Hà Nội
23°C / 22-25°C

8 điều cha mẹ cần biết về tinh hoàn ẩn ở trẻ

Thứ hai, 09:24 20/05/2024 | Dân số và phát triển

Tinh hoàn ẩn là bệnh lý bẩm sinh gặp ở bé trai với tỷ lệ 3-4% khi sinh, tỷ lệ này cao hơn ở trẻ sinh thiếu cân, đẻ non, sinh đôi...

1. Tinh hoàn ẩn là gì?

Trước khi sinh, tinh hoàn của bé trai phát triển bên trong bụng. Gần đến ngày sinh, các cơ quan này di chuyển qua một ống ở háng. Khi mọi việc diễn ra bình thường, tinh hoàn sẽ rơi vào vị trí trong bìu, túi da bên dưới dương vật. Ở một số bé trai, đặc biệt là những bé sinh non, một hoặc cả hai tinh hoàn không xuống được bìu trước khi sinh được gọi là tinh hoàn ẩn.

Biểu hiện của bệnh là trẻ khi sinh ra không thấy đủ 2 tinh hoàn trong bìu mà tinh hoàn có thể nằm trên đường di chuyển của tinh hoàn như trong ổ bụng hoặc trong ống bẹn.

PGS.TS. Nguyễn Đức Chính, Bệnh viện Việt Đức cho biết: Ẩn tinh hoàn (Cryptorchidism) là tình trạng tinh hoàn không xuống bìu mà nằm ở trên vùng bẹn hoặc trong ổ bụng, là bất thường bẩm sinh phổ biến ở trẻ trai.

Đối với những em bé sinh ra với tình trạng này, tinh hoàn đôi khi tự tụt xuống - thường là khi trẻ được 6 tháng tuổi. Trong những trường hợp khác, cần phải điều trị hoặc phẫu thuật.

2. Tinh hoàn ẩn có phổ biến ở trẻ em không?

8 điều cha mẹ cần biết về tinh hoàn ẩn ở trẻ- Ảnh 1.

Tinh hoàn ẩn thường gặp ở trẻ sinh non (lên tới 33%), và gặp cả ở trẻ đủ tháng (khoảng 3%). Ảnh minh họa.

Tinh hoàn ẩn là dị tật sinh dục phổ biến nhất được phát hiện khi sinh. Khoảng 1-3% bé trai đủ tháng mắc bệnh này khi mới sinh. Nhưng tỷ lệ này cao hơn nhiều ở những bé trai sinh non. Khoảng 30% bé trai có cân nặng khi sinh thấp (dưới 2,2kg) được sinh ra với tinh hoàn ẩn.

3. Nguyên nhân gây ra tinh hoàn ẩn

Hiện chưa có khẳng định chắc chắn về nguyên nhân gây ra tinh hoàn ẩn. Sinh non đóng một vai trò nhưng tình trạng này cũng có thể do di truyền. Có 7,5% khả năng anh/em trai của bé trai có tinh hoàn ẩn sẽ mắc tình trạng tương tự. Tỷ lệ này tăng lên 25% nếu anh trai là anh em sinh đôi giống hệt nhau.

Theo PGS.TS. Nguyễn Đức Chính, nguyên nhân gây ra tình trạng tinh hoàn ẩn vẫn chưa được biết rõ. Đó có thể là do sự kết hợp của di truyền học, sức khỏe của thai phụ hoặc những yếu tố môi trường khác có khả năng phá vỡ những kích thích tố, thay đổi vật lý và hoạt động thần kinh, ảnh hưởng tới sự phát triển và di chuyển của tinh hoàn.

4. Triệu chứng của tinh hoàn ẩn

Thông thường, các bé trai có tinh hoàn ẩn không có triệu chứng đau hoặc khó chịu. Bìu có thể trông nhỏ và kém phát triển. Nếu chỉ có một tinh hoàn ẩn, bìu có thể trông không đối xứng (đầy một bên, trống ở bên kia). Cũng có thể nhận thấy tinh hoàn đôi khi ở trong bìu và đôi khi không có (ví dụ khi bé bị lạnh hoặc bị kích thích). Đây là một tình trạng được gọi là tinh hoàn co rút.

Về thuật ngữ cần phân biệt tinh hoàn ẩn (Cryptorchidism) và tinh hoàn lạc chỗ (Ectopic testis). Cả hai trạng thái đều không sờ thấy tinh hoàn trong bìu (vị trí bình thường) nhưng tinh hoàn ẩn là tinh hoàn ở vị trí mà thông thường nó sẽ đi xuống dưới bìu. Trường hợp này có thể phát hiện được tinh hoàn trong ổ bụng, ống bẹn, gốc bìu.

Trường hợp tinh hoàn lạc chỗ thì không những không nằm trong bìu, mà cũng không ở các vị trí mà tinh hoàn trong quá trình phát triển bào thai cũng như những tháng đầu sau sinh sẽ đi xuống như trên mu, hạ vị, cơ đùi, trước bìu, sau bìu tầng sinh môn, thậm chí nằm ngay dưới da của dương vật.

