Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hành trình xây hạnh phúc cảm động của người thợ lặn mù được hoa khôi làng thương thầm nhớ trộm

Thứ bảy, 07:00 20/12/2014 | Xã hội

GiadinhNet - Mắt mù, gia cảnh lại nghèo khó, ông Hơl từng nghĩ rằng mình sẽ phải chịu kiếp cô đơn đến hết đời. Nhưng với sự siêng năng cần mẫn và nghị lực vượt qua nghịch cảnh, ông đã trở thành người thợ lặn chuyên nghiệp được nhiều người nể phục. Cũng nhờ vậy, ông chiếm được trọn trái tim của thiếu nữ được mệnh danh là hoa khôi làng ngày đó.

 

Ngôi nhà ấm áp tình cảm của vợ chồng ông Hơl.

 

Không tin mình được... yêu

Bà Lê Thị Tuyết (Chủ tịch Hội phụ nữ ấp Đại Bái, xã Lạc Hòa) nói về gia đình ông Hơl với vẻ ngưỡng mộ: “Tình yêu của họ đã chứng minh cho tất cả mọi người thấy, dù lấy người khiếm khuyết thì cũng có hạnh phúc như người bình thường, chỉ cần hai người biết cố gắng vươn lên. Các con họ đã khôn lớn, có công ăn việc làm ổn định như hôm nay cũng là nhờ vào sự cố gắng, nghị lực vươn lên phi thường của ông Hơl”. Ông Trần Văn Thêm (Trưởng ấp Đại Bái, xã Lạc Hòa) thì cho biết: “Gia đình ông Hơl thuộc diện nghèo nhất trong địa phương, lại đông con khiến cuộc sống càng thêm khó khăn. Ngoài việc chia sẻ về mặt tinh thần, chúng tôi đang xem xét giúp họ làm bảo hiểm hộ nghèo để có điều kiện đi thăm khám, chữa bệnh”. 

Huyện Vĩnh Châu (Sóc Trăng), vùng chuyên trồng cải đường và hành tím nổi tiếng miền Tây này lại là nơi xuất hiện nhiều người mù nhất Nam Bộ. Trong số ấy có ấp Đại Bái A (xã Lạc Hòa) là nhiều người mù nhất, đến nỗi nơi đây còn được gọi là “vương quốc bóng đêm”. Những người mù ở đây mỗi người mỗi cảnh, có người mù do bệnh tật, có người mù mà không rõ nguyên nhân. Nhưng chính trong bóng đêm ấy đã diễn ra một câu chuyện “vươn ra ánh sáng” vô cùng cảm động. Đó là chuyện tình yêu của ông Thạch Hơl (SN 1954) và bà Lý Thị Sập Hỷ (SN 1955). Tình yêu của đôi vợ chồng đồng bào Khơme này được người dân địa phương ví như trang cổ tích thời hiện đại.

Tại xã Lạc Hòa, chúng tôi hỏi về ông Thạch Hơl thì ai cũng biết. Họ hết lời khen ngợi, cảm phục trước nghị lực phi thường của người đàn ông mù. Vượt qua con đường đất đầy bùn lầy, chúng tôi đến ngôi nhà ọp ẹp lợp bằng lá dừa, đó chính là tổ ấm mà bao năm nay vợ chồng ông Thạch Hơl sinh sống. Ngồi kể lại những câu chuyện về đời mình không ít lần, ông Hơl đưa tay gạt những giọt lệ lăn trên đôi gò má chai sạn. Ông kể: “Gia đình tôi vốn nghèo, lại không có ruộng đất nên bao thế hệ đều dựa vào biển để mưu sinh. Năm 1959, không biết từ đâu căn bệnh đậu mùa ập lên hầu hết các gia đình nơi đây và gia đình tôi cũng không ngoại lệ. Cũng vì căn bệnh quái ác, cộng thêm việc gia đình nghèo khó không có tiền chữa trị kịp thời nên tôi đã bị nó cướp đi đôi mắt”.

