Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hạnh phúc giản dị của cặp đôi U70 bị dòng họ khai trừ vẫn quyết bảo vệ tình yêu

Thứ bảy, 11:00 06/09/2014 | Xã hội

GiadinhNet - Với nhu cầu sẻ chia tình cảm, ông Bên và bà Tâm (thôn Yên Tâm, xã Yên Đồng, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc) đến với nhau khi tuổi đã thất thập.

Hạnh phúc giản dị của cặp đôi U70 bị dòng họ khai trừ vẫn quyết bảo vệ tình yêu 1

Đôi vợ chồng già hạnh phúc bên nhau sau hành trình bảo vệ tình yêu gian nan.

Tuy nhiên tình yêu của họ lại gặp phải sự ngăn cản của chính những người thân trong gia đình. Tự nhận thấy nguyện vọng của mình là chính đáng, ông bà vẫn quyết đến với nhau. Hành trình bảo vệ hạnh phúc của họ tính đến nay đã trải qua không biết bao gian nan.

Tình yêu “tuổi xế chiều”

Men theo quốc lộ 2, tôi tìm đến thôn Yên Tâm vào một buổi trưa nắng gắt. Mái ấm của cặp đôi bị họ hàng ghẻ lạnh nằm yên bình trong một con ngõ nhỏ. Khi mới tiếp xúc với người lạ, ông bà rất ngại ngùng khi nhắc tới câu chuyện của mình. Tuy nhiên câu chuyện giữa chúng tôi dần được cởi mở bởi ông bà rất mong qua báo chí, mọi người sẽ có cái nhìn thoáng hơn với những tình yêu “tuổi xế chiều”. Bà Nguyễn Thị Thanh Tâm (SN 1948) từng làm công tác hành chính tại trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Đến năm 1984, bà chuyển về Phòng giáo dục huyện Yên Lạc, sau đó trở thành giáo viên trường Mầm non Liên Cơ. “Tập một” của bà là ông Lê Công Cần, một cựu chiến binh. Năm 2003, sau gần 38 năm phục vụ trong ngành giáo dục, bà Tâm về hưu cùng chồng nuôi dạy con cái, phụng dưỡng mẹ già. Hai ông bà chỉ có duy nhất một người con trai. Khi con “công thành danh toại”, xây dựng gia đình cũng là lúc ông Cần bệnh nặng qua đời. Một mình bà Tâm ở quê chăm sóc mẹ chồng mù lòa đã “tuổi cao sức yếu”. Gia đình thiếu bóng người đàn ông đã là một thiệt thòi, chỉ còn người phụ nữ già yếu săn sóc cho nhau lại càng muôn phần vất vả.

Người con trai duy nhất của bà Tâm sống ở TP. Vĩnh Yên (tỉnh Vĩnh Phúc). Bởi vậy những lúc “tối lửa tắt đèn”, bà chỉ có thể nhờ cậy vào họ hàng nội ngoại và bà con lối xóm. Hai thân già đơn độc giữa căn nhà hiu quạnh, bà không khỏi cảm thấy cô đơn, buồn tủi. Bà không thể bỏ lại nhà cửa về ở cùng con trai vì còn đó là bàn thờ gia tiên, là người mẹ chồng mù lòa, già lẫn. Sau bao năm như vậy, bà ngỏ ý muốn “đi bước nữa” với con. Đồng ý với nguyện vọng của mẹ, người con trai đã tạo điều kiện cho bà Tâm tiếp xúc với những người cùng cảnh ngộ với mình. Tuy nhiên điều kiện “ở rể” để cùng chăm sóc mẹ chồng và cơ ngơi gia đình trở thành lực cản lớn khiến suốt 2 năm, bà Tâm không thể tìm được người “tâm đầu ý hợp”. May mắn sau 2 năm dài chờ đợi, bà cũng tìm được người đồng ý với điều kiện của mình.

