Hà Nội: Trẻ dưới 5 tuổi mắc tay chân miệng gia tăng
GiadinhNet - Tại khoa Nhi, khoa Truyền nhiễm của các bệnh viện lớn ở Hà Nội, số trẻ mắc tay chân miệng đang gia tăng mạnh, đặc biệt là những bệnh nhi dưới 5 tuổi. Trong số này đã chắc chắn có 2 ca dương tính với virus EV71. Bệnh này có khả năng gây biến chứng nặng, thậm chí tử vong.

Dễ nhầm bệnh với chứng nhiệt miệng
Chị Thùy Anh (trú tại quận Đống Đa, Hà Nội) rất bất ngờ khi bác sĩ thông báo con trai 3 tuổi của chị bị bệnh tay chân miệng. Năm ngày trước, thấy con trai đi học về bị mệt, ăn ít hẳn, kêu đau miệng, chảy nước bọt liên tục, chị kiểm tra miệng của con thì phát hiện có nốt tròn như bị phỏng nước. Nghĩ con bị nhiệt miệng do nóng trong người, chị tích cực cho uống vitamin C, đun chè đỗ đen lấy nước cho con uống nhưng không đỡ.
Hai ngày sau, thấy tình hình không khả quan hơn, thậm chí bé khó ngủ, thỉnh thoảng giật mình bất thường, sốt liên tục không hạ, chị tức tốc đưa con đến Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn khám thì “té ngửa” khi bác sĩ thông báo, con trai chị bị tay chân miệng. “3 ngày điều trị cháu có đỡ nhưng con vẫn quấy khóc, cứ ăn vào là nôn trớ hết ra. Ngủ thì cứ 15 - 20 phút lại giật mình khóc. Bố mẹ vì thế cũng thức suốt theo con”, chị Thùy Anh nói.
BS Nguyễn Văn Thường - Trưởng khoa Nhi Tổng hợp (Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn), người trực tiếp điều trị cho con trai chị Thùy Anh chia sẻ, thời điểm này, bệnh nhi nhập viện vì tay chân miệng tăng mạnh nhất so với số bệnh nhân mắc bệnh lý khác. So với cùng kỳ mọi năm, bệnh nhân tay chân miệng năm nay cũng có xu hướng tăng mạnh hơn hẳn. Trung bình mỗi ngày, khoa tiếp nhận từ 3-5 ca mắc tay chân miệng. Số ca điều trị nội trú tại khoa khoảng hơn 10 cháu. Đáng chú ý, hầu hết bệnh nhi mắc tay chân miệng nhập viện từ đầu năm đến nay là trẻ em dưới 5 tuổi, trong đó gặp nhiều nhất là nhóm trẻ em 3 tuổi đang học mẫu giáo, mầm non.
BS Thường cho biết, mùa dịch của bệnh tay chân miệng rơi vào thời điểm từ tháng 3 đến tháng 5 hàng năm, nghĩa là thời điểm này mới ở giai đoạn đầu của mùa dịch song lượng bệnh nhi phải nhập viện đã tăng rất mạnh. BS Thường cũng cho biết, qua thăm khám, theo dõi, đa số bệnh nhi nhập viện do tay chân miệng khi bệnh diễn tiến ở giai đoạn độ 2A với các triệu chứng điển hình như: Sốt cao trên 39oC, sốt kéo dài trên 2 ngày, đã có loét miệng, xuất hiện nốt phồng ở tay, chân.
“Qua xét nghiệm, chẩn đoán ban đầu có khá nhiều ca dương tính với virus Enterovirus 71 (EV71) – chủng virus tay chân miệng gây biến chứng nặng. Rất may là đến thời điểm này tại bệnh viện chưa ghi nhận ca mắc tay chân miệng nào biến chứng nặng. Tất cả bệnh nhân đều được điều trị kịp thời”, BS Thường thông tin.
Tiêu hóa là đường lây truyền chính
Tương tự, tại Bệnh viện Đa khoa Đống Đa, ThS Phạm Bá Hiền - Phó Giám đốc bệnh viện cho biết, thời điểm này bệnh viện cũng tiếp nhận rải rác các ca bệnh nhập viện do tay chân miệng, hầu hết là bệnh nhi. Tại Khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Nhi Trung ương), 3 tháng qua đã điều trị cho 24 trường hợp mắc tay chân miệng.
