Hà Nội
23°C / 22-25°C

Học phí ĐH: Dân lập tăng, công lập "nhăn nhó"

Thứ bảy, 08:46 08/09/2007 | Xã hội

Năm học này, hầu hết các trường ĐH dân lập phía Bắc đồng loạt tăng học phí với mức tăng từ 5% trở lên. Các trường công lập vẫn giữ nguyên, nhưng cũng đã đề xuất sớm được tăng...

Dân lập đồng loạt tăng học phí

Trong suốt 10 năm qua, học phí của ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội ở mức 400.000 đồng/tháng. Học kỳ 1/2006, học phí của trường này tăng lên 500.000 đồng/tháng để thăm dò. Và đến học kỳ 2/2006, trường đã tăng lên 6 triệu đồng/năm.

Lý do tăng học phí được ông Lê Văn Toàn - Phó Hiệu trưởng nhà trường giải thích là: Bỏ qua yếu tố giá cả 10 năm vừa qua tăng, ĐH này trước đây chỉ thuê những nơi tạm bợ nay đã xây dựng thành một khu đại học khang trang, tiện nghi, trang bị hơn ngàn chiếc máy tính so với vài chục máy trước đây để đảm bảo mỗi phòng học có 30 máy tính/30 sinh viên. Thay bằng việc mỗi phòng học có từ 60, 80, 100 thậm chí 120 sinh viên trước đây, nay các lớp học đã được chia nhỏ hơn (30 người) để thảo luận theo phương pháp học tập tích cực...

ĐHDL Phương Đông tạm thu mỗi SV vào trường 2,5 triệu đồng. Sau đó học đến đâu tính tiền đến đó theo tín chỉ: môn cơ sở 55.000 đồng; chuyên ngành: 62.000 đồng nhân với số trình; môn tiếng Anh đắt nhất với giá 70.000-79.000 đồng. So với năm trước, học phí của trường tăng khoảng 5%.

ĐH dân lập Hải Phòng cũng đang xin Hội đồng Quản trị quyết định mức học phí mới khoảng 550.000 đồng/tháng để có điều kiện đào tạo tốt hơn. Năm trước, học phí của trường này ở mức 4,5 triệu đồng/năm học.

Mặc dù đã vượt mức “trần” học phí của ĐH dân lập (với mức cao nhất là 5 triệu đồng/năm học) nhưng học phí các ĐHDL có vẻ chưa dừng lại. Nói về xu hướng này, ông Trần Hữu Nghị - Hiệu trưởng ĐHDL Hải Phòng lập luận: “Nhà nước nên cho phép các trường dân lập thu học phí bằng mức nhà nước đầu tư cho các trường công lập may ra mới có thể đảm bảo chất lượng”.

Hiện nhà nước đầu tư cho mỗi đầu sinh viên công lập 6,3 triệu đồng/năm và các trường được thu thêm 180.000 - 250.000 đồng/tháng/sinh viên. “ĐHDL phải được thu tiệm cận mức 6,3 triệu đồng/năm học thì mới có thể đảm bảo tương đối mức trang trải đào tạo cho các trường” - ông Nghị đề xuất.

Bên cạnh đó, ông Nghị đang lo hiện nay, cán bộ, giảng viên các trường công lập được lên lương thì các trường ngoài công lập chưa biết làm thế nào bởi chỉ trông vào nguồn thu học phí.

Năm học 2007-2008, ĐH Văn Hiến vẫn giữ nguyên mức học phí cũ của năm trước. Mức học phí dao động tùy theo các ngành từ 2,1 - 2,2 triệu đồng/học kỳ. ĐH Hồng Bàng cũng giữ nguyên mức cũ với mức dao động từ 4 - 4,7 triệu đồng/năm.

Lãnh đạo ĐH Hùng Vương, tùy theo ngành mà mức học phí có thể từ 4,3 - 4,7 triệu đồng/năm. Sinh viên thuộc đối tượng là con mồ côi hoặc dân tộc ít người sẽ được giảm 800.000 đồng/năm. Bên cạnh đó, đối tượng này cón được hưởng học bổng của các đơn vị tài trợ với mức 1 triệu đồng/năm.