Đó là ông Lê Văn Bên (SN 1940), người cùng thôn. Hồi thanh niên, ông từng giữ chức Đội trưởng Đội sản xuất của Hợp tác xã. Tháng 12/1971, ông lên đường tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Năm 1984 vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông phục viên trở về quê hương làm kinh tế. Hành trang của ông khi đó không có gì ngoài danh dự 20 năm tuổi Đảng cùng những hồi ức nơi chiến trường khói lửa. Người vợ đầu của ông Bên mắc bệnh sa lá lách qua đời năm 1991. Kể từ đó, ông một mình nuôi đàn con khôn lớn, trưởng thành. Gần 20 năm trong cảnh “gà trống nuôi con” đến khi các con đã yên bề gia thất, ông mới tìm đến bà Tâm với nhu cầu san sẻ tình cảm lúc tuổi già.

Trải qua quá trình tìm hiểu kỹ lưỡng lại được sự đồng thuận của các con, ông bà quyết định đến với nhau. Nhưng oái oăm thay khi tìm hiểu kỹ, ông bà mới vỡ lẽ giữa hai người có “dây mơ rễ má”. Theo đó, bà Tâm là dâu của họ nhà ông Bên. Biết chuyện, họ mạc nhà ông Bên cực lực phản đối, con cháu ông bà cũng nảy sinh nhiều ý kiến trái chiều. Mọi người lúc ấy đều khuyên ông bà nên tìm đối tượng khác. Có lẽ, nhiều người rơi vào hoàn cảnh của ông Bên và bà Tâm đã dừng bước nhưng cặp đôi này vẫn kiên quyết không từ bỏ. “Về tình, tôi là dâu của họ nhà ông ấy nhưng hoàn toàn không có quan hệ máu mủ với nhau. Về lý, chúng tôi đều đã mất vợ, mất chồng từ lâu, có đủ điều kiện để tiến tới hôn nhân hợp pháp. Tìm được người “tâm đầu ý hợp” khi đã đến tuổi này không phải điều dễ dàng. Chính vì vậy, cả hai đều nghĩ rằng nếu buông tay chắc chắn sau này sẽ hối hận”, bà Tâm chia sẻ. Khi đã xác định tư tưởng, ông bà động viên nhau lên xã đăng kí kết hôn. Năm 2008, được sự cho phép của chính quyền địa phương, ông bà chính thức trở thành vợ chồng. Ông Bên cho biết: “Đến năm nay, tôi đã gần 50 năm tuổi Đảng, làm gì cũng trong khuôn khổ pháp luật, cũng phải giữ vững danh dự trong sạch của người Đảng viên. Tôi và bà ấy đến với nhau hoàn toàn tự nguyện, không vi phạm pháp luật hay đạo đức, vậy thì có gì sai?”.
 
Hạnh phúc giản dị của cặp đôi U70 bị dòng họ khai trừ vẫn quyết bảo vệ tình yêu 2

Giấy chứng nhận kết hôn của ông Bên và bà Tâm do chính quyền cấp.

Vượt qua nghịch cảnh

Khi kết hôn lần 2 vào năm 2008, ông Bên yêu quý và coi mẹ chồng bà Tâm như mẹ ruột. Ngày ngày, ông vẫn cõng cụ ra sân sưởi nắng, cắt tóc, tỉa móng tay cho cụ. Ông còn không ngại ngần làm công việc vệ sinh bởi cụ đã mù lòa, sức yếu, mọi sinh hoạt đều phải diễn ra trên gường. Cứ thế, ông bà làm trọn hiếu nghĩa của bậc làm con cho đến khi cụ qua đời.

Khi đến được với nhau, ông bà vẫn còn vô số thử thách phải đương đầu. Họ mạc nhà ông Bên quyết định khai trừ hai ông bà ra khỏi họ. Mọi việc trong dòng họ, từ ma chay, cưới hỏi cho đến những cuộc họp gia đình bàn công việc chung, ông bà đều không được phép tham gia. Chuyện của gia đình ông bà cũng thường xuyên bị xóm làng đem ra bàn tán, dị nghị. Khắc nghiệt hơn, khi mẹ chồng của bà Tâm qua đời, họ mạc quyết không cho bà đứng ra tổ chức lễ an táng. Họ chỉ định một người trong họ chứ không phải người con dâu hiếu thảo đã mấy chục năm lo từng bữa ăn giấc ngủ cho cụ. Bằng bao nhiêu nước mắt và quyết tâm, bà Tâm mới giành được quyền thực hiện nghĩa cử cuối cùng với mẹ chồng. “Có những người độc địa còn bàn nhau lột áo xô, khăn trắng của tôi, không cho tôi đứng bên linh cữu. May mắn là có sự can thiệp của bà con lối xóm, không thì không biết sự việc sẽ nghiêm trọng tới mức nào”, bà Tâm nhớ lại.