Tiếp dòng tâm sự về cuộc đời mình, ông Hơl cho biết: “Với nhiều người, khi vấp phải nghịch cảnh như thế này đều nghĩ tới chuyện không hay, tôi thì lại luôn tự nhủ bản thân phải sống thật tốt, luôn phải cố gắng nhiều hơn so với mọi người. Lúc đầu khi không còn nhìn thấy, mọi việc đều phải nhờ tới mẹ hết. Nhưng sau đó, tôi đã tập sống chung với bóng tối và có thể tự làm được mọi thứ. Sau khi tôi bị mù được vài năm thì đứa em trai kế cũng mắc căn bệnh tương tự. Lúc này, gia đình vốn đã phải chật vật mưu sinh từng ngày lại càng thêm khó khăn trăm bề. Nghĩ mình là con lớn cần phải có trách nhiệm với gia đình, tôi đã tự mình đi kiếm việc, mong giúp cho cha mẹ phần nào”. Quyết đi tìm việc làm để tự mưu sinh và mong đỡ đần được cho cha mẹ phần nào nhưng vì không có đôi mắt nên không ai muốn thuê ông làm. Dù ông chấp nhận chỉ lấy một nửa lương, người ta cũng lắc đầu. Nhưng không vì thế mà ông đầu hàng số phận. Bằng quyết tâm của bản thân, ông đã lặn lội ra biển kiếm từng con cua, con ốc, bán lấy tiền phụ giúp gia đình. “Những ngày đầu không quen cũng chật vật lắm, có ngày thì kiếm đủ ăn, nhưng cũng không ít ngày đi lặn cả ngày trời mà không được gì”, ông Hơl chia sẻ.

Trở thành “rái cá”, ông Hơl cũng chỉ có một mong ước nhỏ nhoi là có thể tự nuôi sống bản thân và giúp được cho cha mẹ phần nào. Ông đã tự xác định rằng cả cuộc đời này sẽ phải sống trong cô đơn vì chẳng người phụ nữ nào muốn gắn bó với một kẻ mù cả. Nhưng điều kỳ diệu đã tới, chính cái nghề mưu sinh vất vả đã giúp ông gặp được người bạn đời hiện tại. Trong một lần đem ốc đi đổi đồ ăn, ông Hơl gặp bà Lý Thị Sập Hỷ (SN 1955). Từ lần trò chuyện đầu tiên, ông đã thầm thương trộm nhớ bà. Còn bà Hỷ khi đó, thấy thương chàng trai trẻ, hết lòng yêu thương mẹ già đau ốm, em trai mù lòa nên cũng hết sức giúp đỡ. Bà cũng không ngờ, tình thương ấy cứ ngày một lớn dần và trở thành tình yêu lúc nào cũng không hay.

Tình yêu của họ ban đầu cũng vấp phải không ít cách trở, bởi khi đó bà Hỷ là một thiếu nữ xinh đẹp, có nhiều chàng trai giàu có theo đuổi. Còn gia đình ông Hơl thuộc dạng nghèo nhất ấp, đã vậy còn bị tật nguyền. Thế nhưng vì tình yêu, họ đã vượt qua mọi định kiến, ngăn cản của gia đình để đến với nhau. “Lúc mới gặp bà ấy, tuy không thấy hình hài nhưng tôi cảm thấy rất gần gũi. Sau nhiều lần gặp và nói chuyện cùng nhau, tôi biết thực sự mình đã yêu. Nhưng làm sao dám nói ra khi gia đình tôi thì nghèo, bản thân thì chẳng khác gì kẻ bỏ đi. Thế nhưng, trái tim tôi mách bảo rằng, dù có bị từ chối thì cũng nên nói ra cho cô ấy hiểu. Nào ngờ khi tôi vừa cất lời yêu đã được chấp nhận ngay. Lúc đó, tôi cứ ngỡ mình nghe lầm, còn hỏi đi hỏi lại hai, ba lần nữa. Cảm giác hạnh phúc ấy, tới giờ vẫn còn nguyên trong tim tôi”, ông Hơl nói trong niềm vui rạng rỡ.

 

Bà Hỷ xúc động kể về sự vất vả của chồng.

