Hà Nội
23°C / 22-25°C

Học sinh được mang điện thoại đến lớp, nhiều phụ huynh và thầy cô lo lắng

Thứ năm, 17:33 24/09/2020 | Xã hội

GiadinhNet- Trước thông tin Bộ GD-ĐT ra Thông tư cho phép học sinh cấp THCS, THPT được đem điện thoại đến lớp phục vụ việc học tập, nhiều phụ huynh và không ít giáo viên tỏ ra băn khoăn, lo lắng.

Theo thông tư 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/09/2020 của bộ Giáo dục & Đào tạo hướng dẫn cho khối THCS, THPT tại mục 5 quy định về các hành vi học sinh không được làm có nêu "Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép"; nghĩa là, học sinh từ cấp THCS trở lên được dùng điện thoại trên lớp khi giáo viên cho phép. Cũng theo thông tư này, kể từ 1/11/2020, văn bản trên sẽ có hiệu lực.

Học sinh được mang điện thoại đến lớp, phụ huynh lo nhiều, thầy cô mệt - Ảnh 1.

Học sinh THCS, THPT được mang điện thoại tới lớp sử dụng khi giáo viên cho phép

Ngay khi thông tư 32/Bộ GD&ĐT ban hành, giữa 2 cấp học THCS và THPT đã bộc lộ nhiều ý kiến trái chiều từ phía phụ huynh và cả thầy cô.

Tại Hải Phòng, hầu hết các giáo viên bậc THCS đều bày tỏ sự lo ngại nếu học sinh được phép mang điện thoại vào lớp. Theo quan điểm của các giáo viên bậc học này, nếu học sinh được sử dụng điện thoại trong giờ học thì giáo viên rất khó kiểm soát được toàn bộ các em dùng vào mục đích gì. Nhiều học sinh ý thức chưa tốt, lợi dụng lúc thầy cô giảng bài lơ là quan sát là sẽ chơi điện tử, lướt zalo, facebook hoặc chát chít ảnh hưởng lớn tới việc học của chính học sinh đó và các bạn xung quanh. Việc dùng điện thoại để tra cứu kiến thức, tham khảo có thể áp dụng vào môn Ngoại ngữ và Giáo dục công dân, còn các môn khác hiện nay chưa thực sự cần thiết.

Chung quan điểm trên, một số giáo viên trường THCS tại các quận Hồng Bàng, Lê Chân, Hải An, Ngô Quyền (Hải Phòng) cho rằng, việc cho học sinh sử dụng điện thoại khi đến lớp thực sự chỉ phù hợp với các trường có mô hình giáo dục thực tế nhiều như trường tư hoặc trường quốc tế.

Đối với trường công lập như hiện nay, nội dung học của học sinh chủ yếu vẫn theo lý thuyết, số học sinh sử dụng điện thoại vào mục đích học tập rất ít, hầu như là không có vì thời lượng tiết học chỉ có 45 phút mà cthời gian đó các thầy cô phải giảng bài rồi. Nếu thực hiện, sợ rằng học sinh sẽ lạm dụng điện thoại trong trường lớp và cô giáo lại thêm công việc vừa làm vừa để ý xem học sinh đang dùng điện thoại hay không?

Học sinh được mang điện thoại đến lớp, phụ huynh lo nhiều, thầy cô mệt - Ảnh 2.

TT 32/2020/TT-BGDĐT cho phép HS THCS, THPT được dùng điện thoại trong giờ khi có sự đồng ý của giáo viên nhằm phục vụ việc học, tra cứu

Không chỉ giáo viên bậc THCS băn khoăn, phần lớn phụ huynh có con đang theo học bậc học này đều lo ngại nếu con mang điện thoại tới lớp vì ở nhà đã khó kiểm soát, giờ đến trường càng khó quản lý hơn.