Ở những vùng quê coi trọng giá trị truyền thống, bị họ hàng “cô lập” là việc không phải dễ dàng vượt qua. Cuộc sống mệt mỏi, khó khăn là thế nhưng đôi vợ chồng già chưa từng một lần xích mích, lời qua tiếng lại. Trước sự “trừng phạt” của họ hàng bên chồng, bà vẫn thường động viên ông: “Mình không làm gì trái với pháp luật, trái với lương tâm nên cứ ngẩng cao đầu mà sống”. Cuộc hôn nhân “rổ rá cạp lại” của ông bà đến nay đã được 6 năm. Vượt qua bao sóng gió, họ càng săn sóc, trân trọng và cố gắng mang lại niềm vui cho nhau nhiều hơn. Ông bà quy ước: “Buồn ở đâu thì buồn nhưng không bao giờ mang nỗi buồn về qua cổng”. Với thái độ sống tích cực như vậy nên cuộc sống của ông bà chưa bao giờ rơi vào bế tắc. Bà Tâm tích cực sinh hoạt trong Câu lạc bộ Người cao tuổi của huyện, tham gia các hoạt động văn thể của địa phương. Ông Bên ngoài việc chăm lo nhà cửa gia đình còn kiêm thêm công việc chăm lo nghĩa trang liệt sĩ của xã.

Nhìn vào cuộc sống êm đềm, hạnh phúc của đôi vợ chồng già, bà con lối xóm đã dần hết bàn tán, dị nghị. Họ còn thầm ngưỡng mộ với tình yêu mãnh liệt của cặp đôi U70 bất chấp tất cả để đến với nhau. Cụ Lê Thị Thư (77 tuổi), hàng xóm và cũng là người cô họ của bà Tâm cho biết: “Ai cũng vậy, có người bên cạnh bầu bạn thì những năm tháng tuổi già sẽ trôi đi nhẹ nhàng hơn. Hai người họ đến với nhau không vi phạm luật pháp cũng không vi phạm đạo đức. Cá nhân tôi hoàn toàn ủng hộ. Tôi cũng cảm thấy rất may mắn và cảm ơn ông Bên vì đã bên cạnh săn sóc, động viên cháu tôi bất chấp bao sự ngăn cản, dị nghị”. Được biết, họ hàng nhà ông Tâm hiện đã bớt thái độ “cô lập” với ông bà. Một số gia đình đã trở lại “giao lưu” với ông bà qua các việc ma chay, cưới hỏi. Tuy nhiên những người có tiếng nói trong họ thì vẫn kiên quyết không chấp nhận. Bởi vậy mà mọi công việc của dòng tộc, ông bà vẫn chưa được phép tham gia. “Con cái lúc đầu cũng phản đối nhưng về sau thấy bố mẹ hạnh phúc, chúng cũng an lòng. Đó là niềm an ủi lớn nhất với chúng tôi. Còn chuyện họ hàng, tôi tin rằng theo thời gian họ cũng sẽ hiểu ra và chấp nhận. Bây giờ chúng tôi chỉ mong giữ được sức khỏe. Khỏe mạnh ở bên nhau thì không khó khăn nào chúng tôi không thể vượt qua”, bà Tâm tâm sự.     
 
Quang Khánh  
baocuoituan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thời tiết mát mẻ ở Bắc Bộ kéo dài được mấy ngày?

Thời tiết mát mẻ ở Bắc Bộ kéo dài được mấy ngày?

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Những cơn mưa xua tan nắng nóng ở Bắc Bộ dự kiến sẽ kéo dài trong nhiều ngày tới giúp thời tiết khu vực này trở nên mát mẻ hơn.

Ông Đỗ Anh Dũng kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt

Ông Đỗ Anh Dũng kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt

Pháp luật - 6 giờ trước

Bị tuyên mức án 8 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng vừa có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Người đàn ông ở TPHCM nghi tâm thần, đốt nhà rồi cố thủ bên trong

Người đàn ông ở TPHCM nghi tâm thần, đốt nhà rồi cố thủ bên trong

Đời sống - 6 giờ trước

Lực lượng chức năng xác định nguyên nhân vụ hỏa hoạn xảy ra tại nhà dân ở quận Bình Thạnh (TPHCM) do người đàn ông nghi tâm thần, tự đốt rồi cố thủ bên trong.

