Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hiệu trưởng quyết định lương giáo viên: Tránh "chảy máu chất xám"?

Thứ hai, 15:40 14/01/2008 | Xã hội

Giadinh.net - Sẽ thí điểm việc hiệu trưởng các trường ĐH, CĐ quyết định mức trả lương cho giáo viên trong thời gian tới, đó là phát biểu của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân trong Hội nghị Kế hoạch và Ngân sách năm 2008 các trường và các đơn vị trực thuộc Bộ GD&ĐT.

Khó thực hiện?

Cùng với việc tăng học phí theo nguyên tắc học phí cao, chất lượng cao và phân cấp cho các trường trọng điểm theo hướng với mức đầu tư từ 20 tỷ đồng trở xuống được tự quyết, việc giao cho hiệu trưởng quyết định lương giáo viên được hy vọng sẽ là một biện pháp mạnh tay, nhằm đổi mới cơ chế tài chính trong các trường đại học.

Tuy nhiên, chính Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân cũng khẳng định rằng đây là một vấn đề khá phức tạp và không dễ thực hiện, vì thế cần phải có đề xuất từ phía các trường.

Trong số báo này, GĐ&XH xin đăng ý kiến của TS Phạm Văn Ngọc – Trưởng ban Kế hoạch tài chính – Trường ĐH Quốc gia Hà Nội về các biện pháp gợi mở nhằm giúp cho việc thực hiện vấn đề này trong thực tế.

Theo TS Phạm Văn Ngọc, Chính phủ đã có quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập trong Nghị định số 43/2006/NĐCP ngày 25/4/2006. Vì thế, vấn đề mà Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nêu ra là không khó với các trường ĐH, CĐ công lập. Vấn đề ở đây là nguồn kinh phí để chi trả khoản tiền lương cho giáo viên phải được tính toán thế nào để thu hút được nhân tài, tránh “chảy máu chất xám” trong lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu khoa học từ các trường công lập sang các trường dân lập – trong trường hợp các trường dân lập trả một mức lương và các chế độ hấp dẫn hơn. Từ đó, ông Phạm Văn Ngọc đưa ra những giải pháp từ cả hai phía Nhà nước và các cơ sở đào tạo.

Nhà nước: Chính sách và cơ chế rõ ràng

Về phía Nhà nước, theo TS Ngọc cần phải có chính sách và cơ chế rõ ràng. Thứ nhất, tiền lương thay vì giao theo chỉ tiêu biên chế như hiện nay thì sẽ giao theo chỉ tiêu đào tạo của tất cả các hệ. Minh họa cho điều này, có thể lấy ví dụ như trong một trường đại học, ngoài hệ đại học còn đào tạo cao học. Tuy nhiên, hiện nay chế độ cho giáo viên đào tạo cao học chỉ đơn thuần là tiền công chứ không có tiền lương. Trong trường hợp giảng viên giảng dạy cao học đồng thời là giảng viên dạy hệ đại học của trường thì điều này khá đơn giản, nhưng nếu giảng viên dạy cao học chỉ dạy cao học thôi thì họ không được hưởng đầy đủ các chế độ khác như bảo hiểm xã hội hay phụ cấp. Như vậy, dễ dẫn đến việc các đối tượng này không nhiệt huyết với việc giảng dạy của mình vì quyền lợi không được đảm bảo. Vì thế, cần phải có chính sách tiền lương giao theo chỉ tiêu đào tạo cho tất cả các hệ, có như vậy mới xác định được tổng chi phí lương phải chi một cách chính xác.

Thứ hai, là Bộ GD&ĐT phải tính lại để quy định lại định mức giờ chuẩn hợp lý để giảng viên vừa có thời gian lên lớp, vừa có thời gian nghiên cứu khoa học và tham gia học tập nâng cao trình độ. Khi giao kinh phí nghiên cứu khoa học phải tính đến cả yếu tố tiền lương, vì nó liên quan đến việc đảm bảo giờ giảng của người tham gia nghiên cứu khoa học.

Thứ ba, là thay đổi lại chính sách học phí phù hợp với mức chi cho một sinh viên. Cần phải tính toán được là chi cho 1 sinh viên/năm mất bao nhiêu, trong đó ngân sách nhà nước là bao nhiêu, còn lại bao nhiêu phải huy động từ các nguồn khác. Từ đó mới cân đối được các mức chi để tính lương cho giáo viên.

Đơn vị đào tạo: Chủ động và minh bạch

Về đơn vị đào tạo, TS Ngọc nhấn mạnh: Đầu tiên, các cơ sở đào tạo cần xây dựng mức tổng thu từ các nguồn, sau đó là có các giải pháp tạo nguồn thu từ nhiều lĩnh vực hoạt động, gắn kết giữa đào tạo, nghiên cứu khoa học với thực tiễn để thu hút đầu tư từ doanh nghiệp và người sử dụng lao động. Có như vậy thì việc đào tạo mới tạo ra những sản phẩm thực tế, mới khơi dậy được nhu cầu đặt hàng đào tạo cụ thể từ xã hội.

Các cơ sở cũng cần xác định tổng mức chi tiền lương theo nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học, chứ không phải theo thâm niên, chức danh, bằng cấp hay mức hệ số dành cho công chức nhà nước nói chung. Cụ thể, hiệu trưởng và một hội đồng nhà trường cần cùng nhau đề ra một hệ thống tiêu chí đánh giá chính xác và công bằng dựa trên một số tiêu chí như giờ giảng, nghiên cứu khoa học… Những tiêu chí này cụ thể tùy thuộc vào từng trường nhưng phải đảm bảo có tính định lượng rõ ràng. Từ hệ thống tiêu chí mà quy ra lương, lương cao hay thấp tùy vào việc đạt được nhiều hay ít tiêu chí. Hàng năm cần xét lại việc đảm bảo tiêu chí để khuyến khích sự phấn đấu của các giảng viên. Một tiêu chí rất quan trọng mà các trường nên lưu tâm đó là sự phản ánh từ phía sinh viên về việc tiếp thu bài học.