Chị Trần Kim Oanh (34 tuổi) có con trai đang học lớp 8 trường THCS Quang Trung – Ngô Quyền cho biết: "Ban đầu nghĩ sắm điện thoại cho con để tiện liên lạc, nhưng khi tới lớp con lại lập nhóm chát với bạn, học hành sa sút. Quá lo lắng, tôi đã không cho con sử dụng điện thoại. Giờ nghe thông tin này, không biết con sẽ học hành ra sao".

Chị Phạm Thị Thanh (41 tuổi) có con đang học lớp 6 trường THCS Tô Hiệu phân tích: "Sử dụng điện thoại tra cứu trong giờ ngoại ngữ hay tìm kiếm những thông tin cơ bản phục vụ cho bài học khá hữu hiệu, mở rộng kiến thức cho học sinh. Tuy nhiên, những học sinh thiếu ý thức sẽ dùng nó làm việc khác như quay phim, chụp ảnh và mất tập trung trong việc học. Nếu có cho dùng điện thoại trong lớp cần có nội quy quy định thời gian, môn học được sử dụng…".

Bày tỏ quan điểm phản đối việc học sinh THCS được dùng điện thoại trên lớp, chị Nguyễn Mai Hạnh – phụ huynh trường THPT H.B thẳng thắn nêu lý do: "Thứ nhất, hầu hết các em sử dụng điện thoại vào việc riêng. Thứ 2, tạo sự mất công bằng trong học tập giữa những học sinh có điều kiện sắm điện thoại và không có điện thoại. Thứ 3, học sinh sẽ ỉ lại vào điện thoại cho phần giải đáp và lười tư duy, giảm khả năng ghi nhớ bài...

Học sinh được mang điện thoại đến lớp, phụ huynh lo nhiều, thầy cô mệt - Ảnh 3.

Nhiều trường đã chọn quản lý điện thoại của HS bằng cách yêu cầu cất vào hộp, cuối buổi học sẽ trả lại để mang về nhằm đảm bảo việc học trên lớp

Theo anh Đỗ Đình Mạnh – phụ huynh học sinh lớp 6 trường THCS Trần Phú 2 (quận Lê Chân, Hải Phòng) nên cho học sinh dùng điện thoại có chức năng nghe gọi để liên lạc với gia đình, không dùng điện thoại thông minh.

Đánh giá về vấn đề này, thầy Phạm Huy Bình, Phó Hiệu trưởng trường THPT Trần Nguyên Hãn (Lê Chân) cho rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo không cấm dùng điện thoại trong lớp nhưng cũng không có nghĩa là được dùng một cách thoải mái, không có sự kiểm soát, mà chỉ được dùng để phục vụ cho việc học tập và được giáo viên cho phép. Đây là một sự tiến bộ, phù hợp với xu hướng dạy và học mới. Điện thoại di động thông minh như bộ "bách khoa toàn thư" hỗ trợ các em học sinh các cấp tìm hiểu những kiến thức, phục vụ cho việc học tập. Tuy nhiên, việc sử dụng điện thoại phải có kế hoạch quản lý và hướng dẫn của nhà trường, gia đình để phát huy những lợi ích trong quá trình học tập của các em qua việc sử dụng điện thoại.

Học sinh được mang điện thoại đến lớp, phụ huynh lo nhiều, thầy cô mệt - Ảnh 4.

Mỗi lớp học của trường THPT Hàng Hải đều có hòm cất giữ điện thoại cho HS trong giờ học; cuối buổi thầy cô sẽ trả lại

Trước những lo lắng, băn khoăn của nhiều giáo viên và phụ huynh về vấn đề trên, thầy Phạm Anh Phong – Hiệu trưởng Trường THPT Hàng Hải cho rằng cần hiểu đúng quan điểm của Bộ, đó là học sinh chỉ được sử dụng điện thoại khi giáo viên cho phép, phục vụ mục đích học tập. Hiện nay, tại mỗi lớp, giáo viên chủ nhiệm luôn có một cái tủ khóa để quản lý điện thoại của học sinh. Vào đầu giờ mỗi buổi học, học sinh phải mang điện thoại để trong tủ; lúc cần sử dụng điện thoại để học tập thì thầy cô cho phép mới được lấy ra. Đồng thời, công tác giáo dục học sinh về chuyện này cũng phải làm thường xuyên để rèn học sinh bớt phụ thuộc vào điện thoại, nâng cao ý thức sử dụng điện thoại...

