Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hà Nội: Ngừng sử dụng lô vắc xin gây tử vong bé 3 tháng tuổi

Thứ ba, 09:30 08/01/2013 | Từ nhà đến viện

Ngay sau khi cháu Nguyễn Thành Long tử vong sau tiêm vắc xin, Hà Nội đã quyết định tạm ngừng sử dụng lô vắc xin này trên toàn thành phố.


Hà Nội: Ngừng sử dụng lô vắc xin gây tử vong bé 3 tháng tuổi 1
Hà Nội đã tạm ngừng sử dụng lô vắc xin này trên toàn thành phố.

55 ngàn liều cùng lô vắc xin đã được sử dụng

Chiều 7/1, ông Nguyễn Nhật Cảm - Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội - cho biết: những địa phương tổ chức tiêm chủng sau ngày mùng 5 đã tạm dừng sử dụng lô vắc xin này.
 
Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội đã chỉ đạo các địa phương cần lưu trữ, bảo quản vắc xin đúng quy định để chờ xin ý kiến của cơ quan chuyên môn. Mẫu vắc xin tiêm cho cháu Long cũng đã được gửi tới Viện Kiểm định Quốc gia vắc xin dược phẩm y tế.
 
Lô vắc xin tiêm cho cháu bé này là lô 1453975. Không chỉ phân phát đến huyện Gia Lâm mà lô vắc xin này cũng được phân phát đến tất cả các quận, huyện trên toàn thành phố.
 
Trước đó, hôm 4/1/2013 sau khi tiêm vắc-xin ở trạm y tế xã về, sức khỏe cháu bé 3 tháng tuổi Nguyễn Thành Long hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, rạng sáng hôm sau, cháu yếu dần rồi lịm đi. Được gia đình đưa đi cấp cứu ngay sau đó nhưng cháu Long đã tử vong ít giờ sau.
 
Cháu bé xấu số trong vụ việc này là Nguyễn Thành Long (3 tháng tuổi), con anh Nguyễn Văn Bồi (SN 1983) và chị Vũ Thị Hoa Linh (SN 1987), ở thôn Yên Khê, xã Yên Thường, Gia Lâm, Hà Nội.
 

Tại Hà Nội, lịch tiêm chủng mở rộng được tiến hành từ mùng 1 - 10 hàng tháng tùy theo mỗi địa bàn. Trong đó, tại xã Yên Trường (Gia Lâm) tổ chức tiêm chủng mở rộng vào ngày mùng 4 hàng tháng.

Tại trạm y tế xã Yên Thường còn có 121 cháu khác cùng được tiêm vắc xin cùng lô với cháu Long. Đến nay sức khoẻ của tất cả các bé này vẫn bình thường. Toàn huyện Gia Lâm có 1.635 liều cùng với lô vắc xin trên được tiêm cho các bé nhưng đến nay cũng không có trường hợp nào có báo cáo bất thường.
 
Toàn TP Hà Nội, thống kê tại các địa phương đã tiêm chủng trong tháng thì đã có khoảng 55 nghìn liều cùng lô vắc xin liên quan đến tai biến của cháu Long nhưng chưa có báo cáo nào bất thường.

Vắc xin liên quan đến 3 ca tai biến tại Nghệ An là an toàn

Chiều cùng ngày, Bộ Y tế cũng công bố kết quả xét nghiệm lô vắc xin liên quan đến 3 trường hợp tử vong sau tiêm ở xã Châu Quang (Nghệ An) đã được gửi tới Viện Kiểm định Quốc gia vắc xin dược phẩm y tế.
 
PGS.TS Nguyễn Trần Hiển - Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương - cho biết; Kết quả kiểm nghiệm cho thấy chỉ tiêu sinh học thực hiện đạt độ an toàn chung và an toàn đặc hiệu ho gà trên động vật thí nghiệm theo dược điển Việt Nam và tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới. 

Ngoài ra, điều tra cũng cho thấy, vắc xin được vận chuyển, bảo quản đúng quy trình tiêu chuẩn, cán bộ tiêm chủng cũng thực hiện đúng quy định nên có thể loại trừ nguyên nhân do vắc xin và do lỗi tiêm chủng.

Trước đó, khi có thông tin về ba trường hợp tử vong sau tiêm vắc xin 5 trong 1 tại địa phương này, Bộ Y tế đã chỉ đạo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Bệnh viện Nhi Trung ương phối hợp với Sở Y tế Nghệ An nhanh chóng tiến hành điều tra, xác minh tại địa điểm tiêm chủng.

Hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá tai biến trong quá trình sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế cấp tỉnh, cấp Bộ đã họp và có nhận đây là một chùm phản ứng sau tiêm chủng vắc xin Quinvaxem và OPV.

Ngay sau khi Hội đồng Tư vấn chuyên môn đánh giá tai biến trong quá trình sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế cấp tỉnh, cấp Bộ họp và nhận định đây là chùm phản ứng sau tiêm chủng, Bộ Y tế đã đề nghị Tổ chức Y tế Thế giới phối hợp với Bộ Y tế và nhà sản xuất kiểm định lại tính an toàn của vắc xin.

