Hà Nội
23°C / 22-25°C

Học phí đại học: Kịch trần vẫn đòi tăng thêm

Thứ tư, 13:22 11/01/2012 | Xã hội

GiadinhNet - Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt việc tăng học phí, bắt đầu từ năm 2010 và lộ trình tăng dần đến 2015.

Học phí tăng luôn là nỗi lo của các bậc phụ huynh. Ảnh: Chí Cường
 
Lộ trình còn chưa đi được nửa chặng đường nhưng liên tục trong các hội nghị gần đây của Bộ GD&ĐT, lãnh đạo các trường ĐH vẫn tiếp tục đề nghị được nâng học phí, tự quyết học phí.
 
Thiếu tiền - Bài toán muôn thuở

Lãnh đạo các trường ĐH cho rằng, mức học phí hiện nay vẫn còn thấp, chưa đủ bù chi, dẫn đến trường thiếu nguồn để trả lương giáo viên cũng như nâng cao chất lượng đào tạo và phải chi tiêu một cách hết sức dè sẻn, tiết kiệm, "thắt lưng buộc bụng".

Ông Hà Văn Hội, Phó chủ nhiệm Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, Trường ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho rằng: "Học phí dù đã tăng từ năm 2010 nhưng cùng với đó, tỷ lệ lạm phát tăng, lương cơ bản tăng, nên nguồn thu thực tế không tăng. Ngân sách chủ yếu để trả lương giảng viên, phần dành cho phát triển học liệu như biên soạn giáo trình, sách tham khảo, đầu tư cơ sở vật chất... chẳng đáng bao nhiêu". Thiếu kinh phí cũng là "tâm trạng" của ông Đinh Xuân Khoa, Hiệu trưởng ĐH Vinh. Theo ông Khoa, với mức chi phí đơn vị cho một sinh viên một năm khoảng 7 triệu đồng như hiện nay là quá thấp, không thể đảm bảo chất lượng đào tạo.

Nói về chính sách "thắt lưng buộc bụng" của trường mình, ông Hoàng Văn Châu, Hiệu trưởng ĐH Ngoại thương chia sẻ: "Trường thậm chí không dám cử cán bộ đi dự các hội nghị, hội thảo. Cán bộ, giảng viên muốn dự các hội nghị hội thảo, đi công tác nước ngoài phải tự lo hoặc do đối tác mời lo kinh phí. Trường phải tiết kiệm tối đa các khoản chi tiêu, chẳng hạn như cả trường chỉ có duy nhất một chiếc ô tô đã dùng 15 năm". Cũng theo ông Châu, học phí thấp, không có tiền để cải thiện mức lương nên giảng viên thiếu mặn mà trong giảng dạy. Trong khi đó, những cán bộ giỏi luôn được các doanh nghiệp bên ngoài chào mời với thu nhập cao, dẫn đến tình trạng "chảy máu chất xám".

Thiếu kinh phí, trong khi đã tăng lương cơ bản theo lộ trình khiến nhiều trường "méo mặt" trong chuyện trả lương cho cán bộ, giảng viên. Theo bà Mai Hồng Quỳ (Hiệu trưởng trường ĐH Luật TPHCM): "Năm 2012, nguồn ngân sách chi cho trường chỉ bằng mức của năm 2011 trong khi lương cơ bản lại tăng lên. Chúng tôi không biết sẽ lấy tiền đâu ra trả lương cho giảng viên".
 
Nhất quyết tăng học phí?

Để giải quyết bài toán tài chính, các trường đều kiến nghị Bộ GD&ĐT tăng học phí và giao việc quy định học phí cho trường tự quyết. Ông Trần Thế Khanh, Phó Giám đốc ĐH Thái Nguyên đưa ra đề xuất: "Để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học như Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ XI thì phải có nguồn để thực hiện. Học phí là nguồn thu chủ yếu của trường nên để có thể đầu tư cho đào tạo thì cần tiếp tục tăng học phí".

Còn ông Hoàng Văn Châu cho rằng, học phí của ĐH cần được thực hiện theo nguyên tắc chia sẻ chi phí giữa Nhà nước và người học. Học phí phải đảm bảo bù đắp chi phí tiền lương, từng bước đảm bảo chi thường xuyên tối thiểu của trường và có tích luỹ để đầu tư cho cơ sở vật chất. Theo đó, để thực hiện được chính sách xã hội trong giáo dục đại học đồng thời đảm bảo tự chủ chi thường xuyên. Ông Châu đề nghị Nhà nước cho phép ĐH Ngoại thương tự xác định mức học phí như các trường ĐH thuộc doanh nghiệp.

