Hà Nội
23°C / 22-25°C

Khai quật phát hiện bãi cọc Cao Quỳ (Hải Phòng): Cần tiếp tục có nhiều nghiên cứu sâu hơn

Thứ hai, 20:38 23/12/2019 | Xã hội

GiadinhNet – Việc phát hiện bãi cọc cổ Cao Quỳ ở xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng mới đây cho thấy tầm vĩ đại và quy mô rộng lớn của trận chiến Bạch Đằng Giang năm 1288. Theo đó, nhiều nhà nghiên cứu, khoa học cho rằng cần phải phải tiếp tục nghiên cứu, đưa ra hướng bảo tồn nó.

Nói như GS. TSKH Vũ Minh Giang tại hội nghị diễn ra mới đây (21/12) về kết quả khai quật bãi cọc Cao Quỳ trên: "Khi phát hiện ra trận địa này, xem ra phải sắp xếp, hình dung, nhận thức lại nhiều vấn đề về trận Bạch Đằng lịch sử".

Khai quật phát hiện bãi cọc Cao Quỳ (Hải Phòng): Cần tiếp tục có nhiều nghiên cứu sâu hơn - Ảnh 1.

TS. Bùi Văn Hiếu, Viện Khảo cổ học trình bày và báo cáo kết quả khai quật bãi cọc Cao Quỳ

Tại buổi hội nghị, TS. Bùi Văn Hiếu, Viện Khảo cổ học, đại diện đoàn khảo sát báo cáo kết quả khai quật: "Sau 2 tháng khai quật trên nền diện tích gần 1.000 m2, các nhà khoa học đã phát hiện 27 cọc gỗ sến, lim và táu, có đường kính trung bình từ 26-46cm. Vị trí một số cọc nằm ngang, còn lại dựng đứng hoặc nghiêng về phía tây, nam. 

Cọc được bố trí theo ý đồ chiến thuật rõ ràng với nhiều tầng, lớp và đều nằm ở lòng sông trước đây. So với cọc từng phát hiện ở Đồng Vạn Muối, Đồng Má Ngựa và Yên Giang (TX.Quảng Yên, Quảng Ninh) thì cọc tại Cao Quỳ to hơn, chân cọc không được đẽo nhọn, cách thức phân bố cũng khác".

Khai quật phát hiện bãi cọc Cao Quỳ (Hải Phòng): Cần tiếp tục có nhiều nghiên cứu sâu hơn - Ảnh 2.

Vị trí một số cọc nằm ngang, còn lại dựng đứng hoặc nghiêng về phía Tây, Nam

TS. Bùi Văn Hiếu nhận định: "Bãi cọc ở Quảng Yên (Quảng Ninh) mang tính phòng thủ chiến lược ở những vị trí hiểm yếu và có khả năng thu hẹp dòng chảy tạo thành rào cản chiến thuyền địch. Bãi cọc mới ở Cao Quỳ có khả năng dùng để ngăn chặn không cho giặc tiến vào sông Giá. Đây là lần đầu tiên, một loại hình di tích như vậy được phát hiện qua khai quật khảo cổ ở Hải Phòng. Do vậy, chúng ta cần phải tiếp tục nghiên cứu vấn đề này".

Khai quật phát hiện bãi cọc Cao Quỳ (Hải Phòng): Cần tiếp tục có nhiều nghiên cứu sâu hơn - Ảnh 3.

GS. TSKH Vũ Minh Giang - Chủ tịch Hội đồng chức danh Giáo sư liên ngành Lịch sử-Khảo cổ-Dân tộc học, Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản VH QG nêu quan điểm

GS-TSKH Vũ Minh Giang, Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư liên ngành Lịch sử - Khảo cổ - Dân tộc học, Phó chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia cho hay: "Qua việc phát hiện bãi cọc ở Quảng Yên cho thấy, ông cha ta đã không đóng cọc gỗ ở lòng sông Bạch Đằng mà đóng ở các lạch triều nhằm dồn đội hình địch lại, sau đó dùng kế "hỏa công" tiêu diệt các thuyền địch. 

