũng được hưởng một nền giáo dục có chất lượng. Ban soạn thảo sẽ tiếp thu những ý kiến đóng góp, hoàn thiện đề án và lấy ý kiến dư luận trước khi trình HĐND thành phố.
 
Do thu nhập của hộ dân các khu vực ở Hà Nội khác nhau nên đề án đã chia thành 4 nhóm đối tượng đóng học phí. Cụ thể: Nhóm 1 là học sinh có gia đình sống ở các quận, thị xã; Nhóm 2 là học sinh có gia đình sống ở các huyện Gia Lâm, Thanh Trì, Từ Liêm, Đông Anh, Hoài Đức; Nhóm 3 là học sinh có gia đình sống ở các huyện còn lại; Nhóm 4 là học sinh có gia đình sống ở các xã miền núi và 3 xã giữa sông (nhóm này không phải đóng học phí).
 
Mức chi trả khả thi và mức học phí được tính dựa trên mô hình gia đình bình quân có 4 người, trong đó có 2 con đi học mầm non hoặc phổ thông. Chi phí học tập khác bao gồm chi phí cho SGK, vở viết, dụng cụ học tập và một phần cho quần áo, giày dép... (chi phí này được điều chỉnh hằng năm ở mức tăng 7%).
 
Đây là lần thứ 3 Sở GD&ĐT Hà Nội mở hội thảo lấy ý kiến về đề án học phí mới với các lãnh đạo từ trường mầm non, THCS, THPT, Trung tâm giáo dục thường xuyên... Nếu được phê duyệt, mức học phí này sẽ áp dụng từ năm học 2010-2011 đến năm học 2012-2013.
 
Từ năm học 2013-2014, mức thu học phí được điều chỉnh phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. Mức thu học phí mới của Hà Nội được đưa ra trong dự thảo, cấp học mầm non ở nhóm thấp nhất (nhóm 3), 62.000 đồng; Nhóm 2 là 115.000 đồng; Nhóm cao nhất là 209.000 đồng. Mức thu thấp nhất ở cấp THCS là 10.000 đồng, cao nhất là 143.000 đồng. Ở cấp THPT, mức thu thấp nhất là 22.000 đồng, cao nhất là 143.000 đồng.
 

Lương Mỹ

kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Một học sinh lớp 6 rơi lầu chung cư sau tin nhắn “con tự tử”

Một học sinh lớp 6 rơi lầu chung cư sau tin nhắn “con tự tử”

Xã hội - 1 giờ trước

Ngày 7-5, lãnh đạo phường Hòa Thọ Đông (quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) xác nhận vừa có vụ việc học sinh lớp 6 rơi lầu trên địa bàn.

Kênh mương Kẻ Khế ở Hà Nội tràn ngập rác, nguồn nước đen kịt tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh

Kênh mương Kẻ Khế ở Hà Nội tràn ngập rác, nguồn nước đen kịt tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Dự án cống hóa mương Kẻ Khế chảy qua phường Đội Cấn và Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội dù đã được phê duyệt từ năm 2008 nhưng đến nay vẫn "án binh bất động", trở thành nơi tập kết rác thải sinh hoạt, nguồn nước đục ngầu gây ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nguy cơ bệnh tật.

Sau cú điện thoại, người phụ nữ cao tuổi mất 15 tỷ đồng

Sau cú điện thoại, người phụ nữ cao tuổi mất 15 tỷ đồng

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Nhận cuộc gọi từ người tự xưng là công an, bà P bị đưa vào “bẫy” và mất 15 tỷ đồng.

Bảng lương của giáo viên có gì thay đổi từ ngày 1/7/2024?

Bảng lương của giáo viên có gì thay đổi từ ngày 1/7/2024?

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Theo chính sách cải cách tiền lương, bảng lương của giáo viên có sự thay đổi theo quy định. Vậy bảng lương của giáo viên thay đổi thế nào từ ngày 1/7/2024?

Chuyên gia nói gì về việc sổ đỏ có thể in mã QR trong thời gian tới?

Chuyên gia nói gì về việc sổ đỏ có thể in mã QR trong thời gian tới?

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, đề xuất in mã QR vào sổ đỏ là một xu thế tất yếu của chuyển đổi số và phù hợp với công nghệ 4.0. Từ đó, giúp giải quyết được nhiều vấn đề trong công tác quản lý đất đai của cơ quan Nhà nước.

Đổi vỏ sữa lấy sen đá: Cách giới trẻ lan tỏa lối sống xanh

Đổi vỏ sữa lấy sen đá: Cách giới trẻ lan tỏa lối sống xanh

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH - "Đổi chai nhựa, vỏ sữa lấy sen đá" là hoạt động thường niên được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức người dân về thói quen phân loại rác tại nguồn, hạn chế rác thải ra môi trường.

 Hà Nội đẹp ngỡ ngàng mùa hoa bằng lăng tím

Hà Nội đẹp ngỡ ngàng mùa hoa bằng lăng tím

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Những ngày này, phố phường Hà Nội lại khoác lên mình sắc tím mộng mơ khi hoa bằng lăng nở rộ. Màu hoa tím dưới nắng đầu mùa phủ khắp nhiều tuyến phố tạo nên vẻ đẹp lãng mạn, thơ mộng.

Lịch cắt điện Hải Dương tuần này (từ 6 - 12/5/2024): Nắng nóng quay trở lại, hàng loạt khu dân cư nằm trong danh sách mất điện

Lịch cắt điện Hải Dương tuần này (từ 6 - 12/5/2024): Nắng nóng quay trở lại, hàng loạt khu dân cư nằm trong danh sách mất điện

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Theo lịch cắt điện của Công ty Điện lực Hải Dương, tuần này một số khu vực mất điện liên tục gồm có: TP. Hải Dương, Chí Linh, Thị xã Kinh Môn, huyện Bình Giang, Ninh Giang, Cẩm Giàng, Kim Thành…

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 7/5/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 7/5/2024

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Ba ngày 7/5/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

5 công việc cực kỳ nguy hiểm nhưng lại có mức lương rất cao

5 công việc cực kỳ nguy hiểm nhưng lại có mức lương rất cao

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Với tính chất nguy hiểm, nhưng có một số ngành nghề vẫn được ưa chuộng và có số lượng ứng viên đăng ký ứng tuyển cao.

Top