Theo Sở Y tế Hà Nội, từ đầu năm đến nay, toàn thành phố đã có 176 ca mắc bệnh này rải rác tại 19 quận, huyện, thị xã. Tháng 1 có 52 ca, tháng 2 ghi nhận 47 ca, song số bệnh nhân trong tháng 3 tăng cao với 73 ca. Nhiều ca bệnh đi kèm với các chứng viêm phổi, tiêu chảy do virus Rota… khiến trẻ mệt mỏi kéo dài. Dù chưa có trường hợp tử vong nào nhưng đáng lưu ý là đã có 2 ca cho kết quả dương tính với virus EV71, có khả năng gây các hội chứng thần kinh não, màng não, hô hấp, tim mạch dẫn đến nguy cơ tử vong rất cao và rất nhanh.
BS Nguyễn Văn Thường cho biết, bệnh tay chân miệng là bệnh nhiễm virus cấp tính, lây truyền theo đường tiêu hóa. Trẻ nhỏ thường bị mắc tay chân miệng do cầm, ngậm đồ chơi, vật dụng. Bệnh nhân mắc bệnh này thường diễn biến khoảng 7-10 ngày sẽ tự khỏi. Với những bệnh nhân nhẹ có thể theo dõi điều trị tại nhà. Việc điều trị chủ yếu là giảm đau, ăn thức ăn lỏng dễ tiêu, hạn chế vận động, vệ sinh răng miệng.
Tuy nhiên, bệnh này cũng có thể diễn tiến rất nhanh, người bệnh có thể gặp phải 3 biến chứng nguy hiểm là viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong. Do vậy, quan trọng nhất là phải theo dõi chặt diễn tiến bệnh để có thể đưa bệnh nhân đi viện điều trị kịp thời nếu phát hiện triệu chứng của biến chứng. Nếu thấy bé giật mình chới với, sốt cao liên tục, đi đứng lảo đảo, ngồi không vững, run tay khi cầm vật dụng, yếu tay chân nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay.
Ngoài ra, đây là bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa nên biện pháp phòng bệnh hiệu quả là vệ sinh cá nhân và vệ sinh – khử khuẩn môi trường (sàn nhà, đồ đạc, vật dụng thường có tiếp xúc với bàn tay…). Trẻ bị bệnh phải được cách ly, cho nghỉ học để không lây nhiễm bệnh sang các bạn khác.
Cũng theo các bác sĩ, bệnh tay chân miệng khi mới khởi bệnh rất dễ nhầm với triệu chứng của một số bệnh khác như: Viêm da, thủy đậu, sốt xuất huyết, viêm đường tiêu hóa, sốt virus, viêm màng não… do đó không được phép chủ quan. Có thể phân biệt tay chân miệng với một số bệnh khác thông qua các biểu hiện, triệu chứng sau: Với bệnh tay chân miệng, các bóng nước (nốt ban) xuất hiện nhanh trên niêm mạc miệng và vỡ ra tạo thành những vết loét, trẻ rất đau khi ăn, tăng tiết nước bọt, bóng nước cũng xuất hiện tập trung ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Với bệnh viêm da mủ, các ban gây đau, đỏ, có mủ, không có sang thương trong niêm mạc miệng. Với bệnh thủy đậu, các ban nổi rải rác toàn thân, không tập trung đặc biệt ở một vùng nào…
Các bác sĩ truyền nhiễm cảnh báo, khi thấy trẻ sốt cao trên 39oC, giật mình liên tục lúc mới thiu thiu ngủ, run chân tay, chới với giơ tay lên, quấy khóc, bứt rứt, co giật thì người nhà cần đưa bé vào bệnh viện ngay. Một khi để trẻ tới mức tay chân lạnh, da nổi hoa thì tình hình đã rất nghiêm trọng. Khi vào bệnh viện, bé sẽ được các bác sĩ chỉ định tiến hành làm các xét nghiệm như: Công thức máu, đường máu, khí máu, X-quang phổi…
Thu Nguyên/Báo Gia đình & Xã hội

Đắk Lắk ghi nhận hàng chục ca nghi ngờ ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì
Y tế - 1 giờ trướcTrong 3 ngày, 18 đến 21/7, Trung tâm y tế M’Đrắk, xã M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk đã ghi nhận 64 trường hợp nhập viện với triệu chứng rối loạn tiêu hóa, nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Trong đó, phần lớn các bệnh nhân có liên quan đến việc ăn bánh mì tại một cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố.