Bên cạnh đó, trận địa này nằm rất gần cửa Bạch Đằng, có một lạch triều chạy qua đây và rất có thể đây là một bãi cọc còn lớn hơn bãi cọc đã tìm thấy ở Quảng Yên. Như vậy, chưa thể khẳng định trận đánh chính nằm ở bãi cọc Quảng Yên hay Cao Quỳ".

"Lâu nay, có nhiều ý kiến về việc xác định trận Bạch Đằng ở Quảng Ninh hay Hải Phòng. Bây giờ có thể khẳng định, trận Bạch Đằng chủ yếu dựa vào địa thế, dân hai bên bờ sông hai địa phương đều có đóng góp, nhưng xét về cấu trúc địa chất thì việc ém quân bên Thủy Nguyên phù hợp hơn, vì có núi non phù hợp với phục binh, còn bên Quảng Yên thì trống trải. Có khả năng lớn đây là nơi đã được quân ta dụ địch vào để đánh", GS. Vũ Minh Giang nhận định.

Khai quật phát hiện bãi cọc Cao Quỳ (Hải Phòng): Cần tiếp tục có nhiều nghiên cứu sâu hơn - Ảnh 4.

PGS.TS Doãn Đình Lâm, Viện Địa chất (Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam) cho rằng sẽ còn nhiều bãi cọc khác tương tự như ở di tích Cao Quỳ

Phân tích về vấn đề này, PGS.TS Doãn Đình Lâm (Viện Địa chất - Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam) nói: "Các triều đại phong kiến phương Bắc khi tiến vào nước ta bằng đường thủy luôn chọn cửa biển Bạch Đằng để đi vào vì nơi đây có độ sâu lớn, lòng sông rộng. 

Khi quân ta quyết đánh địch tại đây, Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn đã cho đóng cọc gỗ tại cửa các lạch triều, ngăn quân địch di chuyển vào đây, qua đó ép địch đi vào nơi đã bày sẵn thế trận. Dọc sông Bạch Đằng có nhiều lạch triều như thế, chính vì vậy, tôi cho rằng sẽ còn nhiều bãi cọc khác tương tự như ở di tích Cao Quỳ".

GS. TS. Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam nhấn mạnh việc phát hiện bãi cọc Cao Quỳ "có ý nghĩa đặc biệt để giới nghiên cứu nhận thức rõ hơn, đúng đắn, đầy đủ sát thực hơn về chiến thắng quân Nguyên Mông của quân dân nhà Trần.

Khai quật phát hiện bãi cọc Cao Quỳ (Hải Phòng): Cần tiếp tục có nhiều nghiên cứu sâu hơn - Ảnh 5.

GS.TS. Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam phát biểu tại hội nghị

Theo ông Ngọc, từ lâu giới khoa học đã cố gắng để làm rõ sự kiện lịch sử này và phát hiện một số bãi cọc ở một số nơi thuộc Hải Phòng, Quảng Ninh. Tuy nhiên, việc phát hiện bãi cọc Cao Quỳ đã "xác định rõ hơn những nghiên cứu từ trước đến nay về chiến thắng Bạch Đằng là đúng, có cơ sở". Vị trí bãi cọc cũng nằm đối diện gần Thiên Long Biển và Hang Son, đại bản doanh của nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ ba.

Nhận định bãi cọc Cao Quỳ và vùng Thủy Nguyên (Hải Phòng) là vùng trung tâm chuẩn bị chiến trường và trung tâm của các trận giao chiến trong chiến dịch Bạch Đằng, ông Ngọc đề xuất địa phương và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sớm xây dựng hồ sơ trình Thủ tướng công nhận bãi cọc Cao Quỳ là di tích quốc gia đặc biệt.

Khai quật phát hiện bãi cọc Cao Quỳ (Hải Phòng): Cần tiếp tục có nhiều nghiên cứu sâu hơn - Ảnh 6.

TS. Trần Đình Thành, Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa (Bộ VH-TT-DL) đề nghị Hải Phòng sớm chuyển đổi khu vực đã khai quật thành đất di sản để có biện pháp bảo tồn

Đồng tình với đề xuất trên, TS Trần Đình Thành - Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa (Bộ VH-TT-DL) phát biểu: "Chiến trận Bạch Đằng đã diễn ra từ Vạn Kiếp (Chí Linh, Hải Dương) đến cửa biển Bạch Đằng. Trong khi các nhà nghiên cứu, các viện nghiên cứu lại nghiên cứu rời rạc, từng khu vực, bây giờ mới có sự liên kết. Qua đó, ta mới thấy chiến thắng Bạch Đằng lớn lao thế nào. 