Công lập “nhăn nhó” 

Đại học FPT có mức học phí cao nhất: 1.100 USD/học kỳ, cả khóa học là 11.000 USD cho 10 học kỳ (khoảng 180 triệu đồng).

Trả lời câu hỏi trên cơ sở nào  ĐH FPT định ra mức học phí này, ông Nguyễn Khắc Thành, Phó Hiệu trưởng nói:  “Muốn chất lượng tốt thì học phí phải tương xứng, giống như ra chợ mua thịt hoặc mua một cái áo thì không thể hỏi tại sao cái áo này lại có giá như thế”.

Ông Thành cho biết, đây là trường duy nhất dám cam kết với sinh viên là ra trường có công ăn việc làm với mức lương 200 - 400 USD tại Cty FPT tuỳ theo kết quả tốt nghiệp.

Trường ĐH thứ 2 có mức học phí cao nữa là ĐH Hoa Sen ở TPHCM với mức học phí của ngành tiếng Anh: 7,2 triệu đồng/học kỳ 1; Công nghệ thông tin: 8,7 triệu đồng; QTKD: 7,7 triệu đồng...

Các trường ĐH công lập như: ĐHKHTN (ĐHQG Hà Nội), ĐH Ngoại thương, ĐH Bách khoa Hà Nội... vẫn thu của sinh viên 180.000 đồng học phí/tháng đúng như quy định của Bộ GD&ĐT.

Ông Bùi Ngọc Sơn - Trưởng phòng Đào tạo ĐH Ngoại thương - cho rằng cần phải thay đổi quy định mức học phí cho các ĐH công lập vì mức học phí hiện nay đã quá lạc hậu. Nó được đưa ra từ lúc hệ số lương tối thiểu là 144.000 đồng, nay lương tối thiểu đã nâng lên 450.000 đồng và sắp tới lên 540.000 đồng.

Theo ông Sơn, nếu không cho phép tăng học phí, khi nhà nước tăng lương các trường phải tự trang trải và đương nhiên quỹ lương phải lấy vào kinh phí đào tạo.

Ông Sơn cho rằng, Bộ GD&ĐT không nên quy định định mức thu bao nhiêu cho các trường mà nên để các trường tự quyết định. Các trường sẽ phải tự định ra chiến lược về thu - chi,  tăng chất lượng đào tạo để xây dựng danh tiếng của mình. Nếu được phép, ĐH Ngoại thương sẽ thu hệ công lập lên 4-5 triệu đồng/năm học (mức học phí công lập hiện nay của trường này đang là 1,8 triệu đồng/năm).

Trong khi đó, ông Bùi Duy Cam, Phó Hiệu trưởng ĐHKHTN (ĐHQG Hà Nội) cho biết trường ông đang phải cố gắng sử dụng tối đa mức thu học phí 180.000 đồng/tháng/sinh viên để tồn tại.

Ông thắc mắc, không hiểu các trường học đang trong cơ chế hoạt động nào mà cùng một hệ thống GD thì có trường được thu nhiều, có trường được thu ít; trường không được tăng học phí, còn có trường lại được tăng thoải mái.

Trả lời câu hỏi này, bà Trần Thị Hà - Vụ trưởng Vụ ĐH - Sau ĐH  cho biết: Hiện nay, trong hệ thống trường ĐH chỉ có ĐH tư thục được quyền thu học phí theo quyết định của họ và chỉ cần báo cáo tài chính với Bộ GD&ĐT hàng năm. Bà cho biết: Có trường ĐH thu học phí cao quá nên lúc đầu cũng chỉ có 29 thí sinh đăng ký học. Nguyên tắc của học phí là người học phải chấp nhận được.

Theo Tiền Phong

giang
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bảng lương của giáo viên có gì thay đổi từ ngày 1/7/2024?

Bảng lương của giáo viên có gì thay đổi từ ngày 1/7/2024?