TPHCM: 15 học sinh tiểu học nhập viện cấp cứu, nhiều ca nôn ói sau ăn sushi

TPHCM: 15 học sinh tiểu học nhập viện cấp cứu, nhiều ca nôn ói sau ăn sushi

Giáo dục - 6 giờ trước

Trong số 15 học sinh tại 4 trường tiểu học trên địa bàn TPHCM phải nhập viện cấp cứu do nghi ngờ ngộ độc thực phẩm, có 10 trường hợp xuất hiện triệu chứng bất thường sau khi ăn sushi.

Trong 5 ngày nghĩ lễ 30/4, Hải Phòng xử phạt hơn 5 tỉ đồng vi phạm giao thông

Trong 5 ngày nghĩ lễ 30/4, Hải Phòng xử phạt hơn 5 tỉ đồng vi phạm giao thông

Pháp luật - 8 giờ trước

GĐXH - Trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4- 1/5, lực lượng chức năng của Hải Phòng đã xử lý 2.156 trường hợp vi phạm giao thông; trong đó 573 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.

Hết thời hạn tạm giữ giấy phép lái xe, người vi phạm không đến nhận có bị xử lý?

Hết thời hạn tạm giữ giấy phép lái xe, người vi phạm không đến nhận có bị xử lý?

Đời sống - 8 giờ trước

GĐXH - Theo quy định, thời hạn tạm giữ giấy phép lái xe không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Vậy, hết thời hạn tạm giữ giấy phép lái xe, người vi phạm không đến nhận có bị xử lý?

Cuộc trùng phùng đẫm nước mắt của 2 cha con sau 43 năm thất lạc

Cuộc trùng phùng đẫm nước mắt của 2 cha con sau 43 năm thất lạc

Xã hội - 8 giờ trước

GĐXH - Đằng đẵng hơn 40 năm thất lạc con là những hành trình dài đi tìm trong vô vọng. Ông Dụ cho rằng may mắn lớn nhất của bản thân là tìm lại được con trước khi "đi gặp tổ tiên". Những cái ôm chặt, những giọt nước mắt của niềm hạnh phúc vô bờ.

Ba người lái máy gặt lúa bất ngờ bị hành hung

Ba người lái máy gặt lúa bất ngờ bị hành hung

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Sau khi nhận được thông tin 3 người lái máy gặt lúa bị hành hung, cơ quan chức năng ở Quảng Trị đang vào cuộc xác minh, làm rõ.

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Năm ngày 2/5/2024

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Năm ngày 2/5/2024

Xã hội - 10 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Năm ngày 2/5/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

P&G Việt Nam tiếp tục triển khai hợp tác chiến lược cùng Saigon Co.op mang nước uống sạch đến cộng đồng

P&G Việt Nam tiếp tục triển khai hợp tác chiến lược cùng Saigon Co.op mang nước uống sạch đến cộng đồng

Xã hội - 11 giờ trước

Công ty Procter & Gamble (P&G) Việt Nam tiếp tục cùng với Liên hiệp hợp tác xã thương mại TP.HCM (Saigon Co.op) triển khai dự án hợp tác chiến lược "Nước Uống Sạch cho Trẻ Em" năm 2024. Chương trình nhằm mang nước uống sạch đến với cộng đồng, giúp lan tỏa rộng rãi thông điệp ý nghĩa của Chương trình và kêu gọi sự tham gia đóng góp của cộng đồng.

Người dân được hưởng lợi lớn nhờ quy định này trong Luật Đất đai 2024

Người dân được hưởng lợi lớn nhờ quy định này trong Luật Đất đai 2024

Pháp luật

GĐXH - Theo Luật Đất đai 2024, việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và việc bố trí tái định cư phải được hoàn thành trước khi có quyết định thu hồi đất. Quy định này giúp người dân có đất bị thu hồi sớm "an cư, lạc nghiệp" để tiếp tục phát triển kinh tế.

Top