Người đàn ông ngừng tuần hoàn trên bãi biển Nha Trang may mắn được cứu sống nhờ việc này
Y tế - 4 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông sau khi tắm biển lên bờ có biểu hiện khó thở, tím tái rồi bất tỉnh may mắn được cứu sống nhờ sơ cứu kịp thời.

Ra mắt ứng dụng trí tuệ nhân tạo hỗ trợ nhân viên y tế trong khám chữa bệnh
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, ứng dụng AI trong y tế thì 20 năm tới, chỉ bằng kết quả xét nghiệm, chiếu chụp, các bác sĩ sẽ có thể chẩn đoán chính xác hơn, nhanh hơn trong quá trình khám chữa bệnh.

Vụ lật tàu trên Vịnh Hạ Long: Sức khoẻ các nạn nhân giờ ra sao?
Y tế - 1 ngày trướcLiên quan đến vụ tàu du lịch bị lật trên Vịnh Hạ Long, hiện sức khỏe 10 người may mắn được cứu sống đang điểu trị tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh và Bệnh viện Bãi Cháy đã cơ bản ổn định.

Vietnam Medipharm Expo 2025 góp phần thúc đẩy phát triển y dược Việt Nam
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Triển lãm quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam - Vietnam Medipharm Expo 2025 sẽ diễn ra từ 31/7 đến 02/08/2025 với sự tham gia của hơn 400 doanh nghiệp đến từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, trưng bày các sản phẩm – dịch vụ chuyên ngành y dược tại 450 gian hàng.

Lời nói của nữ bác sĩ khiến bé gái đứng trên nóc nhà BV Bạch Mai từ bỏ ý định tự tử
Y tế - 3 ngày trướcSau khi nghe những lời động viên chân thành, ấm áp của bác sĩ Trà, bé gái bám chặt vào tay của bà rồi rời khỏi sân thượng tòa nhà Bệnh viện Bạch Mai.

Thông tin mới nhất về sức khỏe của 2 bệnh nhi trong vụ ô tô gây tai nạn liên hoàn ở Hà Nội
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Hiện tại, sức khỏe của 2 bệnh nhi vẫn đang được theo dõi và kiểm soát chặt chẽ với sự hỗ trợ thuốc vận mạch để duy trì tuần hoàn và thở máy hỗ trợ hô hấp.

Người đàn ông 62 tuổi không còn khả năng điều trị do thói quen nhiều người hay gặp khi bị chó cắn
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân đã bước sang giai đoạn toàn phát của bệnh dại – giai đoạn cực kỳ nguy hiểm, tiên lượng rất xấu và hầu như không còn khả năng điều trị khỏi.

Ngồi trong xe ô tô đang di chuyển, 2 bé ở Ninh Bình bất ngờ co giật, mất ý thức
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH - Sau khoảng 1 giờ di chuyển bằng ô tô, cả hai anh em đều có dấu hiệu bất thường nên lập tức được đưa đi cấp cứu.

Hà Nội 'kích hoạt' cao điểm chống dịch phục vụ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9
Y tế - 6 ngày trướcGĐXH - UBND TP Hà Nội mới ban hành Kế hoạch về phòng, chống dịch bệnh đợt cao điểm phục vụ các hoạt động kỷ niệm 80 Cách mạng tháng Tám thành công, Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 trên địa bàn.

Bé trai 6 tuổi ở Ninh Bình bị dập nhãn cầu, xuất huyết trong mắt sau khi chơi dây thun và bóng nảy
Y tếGĐXH - Bé V.M.Q (6 tuổi) đang chơi kéo bóng bằng dây thun cùng với em trai thì bóng bật ngược trở lại, va mạnh vào mắt trái từ khoảng cách 3 mét.