Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hơn 39 triệu ca tử vong liên quan đến kháng thuốc trong vòng 25 năm tới

Thứ năm, 15:22 19/09/2024 | Sống khỏe

Theo một phân tích toàn cầu chuyên sâu về tình trạng kháng thuốc kháng sinh, hơn 39 triệu người sẽ tử vong do nhiễm trùng kháng thuốc kháng sinh từ nay đến năm 2050.

Báo cáo được công bố mới đây trên tạp chí The Lancet phát hiện rằng, từ năm 1990 đến năm 2021, hơn 1 triệu người tử vong do nhiễm trùng do kháng thuốc mỗi năm và con số này có thể tăng lên gần 2 triệu vào năm 2050.

Theo nhà vi sinh vật học Timothy Walsh, Đại học Oxford, Vương quốc Anh, con số này thực tế có lẽ còn cao hơn nhiều, so với những gì đã được báo cáo ở đây, đặc biệt là ở những quốc gia có khoảng trống dữ liệu. Các số liệu đã cho thấy, thế giới đang không đạt được mục tiêu của Liên hợp quốc là giảm tỷ lệ tử vong do kháng thuốc vào năm 2030.

Báo cáo cũng ước tính rằng, có thể cứu được khoảng 92 triệu sinh mạng trong giai đoạn từ năm 2025 đến năm 2050, nếu có thể tiếp cận rộng rãi hơn với thuốc kháng sinh phù hợp và điều trị nhiễm trùng tốt hơn.

Nghiên cứu của Lancet cảnh báo rằng tình trạng kháng kháng sinh có liên quan đến hơn 39 triệu ca tử vong trên toàn cầu trong 25 năm tới

Kháng thuốc kháng sinh có thể là nguyên nhân gây ra hơn 39 triệu ca tử vong trên toàn thế giới, theo báo cáo của nghiên cứu của The Lancet.

Kháng thuốc kháng sinh là gì?

Kháng sinh là những loại thuốc rất đặc hiệu được bác sĩ kê đơn cho những bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm.

Bệnh nhân được yêu cầu dùng thuốc theo liều lượng và thời gian cụ thể. Tuy nhiên, đôi khi những loại thuốc này trở nên không hiệu quả, do sự đột biến của các loại vi khuẩn (mục tiêu tiêu diệt của kháng sinh). Những loại vi khuẩn này cũng thường tiến hóa để có thể đánh bại chính loại thuốc đó, khiến thuốc trở nên vô dụng.

Số người tử vong do kháng thuốc ngày càng tăng

Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu về tỷ lệ tử vong và hồ sơ bệnh viện của 204 quốc gia, từ năm 1990 đến năm 2021, tập trung vào 22 tác nhân gây bệnh, 84 sự kết hợp của vi khuẩn và thuốc mà chúng kháng lại và 11 bệnh (bao gồm nhiễm trùng máu và viêm màng não).

Phát hiện cho thấy, mặc dù số trẻ em dưới 5 tuổi tử vong do nhiễm trùng kháng thuốc đã giảm hơn 50% trong 3 thập kỷ qua, nhưng tỷ lệ tử vong ở những người trên 70 tuổi đã tăng 80%.

Số ca tử vong do nhiễm trùng tụ cầu vàng - loại vi khuẩn gây nhiễm trùng da, máu và các cơ quan nội tạng, tăng mạnh nhất, lên tới 90,29%.

Nhiều ca nhiễm trùng gây tử vong nhiều nhất trong giai đoạn 1990-2021 là do một nhóm vi khuẩn có khả năng kháng thuốc đặc biệt mạnh, được gọi là vi khuẩn gram âm. Nhóm này bao gồm Escherichia coli và Acinetobacter baumannii - một tác nhân gây bệnh liên quan đến nhiễm trùng mắc phải trong bệnh viện.

Hơn 39 triệu ca tử vong liên quan đến kháng thuốc trong vòng 25 năm tới- Ảnh 2.

Acinetobacter baumannii - một loại vi khuẩn liên quan đến các bệnh nhiễm trùng mắc phải ở bệnh viện có thể phát triển khả năng kháng thuốc kháng sinh.

Vi khuẩn gram âm kháng thuốc carbapenem, một nhóm kháng sinh được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng và chúng có thể trao đổi gen kháng thuốc kháng sinh với các loài khác cũng như truyền chúng cho con cháu. Số ca tử vong liên quan đến vi khuẩn gram âm kháng carbapenem đã tăng 149,51% (từ 50.900 ca năm 1990 lên 127.000 ca năm 2021).