Cùng chung "nguyện vọng", ông Trần Đức Cân, ĐH Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp cũng đề nghị: "Cần tiếp tục nâng mức trần thu học phí của các lớp đại học đại trà tương xứng với mức chi phí cho quá trình đào tạo. Mức học phí này cần được tính trên cơ sở tính đủ chi phí đào tạo theo từng ngành nghề, cấp bậc đào tạo, trừ đi phần ngân sách Nhà nước cấp". Không chỉ nâng mức học phí hệ chính quy, theo ông Ngô Thế Chi, Giám đốc Học viện Tài chính, mức học phí đào tạo hệ không chính quy cũng chưa bao quát hết các loại hình đào tạo và cần được nghiên cứu, sửa lại, xác định lại khung học phí phù hợp. Mức cụ thể do các đơn vị đào tạo tự quyết định.

Tuy nhiên, đề nghị này của các trường không nhận được sự đồng thuận của Bộ GD&ĐT. Trả lời về vấn đề bức xúc tài chính, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận cho biết, năm 2012 sẽ tiếp tục là một năm khó khăn của nền kinh tế. Vì thế, việc Nhà nước không cắt giảm chi cho giáo dục đã là một ưu tiên, không thể đòi hỏi tăng thêm. Các trường nên chú ý đến vấn đề nâng cao chất lượng năm sau cao hơn năm trước chứ không chỉ kêu thiếu thốn, kêu cần đầu tư. Trường phải linh động tìm nguồn khác, không thể trông chờ vào đầu tư công.
 
Hoàng Tuấn
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Khởi tố đối tượng nổ súng để giải quyết mâu thuẫn

Khởi tố đối tượng nổ súng để giải quyết mâu thuẫn

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Công an tỉnh Cao Bằng đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can để điều tra đối với Bùi Trung Kiên (SN 1998, trú tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên) về hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng.

Thí sinh THPT 2025 nếu thi các trường này cần lưu ý tổ hợp xét tuyển để tránh bị động

Thí sinh THPT 2025 nếu thi các trường này cần lưu ý tổ hợp xét tuyển để tránh bị động

Giáo dục - 1 giờ trước

GĐXH - Nhiều trường đại học điều chỉnh tổ hợp môn xét tuyển từ năm 2025 để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới.

Bắt tạm giam 2 đối tượng tổ chức sử dụng và tàng trữ trái phép ma túy

Bắt tạm giam 2 đối tượng tổ chức sử dụng và tàng trữ trái phép ma túy

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình tuần tra, kiểm soát tình hình an ninh trật tự trên địa bàn, Công an huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đã phát hiện 2 đối tượng đang có hành vi tổ chức và tàng trữ trái phép chất ma túy nên đã tiến hành bắt giữ.

Khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xé Quốc kỳ

Khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xé Quốc kỳ

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Khi đi qua đoạn đường vắng, thấy người dân treo Quốc kỳ để chuẩn bị cho "Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc", do bốc đồng 2 đối tượng đã xé Quốc kỳ.

Sau 2 ngày lẩn trốn, hung thủ giết đã sa lưới

Sau 2 ngày lẩn trốn, hung thủ giết đã sa lưới

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH – Sau khi sát hại nạn nhân, Bạch bỏ trốn khỏi hiện trường gây án. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, chỉ hơn 2 ngày sau, đối tượng đã bị bắt giữ.

Hai phi công vụ rơi máy bay ở Bình Định được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc

Hai phi công vụ rơi máy bay ở Bình Định được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Đại tá Nguyễn Văn Sơn, Thượng tá Nguyễn Hồng Quân (2 phi công trong vụ rơi máy bay ở Bình Định) được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba vì có thành tính xuất sắc trong nhiệm vụ huấn luyện bay.

Đổ thuốc trừ sâu vào nước sinh hoạt nhà hàng
 xóm

Đổ thuốc trừ sâu vào nước sinh hoạt nhà hàng xóm

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Ngày 22/11, Cơ quan CSĐT Công an huyện Văn Bàn (tỉnh Lào Cai) đã thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Triệu Thị Ton (SN 1976) về hành vi “giết người”.

Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Thời sự - 6 giờ trước

Nhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.

Top