Để đảm bảo an toàn tiêm chủng, Bộ Y tế chỉ đạo các địa phương cần chỉ đạo cán bộ tiêm chủng cần tư vấn đầy đủ cho gia đình/người được tiêm chủng, đặc biệt các trường hợp chống chỉ định và hướng dẫn theo dõi, xử trí các phản ứng sau tiêm chủng. Khuyến cáo các bà mẹ theo dõi trẻ sau tiêm chủng để phát hiện sớm các phản ứng sau tiêm và kịp thời thông báo cho cơ sở y tế để có biện pháp xử lý phù hợp.

Khi sử dụng vắc xin có thể xảy ra phản ứng do những nguyên nhân khác nhau. Việc xảy ra các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng nói trên là đáng tiếc. Tuy nhiên, việc tiêm chủng vắc xin phòng bệnh cho trẻ em là cần thiết để bảo vệ cho bản thân, gia đình và cộng đồng, chủ động phòng ngừa không để dịch bệnh xảy ra.

Theo Dân trí

honghanh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Trẻ bỗng dưng sốt - cần cho đi cấp cứu ngay khi có các dấu hiệu này

Trẻ bỗng dưng sốt - cần cho đi cấp cứu ngay khi có các dấu hiệu này

Y tế - 5 năm trước

GiadinhNet – Theo các bác sĩ, sốt ở trẻ em cũng giống nhiều triệu chứng khác như ho, chảy mũi, đau họng,... và mức độ sốt không tỷ lệ thuận với độ nặng của bệnh.

Cụ bà mang khối u hình thù quái dị ở sau gáy

Cụ bà mang khối u hình thù quái dị ở sau gáy

Y tế - 8 năm trước

Khối bướu sợi thần kinh mọc từ gáy dài xuống quá thắt lưng đã khiến người phụ nữ 61 tuổi ở Thanh Hóa không thể ngủ nằm.

Nam sinh Hải Phòng chết thảm khi dự tiệc nhạc bikini

Nam sinh Hải Phòng chết thảm khi dự tiệc nhạc bikini

Xã hội - 9 năm trước

GiadinhNet- Hâm mộ DJ biểu diễn, một nam sinh chạy lên chụp ảnh kỷ niệm đã bị điện ở khu vực sân khấu giật tử vong ngay tại chỗ.

Nguy cơ tử vong vì dùng dầu gió sai cách

Nguy cơ tử vong vì dùng dầu gió sai cách

Y tế - 10 năm trước

Dầu gió vốn được coi là “vật bất ly thân” đối với không ít người. Tuy nhiên, sử dụng dầu gió tùy tiện có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí gây tử vong.

Chăm sóc trẻ sốt đúng cách tại nhà

Chăm sóc trẻ sốt đúng cách tại nhà

Y tế - 10 năm trước

Cha mẹ có thể nhận ra trẻ đang bị sốt bằng cách sờ ở bụng hoặc nách của trẻ thấy nóng. Nhìn thấy môi và má trẻ đỏ hơn bình thường. Mắt trẻ không còn linh hoạt, cử chỉ lừ đừ, trẻ có thể bị lạnh run, tăng tiết mồ hôi...

Phát hiện và xử trí khi người thân bị đột quỵ

Phát hiện và xử trí khi người thân bị đột quỵ

Y tế - 10 năm trước

Để bệnh nhân nằm yên, đầu nâng cao 30 độ. Nếu bệnh nhân ói mửa, đặt đầu nghiêng sang một bên, dùng tay lấy các chất ói mửa từ mũi và miệng người bệnh.

Phòng bệnh viêm xoang, viêm mũi lúc giao mùa

Phòng bệnh viêm xoang, viêm mũi lúc giao mùa

Y tế - 10 năm trước

Vào cuối thu đầu đông, thời tiết thay đổi, ngày nắng, hanh khô, tối hôm trước trời còn nóng nực nhưng đến sáng hôm sau đã có thể trở lạnh. Sự thay đổi thời tiết thất thường là điều kiện làm gia tăng các bệnh về tai mũi họng, trong đó phải kể đến bệnh viêm mũi, viêm xoang.

Sau phẫu thuật ung thư đại tràng, ăn thế nào?

Sau phẫu thuật ung thư đại tràng, ăn thế nào?

Y tế - 10 năm trước

Chế độ ăn uống của người bệnh sau khi phẫu thuật ung thư đại tràng là cực kỳ quan trọng có tác dụng làm tăng nhanh hoặc làm chậm quá trình điều trị.

Phòng viêm mũi dị ứng lúc giao mùa

Phòng viêm mũi dị ứng lúc giao mùa

Y tế - 10 năm trước

Khi thời tiết thay đổi, bệnh viêm mũi dị ứng rất dễ tái phát hoặc xuất hiện. Những biểu hiện của viêm mũi dị ứng là sự thể hiện phản ứng của cơ thể khi có vật lạ xâm nhập vào.

Sơ cứu khi bị trầy xước giác mạc

Sơ cứu khi bị trầy xước giác mạc

Y tế - 10 năm trước

Giác mạc mỏng là phần dễ bị tổn thương nhất ở vùng mắt. Chỉ cần tiếp xúc với bụi, đất, cát thậm chí mép một tờ giấy có thể gây trầy xước hoặc rách giác mạc.

Top