Báo cáo ước tính rằng, đến năm 2050, tình trạng kháng thuốc kháng sinh có thể gây ra 1,91 triệu ca tử vong mỗi năm và thêm 8,22 triệu người sẽ tử vong do các bệnh liên quan đến tình trạng kháng thuốc. Hơn 65% số ca tử vong do AMR vào năm 2050 sẽ xảy ra ở những người trên 70 tuổi.

Kháng thuốc (AMR) là một cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu gây ra mối đe dọa lớn đối với y học hiện đại. Đi kèm với nó là chi phí kinh tế cao do tỷ lệ mắc bệnh và tử vong liên quan, nhu cầu chẩn đoán và điều trị bổ sung cho các bệnh nhiễm trùng kháng thuốc (DRI) và thời gian nằm viện kéo dài...

Đến năm 2050, khoảng 2 triệu người - phần lớn trên 70 tuổi - có thể tử vong do nhiễm trùng kháng thuốc mỗi năm.


Thanh Phúc
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng

Y tế - 20 phút trước

GĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Người đàn ông bất ngờ phát hiện bị ung thư biểu mô từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông bất ngờ phát hiện bị ung thư biểu mô từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

GĐXH - Trong lần khám gần đây, người đàn ông mắc ung thư biểu mô có biểu hiện mệt mỏi, xanh xao, kết quả xét nghiệm máu cho thấy chỉ số hồng cầu thấp...

Bất ngờ 4 loại rau củ mùa hè người bệnh suy thận không nên ăn thường xuyên

Bất ngờ 4 loại rau củ mùa hè người bệnh suy thận không nên ăn thường xuyên

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

GĐXH - Người bệnh suy thận nên hạn chế những thực phẩm chứa kali. Trong khi rau củ và trái cây tươi lại chứa nhiều kali. Vậy nên việc chọn lựa rau phù hợp với người bệnh suy thận là rất quan trọng.

Cô gái 18 tuổi có thận 'hóa đá' và những sai lầm tàn phá thận một cách nhanh chóng của nhiều người

Cô gái 18 tuổi có thận 'hóa đá' và những sai lầm tàn phá thận một cách nhanh chóng của nhiều người

Sống khỏe - 16 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, hiện nay, bệnh thận đang có xu hướng trẻ hóa. Đáng nói, thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ là một trong những yếu tố nguy cơ thúc đẩy căn bệnh này.

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này

Y tế - 19 giờ trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Cách phân biệt carbohydrate 'tốt' và carbohydrate 'xấu'

Cách phân biệt carbohydrate 'tốt' và carbohydrate 'xấu'

Sống khỏe - 22 giờ trước

Không phải tất cả carbohydrate đều như nhau, việc phân biệt carbohydrate 'tốt' với carbohydrate 'xấu' là cần thiết cho sức khỏe và kiểm soát lượng đường trong máu.

Cách ăn trứng buổi sáng không làm tăng cholesterol, an toàn và tốt nhất cho sức khỏe

Cách ăn trứng buổi sáng không làm tăng cholesterol, an toàn và tốt nhất cho sức khỏe

Sống khỏe - 23 giờ trước

GĐXH - Nếu sáng nào cũng chỉ ăn trứng mà không kết hợp thêm các loại thực phẩm khác, cơ thể sẽ dần thiếu hụt những dưỡng chất thiết yếu...

Cách đơn giản để ăn được nhiều chất xơ hơn

Cách đơn giản để ăn được nhiều chất xơ hơn

Sống khỏe - 1 ngày trước

Chất xơ là một thành phần thiết yếu của chế độ ăn uống lành mạnh nhưng trên thực tế có rất nhiều người lại không cung cấp đủ lượng khuyến nghị mỗi ngày. Vậy phải làm sao để khắc phục tình trạng này?

2 người bị 'bùng phát' viêm gan B mạn tính thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

2 người bị 'bùng phát' viêm gan B mạn tính thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Một người bệnh có tiền sử mắc viêm gan B, thế nhưng anh lại tự dừng thuốc, không đi khám bệnh trong 1 năm nay; một người có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ nhưng lại “quên” kiểm tra xét nghiệm về gan.

Nam sinh 21 tuổi suy tim, suy thận vì loại đồ uống khoái khẩu giới trẻ Việt yêu thích

Nam sinh 21 tuổi suy tim, suy thận vì loại đồ uống khoái khẩu giới trẻ Việt yêu thích

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Điều tra bệnh sử, các bác sĩ cho biết nam sinh bị suy thận này không có tiền sử bệnh lý nào khác ngoài việc uống quá nhiều đồ uống tăng lực.

Top