Nhóm phóng viên

Minh Lý
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng

Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng

Thời sự - 5 giờ trước

GĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.

Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích

Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích

Xã hội - 6 giờ trước

GĐXH - Cơ quan chức năng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa kịp thời cứu một gia đình bị rơi xuống vùng nước ngập sâu; Tổng khối lượng thực phẩm bị bắt giữ là 982kg, tất cả số hàng hóa này đều không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy  điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?

Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Ngày 06/11/2024, nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 có báo cáo liên quan đến việc xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.

Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án

Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án

Pháp luật - 8 giờ trước

GĐXH - Ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961, trú phường Tây Lộc, TP Huế) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, trú phường Vĩnh Ninh, TP Huế) về "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".

Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn

Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn

Đời sống - 8 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình thi công, cải tạo đường và hệ thống thoát nước tại ngõ 167 Phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, (TP Hà Nội), nhóm công nhân tại đây đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt.

Phá đường dây làm giả giấy tờ của lực lượng vũ trang

Phá đường dây làm giả giấy tờ của lực lượng vũ trang

Pháp luật - 8 giờ trước

GĐXH - Một đường dây chuyên làm giả giấy tờ, trong đó có những giấy tờ của lực lượng vũ trang nhằm mục đích lừa đảo vừa bị Công an quận Đống Đa triệt phá.

Thủ đoạn lừa chạy thủ tục làm 'sổ đỏ' để chiếm đoạt tài sản

Thủ đoạn lừa chạy thủ tục làm 'sổ đỏ' để chiếm đoạt tài sản

Pháp luật - 9 giờ trước

GĐXH - Lợi dụng tâm lý e ngại thủ tục hành chính và các thủ tục liên quan đến Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) của người dân, các đối tượng tự nhận bản thân có các mối quan hệ nên làm được nhanh khiến nhiều nạn nhân "nhẹ dạ, cả tin" sập bẫy.

Công an tìm người gửi tiền vào một doanh nghiệp vàng bạc ở Nghệ An

Công an tìm người gửi tiền vào một doanh nghiệp vàng bạc ở Nghệ An

Pháp luật - 9 giờ trước

GĐXH - Công an tỉnh Nghệ An đang điều tra vụ việc một doanh nghiệp vàng bạc ở huyện Yên Thành mở sổ tiết kiệm như ngân hàng, huy động vốn của người dân.

Quận Nam Từ Liêm xử lý triệt để vi phạm tại ngõ 8 phố Tôn Thất Thuyết sau phản ánh của Gia đình và Xã hội

Quận Nam Từ Liêm xử lý triệt để vi phạm tại ngõ 8 phố Tôn Thất Thuyết sau phản ánh của Gia đình và Xã hội

Thời sự - 9 giờ trước

GĐXH - Sau phản ánh của chuyên trang Gia đình và Xã hội (Báo Sức Khỏe và Đời sống), UBND quận Nam Từ Liêm cho biết sẽ chỉ đạo Công an Quận, Đội thanh tra GTVT thường xuyên kiểm tra, xử lý nếu phát sinh việc dừng đỗ, thu tiền trông giữ phương tiện trái phép tại ngõ 8 đường Tôn Thất Thuyết, thuộc phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm.

Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển

Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển

Giáo dục - 9 giờ trước

Nhiều trường đại học có sự tính toán tổ hợp xét tuyển đại học trong năm 2025 phù hợp với lứa thí sinh đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo CTGDPT 2018.

Top