 

Niềm vui trong gian khó

Ngồi cạnh bên chồng, bà Hỷ cũng tỏ ra rất vui vẻ khi chia sẻ về mối tình đầy sóng gió của mình. Khi quyết định đến với ông Hơl, bà đã phải trải qua quá trình đấu tranh tư tưởng kịch liệt bởi sự bàn tán của mọi người, nhất là sự phản đối của gia đình. “Cha mẹ là người phản đối gay gắt nhất. Họ nói rằng nếu tôi theo ông Hơl thì họ sẽ từ mặt. Lúc đầu, tôi cũng bị áp lực đó làm lung lay. Nhưng sau nhiều đêm suy nghĩ, tôi biết mình cần phải thuyết phục họ chấp nhận tình cảm này”, bà Hỷ nhớ lại. Và cuối cùng, bằng những nỗ lực phi thường, bà Hỷ đã thuyết phục được cha mẹ chấp nhận chàng rể mù. Ngay sau ngày về chung sống cùng nhau, vợ chồng ông Hơl đã phải đối mặt với vô vàn khó khăn, đặc biệt là chuyện cơm, áo, gạo, tiền. “Các con ra đời khiến gánh nặng cứ ngày càng đè nặng hơn lên đôi vai của ông ấy. Lúc mới cưới, vợ chồng chỉ làm buổi sáng là cũng đủ ăn, đủ lo cho mẹ già và đứa em mù lòa. Nhưng khi có con, bao nhiêu thứ phát sinh. Vậy là thời gian ngụp lặn dưới biển của ông ấy dài hơn. Có những ngày, ông ấy ngâm mình dưới làn nước lạnh buốt tới 14, 15 giờ, vì không vậy thì các con chắc chắn sẽ đói. Nhìn chồng vất vả, tôi thương lắm nhưng cũng không biết phải giúp ông ấy sao nữa”, bà Hỷ chia sẻ.

Vất vả, khổ cực là vậy nhưng điều đáng ngưỡng mộ là ông Hơl chưa một lần than trách cuộc đời. Ông còn lạc quan cho biết, những tháng ngày gian nan đã cho ông không ít niềm vui. “Mình là trụ cột gia đình nên việc gánh trách nhiệm mưu sinh là điều đương nhiên. Làm được điều đó khiến tôi rất vui và hài lòng. Tôi nghĩ chỉ cần có quyết tâm là việc gì cũng có thể làm được. Cũng chính vì sự quyết tâm này mà gia đình tôi cũng không phải quá khốn đốn, không ai phải chịu đói bữa nào. Nhiều lúc cũng mệt mỏi nhưng thấy các con lớn khôn, ngoan ngoãn, tôi cũng mãn nguyện”. Việc đi biển nhiều hiểm nguy, bản thân lại không thấy gì phía trước nhưng ông Hơl cũng chưa một lần nản lòng. Ông kể: “Do mắt mũi không nhìn thấy gì, tôi thường xuyên đụng phải rắn biển và chuyện bị cắn là đương nhiên. Mỗi lần như vậy, tôi chỉ biết cố gắng bò lên bờ kêu người cứu giúp và thầm mong mình có thể qua khỏi. Ngoài rắn thì bão biển cũng rất nguy hiểm, có lần tôi bị sóng đánh đập vào bờ đá, may mà có người phát hiện không thì không biết chuyện gì đã xảy ra”.

Bằng nghị lực phi thường, một tay ông Hơl đã kiếm đủ cho gia đình 10 miệng ăn ngày hai bữa cơm. Con cua, con ốc mà ông bắt được cũng giúp các con ông khôn lớn, trưởng thành như ngày hôm nay. “Giờ các con đã khôn lớn, tuy không được học hành đàng hoàng nhưng đứa nào cũng có công việc ổn định. Nhưng vì thường xuyên phải làm việc quá sức, chồng tôi đang ngày càng yếu đi. Vậy mà ông ấy lúc nào cũng nói muốn ra biển lặn kiếm tiền giúp gia đình”, bà Hỷ nói về người bạn đời mà đôi mắt ngấn lệ.    