Thời sự - 6 phút trước

GĐXH - Theo chính sách cải cách tiền lương, bảng lương của giáo viên có sự thay đổi theo quy định. Vậy bảng lương của giáo viên thay đổi thế nào từ ngày 1/7/2024?

Chuyên gia nói gì về việc sổ đỏ có thể in mã QR trong thời gian tới?

Chuyên gia nói gì về việc sổ đỏ có thể in mã QR trong thời gian tới?

Pháp luật - 35 phút trước

GĐXH - Theo chuyên gia, đề xuất in mã QR vào sổ đỏ là một xu thế tất yếu của chuyển đổi số và phù hợp với công nghệ 4.0. Từ đó, giúp giải quyết được nhiều vấn đề trong công tác quản lý đất đai của cơ quan Nhà nước.

Đổi vỏ sữa lấy sen đá: Cách giới trẻ lan tỏa lối sống xanh

Đổi vỏ sữa lấy sen đá: Cách giới trẻ lan tỏa lối sống xanh

Xã hội - 35 phút trước

GĐXH - "Đổi chai nhựa, vỏ sữa lấy sen đá" là hoạt động thường niên được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức người dân về thói quen phân loại rác tại nguồn, hạn chế rác thải ra môi trường.

 Hà Nội đẹp ngỡ ngàng mùa hoa bằng lăng tím

Hà Nội đẹp ngỡ ngàng mùa hoa bằng lăng tím

Đời sống - 41 phút trước

GĐXH - Những ngày này, phố phường Hà Nội lại khoác lên mình sắc tím mộng mơ khi hoa bằng lăng nở rộ. Màu hoa tím dưới nắng đầu mùa phủ khắp nhiều tuyến phố tạo nên vẻ đẹp lãng mạn, thơ mộng.

Lịch cắt điện Hải Dương tuần này (từ 6 - 12/5/2024): Nắng nóng quay trở lại, hàng loạt khu dân cư nằm trong danh sách mất điện

Lịch cắt điện Hải Dương tuần này (từ 6 - 12/5/2024): Nắng nóng quay trở lại, hàng loạt khu dân cư nằm trong danh sách mất điện

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Theo lịch cắt điện của Công ty Điện lực Hải Dương, tuần này một số khu vực mất điện liên tục gồm có: TP. Hải Dương, Chí Linh, Thị xã Kinh Môn, huyện Bình Giang, Ninh Giang, Cẩm Giàng, Kim Thành…

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 7/5/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 7/5/2024

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Ba ngày 7/5/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

5 công việc cực kỳ nguy hiểm nhưng lại có mức lương rất cao

5 công việc cực kỳ nguy hiểm nhưng lại có mức lương rất cao

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Với tính chất nguy hiểm, nhưng có một số ngành nghề vẫn được ưa chuộng và có số lượng ứng viên đăng ký ứng tuyển cao.

Đánh ghen rồi quay clip tung lên mạng: Dễ dính vào lao lý

Đánh ghen rồi quay clip tung lên mạng: Dễ dính vào lao lý

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Thời gian vừa qua, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều clip đánh ghen khiến cộng đồng xôn xao. Theo chuyên gia pháp lý, đây là hành vi vi phạm pháp luật, những người tham gia đánh ghen rất dễ dính vào vào lao lý.

Điểm mới về đăng kiểm xe cơ giới từ 15/6, hàng triệu lái xe cần biết

Điểm mới về đăng kiểm xe cơ giới từ 15/6, hàng triệu lái xe cần biết

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Theo Thông tư 16/2021/TT-BGTVT khi làm thủ tục để được cấp giấy chứng nhận, tem kiểm định lần đầu phải trả phí dịch vụ lập hồ sơ kiểm định cho đơn vị đăng kiểm.

Hiện trường vụ sạt lở kinh hoàng khiến 3 người chết ở Hà Tĩnh

Hiện trường vụ sạt lở kinh hoàng khiến 3 người chết ở Hà Tĩnh

Thời sự - 3 giờ trước

Tại hiện trường vụ sạt lở, đồi núi bị đào xới nham nhở, quần áo, vật dụng của các nạn nhân nằm vương vãi khắp nơi.

Top