5. Phân biệt các loại tinh hoàn ẩn

Trong số các bé trai có tinh hoàn ẩn, có một số dạng bệnh khác nhau:

  • Bẩm sinh: Tinh hoàn không bao giờ xuống bìu. Điều này được chẩn đoán khi sinh.
  • Mắc phải: Khi tinh hoàn nằm trong bìu lúc mới sinh nhưng sau đó tinh hoàn có vị trí bất thường.
  • Tinh hoàn biến mất: Khi tinh hoàn hoàn toàn không có ở bìu hay bụng, nó được gọi là tinh hoàn biến mất. Việc chỉ có một tinh hoàn thường không gây ra các vấn đề về nội tiết tố hoặc khả năng sinh sản.
  • Tinh hoàn co rút: Với tình trạng này, tinh hoàn thực sự nằm ở bìu nhưng lại trượt lên vị trí bất thường (chẳng hạn như háng). Điều này thường được gây ra bởi một phản xạ cơ. Ví dụ, nhiệt độ lạnh có thể thúc đẩy phản xạ bình thường này và khiến tinh hoàn tạm thời biến mất. Tinh hoàn co rút thường không cần điều trị bằng phẫu thuật.

6. Tinh hoàn ẩn được chẩn đoán như thế nào?

Tinh hoàn ẩn được chẩn đoán thông qua khám thực thể. Mỗi lần khám sức khỏe cho trẻ, bác sĩ sẽ khám bộ phận sinh dục để kiểm tra vị trí của tinh hoàn.

Bằng cách nhìn (hoặc sờ) nếu không thấy tinh hoàn nằm trong bìu hoặc bẹn của trẻ. Nếu tinh hoàn nằm vị trí trong sâu, ổ bụng thì không thể sờ thấy. Khoảng 80% tinh hoàn ẩn có thể sờ thấy được, không thể cảm nhận được tinh hoàn khi sờ, tinh hoàn có khả năng nằm tại các vị trí khác.

Những trường hợp không sờ thấy, bác sĩ sẽ siêu âm hoặc chụp Xquang ổ bụng (cộng hưởng từ) xác định vị trí tinh hoàn ẩn sâu: lỗ bẹn sâu, ổ bụng... Đây là những phương pháp thăm dò từ thấp tới cao để xác định vị trí chính xác của tinh hoàn ẩn. Ngoài ra, các phương pháp này còn giúp bác sĩ phát hiện sự bất thường khác của tinh hoàn như vôi hóa nhu mô tinh hoàn, u tinh hoàn...

7. Điều trị tinh hoàn ẩn

8 điều cha mẹ cần biết về tinh hoàn ẩn ở trẻ- Ảnh 2.

Một ca phẫu thuật hạ tinh hoàn ẩn.

Nếu tinh hoàn của trẻ không tự đi xuống bìu khi được 6 tháng tuổi, trẻ có thể sẽ cần được điều trị. Trường hợp tinh hoàn ẩn rơi vào đúng vị trí sau 6 tháng tuổi là tương đối hiếm. Vì vậy, việc chờ đợi thường không có giá trị gì.

Trước đây, tinh hoàn ẩn được điều trị bằng cách tiêm hormone; tuy nhiên, điều này không còn được khuyến khích nữa. Thay vào đó, phương pháp điều trị hiện nay bao gồm phẫu thuật để di chuyển tinh hoàn vào bìu.

Thủ thuật này cần được thực hiện theo các giai đoạn tùy thuộc vào vị trí của tinh hoàn. Đối với từng loại tinh hoàn ẩn và từng bệnh nhân, các bác sĩ sẽ lựa chọn phẫu thuật thích hợp.

Mục tiêu của phẫu thuật này bao gồm:

  • Di chuyển tinh hoàn vào vị trí tự nhiên trong bìu.
  • Giảm nguy cơ tiềm ẩn các vấn đề về hormone và khả năng sinh sản.
  • Giảm nguy cơ ung thư tinh hoàn, nguy cơ này sẽ tăng nhẹ nếu tinh hoàn không được hạ xuống.
  • Các biến chứng của phẫu thuật tinh hoàn ẩn rất hiếm. Đây là phương pháp điều trị tinh hoàn ẩn phổ biến và hiệu quả nhất với tỷ lệ thành công cao đến 90%.

8. Khi nào nên phẫu thuật để điều chỉnh tinh hoàn ẩn?

Vì khả năng tinh hoàn tự về vị trí rất ít sau 6 tháng tuổi nên trẻ cần được can thiệp điều trị sớm để đưa tinh hoàn xuống bìu. Việc chờ đợi quá 2-3 năm có thể cản trở khả năng phát triển và hoạt động bình thường của tinh hoàn. Tốt nhất thực hiện phẫu thuật khi trẻ được từ 6 - 12 tháng tuổi, trước tuổi trẻ đi học.