Chúng ta nên khai quật ở nhiều khu vực, xây dựng trận Bạch Đằng bằng hình tượng cụ thể, chứng minh bằng dấu ấn vật chất. Nếu làm được điều này thì sẽ mang lại kết quả rất lớn vì nhiều nhà khoa học quốc tế đã đánh giá trận Bạch Đằng là một trận chiến quốc tế, có thể coi là di sản thế giới". 

Ông Thành cũng đề nghị TP Hải Phòng sớm chuyển đổi khu vực đã được khai quật thành đất di sản để có biện pháp bảo tồn.

Khai quật phát hiện bãi cọc Cao Quỳ (Hải Phòng): Cần tiếp tục có nhiều nghiên cứu sâu hơn - Ảnh 7.

Theo Nhà sử học Dương Trung Quốc vị trí phát hiện bãi cọc Cao Quỳ cũng rất thuận lợi trong việc bảo tồn và phát huy giá trị

Nhà sử học Dương Trung Quốc - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, thành viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia nhận xét: "Hiếm có một nơi nào có một di chỉ khảo cổ hoàn chỉnh với các tầng đất và hiện vật trong đất như ở Cao Quỳ. Vị trí phát hiện cũng rất thuận lợi trong việc bảo tồn và phát huy giá trị. Và tại khu vực này chúng ta có thể trồng một rừng lim nhằm gợi lại lịch sử, tập quán ngày xưa của ông cha ta. Rất mong thành phố Hải Phòng quan tâm lâu dài và bền vững đối với di chỉ khảo cổ có giá trị đặc biệt quan trọng này".

Trước đó, vào chiều 20/12, các nhà khoa học, nghiên cứu lịch sử đã có buổi khảo sát thực địa bãi cọc Cao Quỳ. Theo GS sử học Lê Văn Lan: "Điều này làm đảo lộn khá nhiều những gì đã biết về trận Bạch Đằng năm 1288. Chúng ta vốn chỉ biết quân dân nhà Trần dẫn dụ, chọn giờ đánh địch để chiến thắng đế chế Nguyên Mông ở dưới khu vực Quảng Yên. Nhưng giờ ở đây lại có bãi cọc này. Ta phải gọi đại chiến công của nhà Trần năm 1288 tại Bạch Đằng là một chiến dịch quân sự chứ không chỉ là một trận chiến đơn thuần".

Đinh Huyền – Minh Lý

Minh Lý
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nữ sinh Hà Tĩnh chinh phục điểm SAT top 1% thế giới

Nữ sinh Hà Tĩnh chinh phục điểm SAT top 1% thế giới

Giáo dục - 54 phút trước

GĐXH - Nữ sinh Nguyễn Thị Diệu Anh, lớp 12 Anh 1, Trường Trung học phổ thông Chuyên Hà Tĩnh vừa xuất sắc giành số điểm tuyệt đối bài thi SAT 1600/1600.

Suýt mất tiền vì quen bạn trai trên mạng

Suýt mất tiền vì quen bạn trai trên mạng

Xã hội - 56 phút trước

GĐXH - Đối tượng kết bạn làm quen rồi chiếm được tình cảm của chị L., sau đó yêu cầu chị L. phải đóng một khoản phí để nhận được món hàng lớn do đối tượng tặng. Nghi ngờ bị lừa đảo, chị L. trình báo công an.

Danh sách địa chỉ uy tín làm hộ chiếu (passport) trực tiếp tại 63 tỉnh/thành trên cả nước, người dân nên tham khảo

Danh sách địa chỉ uy tín làm hộ chiếu (passport) trực tiếp tại 63 tỉnh/thành trên cả nước, người dân nên tham khảo

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Người dân nên đến đâu để làm hộ chiếu (passport) uy tín, nhanh gọn? Dưới đây là các địa chỉ làm hộ chiếu (passport) trực tiếp tại các tỉnh/thành trên cả nước người dân có thể tham khảo.