            Diễm Anh (ghi)

kieudiep
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Truy tìm thanh niên nằm trên yên xe máy, lao vun vút trong làn BRT ở Hà Nội

Truy tìm thanh niên nằm trên yên xe máy, lao vun vút trong làn BRT ở Hà Nội

Thời sự - 39 phút trước

Đội CSGT đường bộ số 7 đang xác minh, truy tìm nam thanh niên nằm trên yên xe máy, lao vun vút ở làn đường xe buýt nhanh BRT.

Hà Nội: Bất ngờ công bố cấu trúc, định dạng đề thi tuyển lớp 10 THPT

Hà Nội: Bất ngờ công bố cấu trúc, định dạng đề thi tuyển lớp 10 THPT

Giáo dục - 53 phút trước

Sở GD&ĐT Hà Nội vừa công bố cấu trúc định dạng đề thi và đề minh họa các môn thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024-2025 để thí sinh được biết, có kế hoạch ôn tập chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi diễn ra vào đầu tháng 6 tới.

Thời tiết mát mẻ ở Bắc Bộ kéo dài được mấy ngày?

Thời tiết mát mẻ ở Bắc Bộ kéo dài được mấy ngày?

Đời sống - 9 giờ trước

GĐXH - Những cơn mưa xua tan nắng nóng ở Bắc Bộ dự kiến sẽ kéo dài trong nhiều ngày tới giúp thời tiết khu vực này trở nên mát mẻ hơn.

Ông Đỗ Anh Dũng kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt

Ông Đỗ Anh Dũng kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt

Pháp luật - 10 giờ trước

Bị tuyên mức án 8 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng vừa có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Người đàn ông ở TPHCM nghi tâm thần, đốt nhà rồi cố thủ bên trong

Người đàn ông ở TPHCM nghi tâm thần, đốt nhà rồi cố thủ bên trong

Đời sống - 10 giờ trước

Lực lượng chức năng xác định nguyên nhân vụ hỏa hoạn xảy ra tại nhà dân ở quận Bình Thạnh (TPHCM) do người đàn ông nghi tâm thần, tự đốt rồi cố thủ bên trong.

TPHCM: 15 học sinh tiểu học nhập viện cấp cứu, nhiều ca nôn ói sau ăn sushi

TPHCM: 15 học sinh tiểu học nhập viện cấp cứu, nhiều ca nôn ói sau ăn sushi

Giáo dục - 10 giờ trước

Trong số 15 học sinh tại 4 trường tiểu học trên địa bàn TPHCM phải nhập viện cấp cứu do nghi ngờ ngộ độc thực phẩm, có 10 trường hợp xuất hiện triệu chứng bất thường sau khi ăn sushi.

Trong 5 ngày nghĩ lễ 30/4, Hải Phòng xử phạt hơn 5 tỉ đồng vi phạm giao thông

Trong 5 ngày nghĩ lễ 30/4, Hải Phòng xử phạt hơn 5 tỉ đồng vi phạm giao thông

Pháp luật - 11 giờ trước

GĐXH - Trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4- 1/5, lực lượng chức năng của Hải Phòng đã xử lý 2.156 trường hợp vi phạm giao thông; trong đó 573 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.

Hết thời hạn tạm giữ giấy phép lái xe, người vi phạm không đến nhận có bị xử lý?

Hết thời hạn tạm giữ giấy phép lái xe, người vi phạm không đến nhận có bị xử lý?

Đời sống - 11 giờ trước

GĐXH - Theo quy định, thời hạn tạm giữ giấy phép lái xe không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Vậy, hết thời hạn tạm giữ giấy phép lái xe, người vi phạm không đến nhận có bị xử lý?

Cuộc trùng phùng đẫm nước mắt của 2 cha con sau 43 năm thất lạc

Cuộc trùng phùng đẫm nước mắt của 2 cha con sau 43 năm thất lạc

Xã hội - 11 giờ trước

GĐXH - Đằng đẵng hơn 40 năm thất lạc con là những hành trình dài đi tìm trong vô vọng. Ông Dụ cho rằng may mắn lớn nhất của bản thân là tìm lại được con trước khi "đi gặp tổ tiên". Những cái ôm chặt, những giọt nước mắt của niềm hạnh phúc vô bờ.

Ba người lái máy gặt lúa bất ngờ bị hành hung

Ba người lái máy gặt lúa bất ngờ bị hành hung

Pháp luật - 13 giờ trước

GĐXH - Sau khi nhận được thông tin 3 người lái máy gặt lúa bị hành hung, cơ quan chức năng ở Quảng Trị đang vào cuộc xác minh, làm rõ.

Người dân được hưởng lợi lớn nhờ quy định này trong Luật Đất đai 2024

Người dân được hưởng lợi lớn nhờ quy định này trong Luật Đất đai 2024

Pháp luật

GĐXH - Theo Luật Đất đai 2024, việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và việc bố trí tái định cư phải được hoàn thành trước khi có quyết định thu hồi đất. Quy định này giúp người dân có đất bị thu hồi sớm "an cư, lạc nghiệp" để tiếp tục phát triển kinh tế.

Top