Nguy cơ tiềm ẩn đối với trẻ khi lớn từ bệnh tinh hoàn ẩn là ung thư. Rủi ro sẽ giảm hoặc loại trừ nếu phẫu thuật chuyển tinh hoàn được thực hiện trước 10 tuổi. Lý tưởng nhất là nên thực hiện phẫu thuật tinh hoàn ẩn trong vòng 18 tháng đầu đời.

Nhận biết tinh hoàn ẩn không khó, cha mẹ cần quan tâm lưu ý đến trẻ ngay sau khi sinh và thường xuyên để phát hiện những bất thường. Khi thấy bé trai sau sinh không có đủ 2 tinh hoàn trong bìu, bố mẹ cần cho trẻ đến khám tại cơ sở y tế có chuyên môn để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phụ nữ có cần bổ sung sắt trong kỳ kinh nguyệt không?

Phụ nữ có cần bổ sung sắt trong kỳ kinh nguyệt không?

Dân số và phát triển - 22 giờ trước

Mệt mỏi, yếu ớt… là triệu chứng bình thường khi đến kỳ kinh nguyệt nhưng cũng có thể là dấu hiệu của tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Vậy kinh nguyệt có gây thiếu máu và có cần bổ sung sắt không?

Thuốc nào điều trị mãn kinh sớm?

Thuốc nào điều trị mãn kinh sớm?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Mãn kinh sớm có thể được kích hoạt bởi nhiều yếu tố, bao gồm khuynh hướng di truyền, lựa chọn lối sống và các tình trạng sức khỏe tiềm ẩn… đòi hỏi phải được chăm sóc y tế và can thiệp kịp thời.

Hệ thống sinh sản nam hoạt động như thế nào?

Hệ thống sinh sản nam hoạt động như thế nào?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Hệ thống sinh sản nam bao gồm một nhóm các cơ quan tạo nên hệ thống sinh sản và hệ tiết niệu ở nam giới. Tìm hiểu xem các cơ quan này hoạt động như thế nào.

Dấu hiệu sảy thai muộn mẹ bầu cần lưu ý

Dấu hiệu sảy thai muộn mẹ bầu cần lưu ý

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Khoảng 20% tổng số ca mang thai bị sảy thai và một số ít trường hợp sảy thai xảy ra trong ba tháng giữa của thai kỳ.

Cô gái 20 tuổi nguy kịch sau khi phá thai bằng thuốc theo 'bác sĩ google'

Cô gái 20 tuổi nguy kịch sau khi phá thai bằng thuốc theo 'bác sĩ google'

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Cô gái 20 tuổi mang thai 20 tuần suýt chết sau khi sử dụng 12 viên thuốc phá thai mua qua mạng.

Mẹ bầu ăn nhiều trứng có giúp con đẻ ra da trắng?

Mẹ bầu ăn nhiều trứng có giúp con đẻ ra da trắng?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nhiều mẹ vì muốn con có làn da trắng nên ăn rất nhiều trứng trong thai kỳ, vậy ăn trứng có giúp trẻ sinh ra trắng hồng không?

3 bước giảm nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ mãn kinh

3 bước giảm nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ mãn kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Bước vào thời kỳ mãn kinh, người phụ nữ thường phải đối mặt với những rối loạn về nội tiết và tâm sinh lý. Sự rối loạn nội tiết tố sẽ kéo theo nhiều vấn đề sức khỏe khác. Một trong những nguy cơ đó là ung thư vú.

Cô gái 20 tuổi suýt mất mạng vì phá thai theo 'bác sĩ Google', cảnh báo nhiều hệ lụy khôn lường từ việc làm tai hại này

Cô gái 20 tuổi suýt mất mạng vì phá thai theo 'bác sĩ Google', cảnh báo nhiều hệ lụy khôn lường từ việc làm tai hại này

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH – Các chuyên gia khuyến cáo, việc phá thai bằng thuốc tại nhà có thể gây ra vỡ tử cung, băng huyết, nhiễm trùng, sót thai, sót rau, thậm chí đe dọa tính mạng của sản phụ.

Niềm vui của những người mẹ không lây HIV cho con

Niềm vui của những người mẹ không lây HIV cho con

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhờ sự tư vấn và các biện pháp dự phòng mà nhiều người mẹ bị HIV vẫn mang thai và sinh ra những đứa con khỏe mạnh.

Thông tin 'xử phạt người độc thân' là sai sự thật, gây nhiễu loạn xã hội, ảnh hưởng xấu đến công tác dân số

Thông tin 'xử phạt người độc thân' là sai sự thật, gây nhiễu loạn xã hội, ảnh hưởng xấu đến công tác dân số

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH – “Trong quyết định 588/QĐ-TTg không có nội dung nào là xử phạt đối với những người độc thân, kết hôn muộn hoặc sinh con muộn như mạng xã hội đồn thổi cả”, ông Lê Thanh Dũng, Cục trưởng Cục Dân số (Bộ Y tế) nhấn mạnh.

Top