Hồng Châu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Nguyên 'đưa chính quyền 2 cấp vào hoạt động ngay'

Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Nguyên 'đưa chính quyền 2 cấp vào hoạt động ngay'

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Sáng ngày 1/7, HĐND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức kỳ họp thứ Nhất HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền theo quy định. Đây là kỳ họp đầu tiên của HĐND tỉnh Thái Nguyên mới sau khi thực hiện chủ trương hợp nhất hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn theo Nghị quyết của Quốc hội.

Người lao động lại sắp được nghỉ dài 4 ngày?

Người lao động lại sắp được nghỉ dài 4 ngày?

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Theo Thông báo 6150/TB-BLĐTBXH, dịp lễ Quốc khánh 2/9 năm 2025, người lao động sẽ được nghỉ 4 ngày.

Người dân Hà Nội làm thủ tục thuận tiện trong ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp

Người dân Hà Nội làm thủ tục thuận tiện trong ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Từ sáng sớm, nhiều người dân ở Hà Nội đã có mặt tại các trụ sở hành chính mới để làm các thủ tục liên quan đến cư trú, chứng thực, giấy tờ đất đai, xác nhận nơi cư trú, đăng ký xe.

Bắt cặp vợ chồng cầm đầu đường dây sản xuất 70.000 chai dầu gió giả ở TP.HCM

Bắt cặp vợ chồng cầm đầu đường dây sản xuất 70.000 chai dầu gió giả ở TP.HCM

Pháp luật - 3 giờ trước

Cặp vợ chồng chỉ đạo nhân viên sản xuất các sản phẩm giả thương hiệu nước ngoài như: dầu gió con Ó, kem dưỡng ẩm Thái Lan, dầu ông già Thái Lan, dầu lăn Hàn Quốc...

Nhiều chính sách mới, thiết thực có hiệu lực từ 1/7/2025

Nhiều chính sách mới, thiết thực có hiệu lực từ 1/7/2025

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Thêm nhiều trường hợp phải đóng BHXH, bỏ 8 tội danh có khung hình phạt tử hình, mở rộng đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng… là những chính sách mới sẽ có hiệu lực từ đầu tháng 7/2025.

Các xã, phường mới ở Hà Nội vận hành ra sao trong ngày đầu tiên hoạt động theo mô hình chính quyền 2 cấp?

Các xã, phường mới ở Hà Nội vận hành ra sao trong ngày đầu tiên hoạt động theo mô hình chính quyền 2 cấp?

Thời sự - 5 giờ trước

GĐXH - Ngày 1/7, các xã, phường ở TP Hà Nội chính thức hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Từ sáng sớm, nhiều người dân đã có mặt tại các trụ sở hành chính mới để làm các thủ tục liên quan đến cư trú, chứng thực, giấy tờ đất đai...

Ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp ở Ninh Bình diễn ra như thế nào?

Ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp ở Ninh Bình diễn ra như thế nào?

Thời sự - 6 giờ trước

GĐXH - Từ 6h, các chuyến xe của tỉnh Ninh Bình đã có mặt tại điểm xuất phát chở cán bộ đi làm. Các xã, phường, trung tâm hành chính công tỉnh Ninh Bình đều đã sẵn sàng phục vụ người dân.

Không khí ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp ở tỉnh Thái Nguyên

Không khí ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp ở tỉnh Thái Nguyên

Thời sự - 6 giờ trước

GĐXH - Ngay từ sáng ngày 1/7, các đơn vị hành chính cấp xã, phường mới của tỉnh Thái Nguyên không khí làm việc diễn ra nghiêm túc, nề nếp.

Ngày sinh Âm lịch của người được Thần Tài bao bọc

Ngày sinh Âm lịch của người được Thần Tài bao bọc

Đời sống - 8 giờ trước

GĐXH - Trong số những ngày Âm lịch, ai sinh vào những ngày dưới đây được xem là có số may mắn.

Ngày đầu cả nước vận hành chính quyền 2 cấp

Ngày đầu cả nước vận hành chính quyền 2 cấp

Thời sự - 8 giờ trước

GĐXH - Từ hôm nay (1/7/2025), bộ máy chính quyền địa phương cả nước chính thức bước sang giai đoạn mới - chính quyền địa phương 2 cấp.

Top