Thời tiết miền Bắc lại sắp thay đổi khác biệt sau chuỗi ngày nắng

Thời tiết miền Bắc lại sắp thay đổi khác biệt sau chuỗi ngày nắng

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH – Theo dự báo thời tiết hôm nay, trưa chiều Bắc Bộ tiếp tục nắng ấm với mức nhiệt cao nhất có nơi 29 độ. Đến cuối tuần, đợt không khí lạnh tăng cường tràn về, miền Bắc có mưa nhỏ, nhiệt độ giảm.

Khởi tố 10 bị can trong đường dây tổ chức sản xuất trái phép 1,4 tấn ma túy tại Nha Trang

Khởi tố 10 bị can trong đường dây tổ chức sản xuất trái phép 1,4 tấn ma túy tại Nha Trang

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Cơ quan công an đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam 10 người trong vụ án sản xuất trái phép chất ma túy tại TP Nha Trang (Khánh Hòa).

Tin sáng 4/4: Vàng tăng mạnh, tiến sát 103 triệu đồng/lượng; Hà Nội dự kiến giảm 50% xã, phường sau sắp xếp

Tin sáng 4/4: Vàng tăng mạnh, tiến sát 103 triệu đồng/lượng; Hà Nội dự kiến giảm 50% xã, phường sau sắp xếp

Xã hội - 2 giờ trước

GĐXH - Giá vàng trong nước hôm nay giao dịch ở mức đỉnh lịch sử. Chênh lệch mua vào - bán ra tới gần 3 triệu đồng/lượng; hiện nay, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, nếu thực hiện theo dự thảo, Hà Nội sẽ giảm từ 526 phường, xã, thị trấn xuống còn 263 đơn vị hành chính cấp xã.

Công an làm việc với người tung tin thất thiệt 'mẹ sát hại con để lấy tiền bảo hiểm'

Công an làm việc với người tung tin thất thiệt 'mẹ sát hại con để lấy tiền bảo hiểm'

Pháp luật - 2 giờ trước

Công an đã mời người livestream phát tán thông tin về vụ việc gây sốc ở thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Người này thừa nhận do suy nghĩ thiếu chín chắn nên đã livestream có nội dung sai sự thật, gây hoang mang trong nhân dân và tác động ảnh hưởng tiêu cực tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.

Các trường tuyển ngành Y, Sư phạm bằng tổ hợp 'lạ': Bộ GD&ĐT nói gì?

Các trường tuyển ngành Y, Sư phạm bằng tổ hợp 'lạ': Bộ GD&ĐT nói gì?

Giáo dục - 2 giờ trước

Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường tuyển ngành Y, Sư phạm bằng tổ hợp 'lạ' không có môn chính rà soát lại hoạt động tuyển sinh.

Nửa đêm lẻn vào Đền Quan Hoàng Bảy để trộm tiền công đức

Nửa đêm lẻn vào Đền Quan Hoàng Bảy để trộm tiền công đức

Pháp luật - 11 giờ trước

GĐXH - Lợi dụng đêm tối, Danh đã đột nhập vào khu vực thờ tự của Đền Quan Hoàng Bảy, với mục đích chiếm đoạt tiền công đức. Tuy nhiên, mọi hành vi của đối tượng đều không qua mắt được lực lượng công an cùng quần chúng nhân dân.

Hà Nội: Vì sao dự án đường nối Đỗ Đức Dục - Mễ Trì dài hơn 800m nhưng 'mắc kẹt' gần 10 năm?

Hà Nội: Vì sao dự án đường nối Đỗ Đức Dục - Mễ Trì dài hơn 800m nhưng 'mắc kẹt' gần 10 năm?

Đời sống - 12 giờ trước

GĐXH - Sau gần 10 năm khởi công, con đường dài hơn 800m của dự án đường nối Đỗ Đức Dục - Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) vẫn dang dở, ngổn ngang. Theo người dân sinh sống tại khu vực dự án đi qua, nguyên nhân khiến dự án này "mắc kẹt" là bởi sự thiếu minh bạch liên quan đến hồ sơ pháp lý, quy hoạch cũng như công tác giải phóng mặt bằng...

Top