Hà Nội
23°C / 22-25°C

Khên Lền tựu trường sau lũ dữ

Thứ năm, 06:08 03/09/2009 | Xã hội

Giadinh.net - Cơn lũ dữ quét qua thôn Khên Lền, xã Công Bằng, huyện Pắc Nặm, Bắc Kạn tính đến nay vừa đúng hai tháng. Nỗi đau mất người thân, gia đình, nhà cửa vẫn còn trên những gương mặt học sinh nơi đây. Tuy nhiên, năm học mới đã bắt đầu.

Sách vở, bút mực và cả nhà mới... đã được xã Công Bằng chuẩn bị sẵn sàng để đón các em quay trở lại trường.

Bàng hoàng ngày lũ đến

Hai tháng trôi qua, nhưng vết tích của cơn lũ vẫn còn hằn trên gương mặt em Bàn Thị Khe, 13 tuổi. Một vết thâm tím to vẫn còn in gần hết trên thái dương bên trái của em. Khe vẫn chưa hết bàng hoàng khi nhớ lại buổi sáng định mệnh ngày 4/7. Khe run run kể: “Lúc đó em và chị gái đang ngủ ở nhà ngoài thì thấy đất, đá, nước ở trên núi đổ xuống ầm ầm. Chưa kịp hiểu chuyện gì xảy ra thì cả hai chị em cùng tấm phản làm giường đã bị cuốn phăng ra ngoài nhà, trôi trượt theo đất, bùn. Khi tỉnh dậy, em thấy hai chị em đang nằm ở gốc chuối, khắp người bị trầy xước”.

Trận lũ lịch sử đó đã cướp đi bố mẹ và 2 người em, đẩy Khe và chị gái là Bàn Thị Bết rơi vào cảnh mồ côi, không nhà cửa. Em Bết sụt sùi: “Bố mẹ không còn, nhà cửa bị lũ lấy mất, tài sản chẳng còn gì, em chưa biết chị em em sẽ ăn và học như thế nào trong năm học mới?!”.

Hiện tại, hai chị em đang sống cùng với 12 hộ gia đình khác tại các phòng học của Trường tiểu học Công Bằng. Trong số đó, còn có em Triệu Thị Nái, học sinh lớp 3- một trong những em học sinh có hoàn cảnh thương tâm sau trận lũ tàn khốc. Chỉ sau 1 đêm, lũ đã cuốn đi bố mẹ và em trai của Nái. Hiện tại, em đang sống với bà (năm nay đã 81 tuổi) và một chị gái đang học nội trú.
 
Triệu Thị Nái và bà 81 tuổi sẽ được một căn nhà tái định cư trị giá 50 triệu đồng
do Tập đoàn Dầu khí tài trợ.

Cô bé đã biết tự lo cho bản thân và chăm người bà già yếu. Giờ đây, Nái sống trong sự đùm bọc của bà con hàng xóm. Ai cũng khen Nái học giỏi và ngoan ngoãn. Nhưng Nái thì chẳng nói gì nhiều về bản thân, ngoài ánh mắt buồn rười rượi.

Ngày trở lại trường

Thầy giáo Lường Văn Hải – Phó hiệu trưởng Trường tiểu học Công Bằng, Bí thư chi bộ nhà trường là người quay lại trường đầu tiên sau cơn lũ dữ. Cơn lũ đến khi trường đang nghỉ hè. Mãi đến ngày 6/7, thầy mới có thể quay trở lại điểm trường. Dãy nhà 3 phòng học hôm nào với đầy đủ đồ dùng, tư trang của giáo viên giờ đã sạt lở mất 1 lớp, khắp nơi lênh láng bùn đất, lấp đầy bàn ghế.

Năm học mới, mỗi em học sinh nơi đây đã được cấp phát vở và SGK miễn phí cùng với học bổng hỗ trợ cho học sinh nghèo. Nỗi đau đã đi qua, trường mới, lớp mới và cả lòng nhiệt tình của các giáo viên nơi đây sẽ là điểm tựa cho các em bước tiếp trên con đường học hành.

Hai tủ đựng đồ dùng học tập cũng ngập trong bùn đất và bị cuốn trôi phân nửa. Không có ai, từ người dân, đến giáo viên. Điểm trường này ở cách xa trường chính 10km, người đi nhanh nhất cũng mất 3h.

Nhìn trường tan hoang, thầy Hải không cầm được nước mắt: “Cơn lũ khủng khiếp quá, tôi chưa từng được chứng kiến trong đời mình. Ngay lúc đó, việc làm đầu tiên của tôi là đi tìm kiếm học sinh. Tôi đến các điểm dân sơ tán tìm các em. Tin dữ đầu tiên là em Bàn Thị Chuống, học sinh lớp 3 của điểm trường đã bị lũ cuốn mất. Em chết khi đang ngủ. Tiếp sau đó là nhiều học sinh mất cả cha lẫn mẹ, đứng trước nguy cơ bỏ học. Đến 8/7 thì tôi kiểm tra đầy đủ số học sinh của mình. 69 em, giờ còn 68 em, các em còn lại đều được sơ tán đến nơi an toàn”.

Sau đó, thầy Hải cùng bộ đội, công an và đoàn viên thanh niên thu gom những đồ dùng học tập còn sót lại, vẫn có thể sử dụng được, gửi tạm nhà dân và bắt tay vào xây dựng điểm trường mới.
 
Người dân đang ở nhờ trong lớp học của Trường tiểu học Công Bằng.

Dân ở đâu, trường học theo đó

Chúng tôi về Pắc Nặm sau đúng 2 tháng trận lũ lịch sử vừa quét qua. 12 hộ gia đình mất nhà cửa và nằm trong vùng nguy hiểm của con suối đã và đang ở tạm trong Trường tiểu học Công Bằng. Lớp học giờ trở thành nơi sinh sống tạm thời của các hộ dân. Mỗi hộ dân này đều được xã và các đơn vị tài trợ xây dựng 1 ngôi nhà trị giá 50 triệu đồng cùng với 1.500m2 đất để bắt đầu cuộc sống mới. Bà cháu em Triệu Thị Nái cũng được cấp một căn nhà như thế để ổn định cuộc sống.

Ông La Văn Lìu, Phó phòng Giáo dục huyện Pắc Nặm cho biết: “Tại điểm trường Khên Lền, những người dân ở vùng sạt lở đã dạt ra vùng xung quanh. Sau lũ, một số hộ gia đình đã chuyển tới vùng giáp ranh với huyện Yên Thổ, tỉnh Cao Bằng nên 4 học sinh đã theo cha mẹ học tại trường Yên Thổ, Bảo Lạc, Cao Bằng.

Có 4 em học sinh đã học lên lớp 4, lớp 5, có thể học nội trú đã được trường đón lên học tại trường chính ở trung tâm xã Công Bằng. Một số sang đỉnh đèo Khâu Slôm, xã Khâu Hiệu cũng thuộc huyện Pắc Nặm nên học sinh cũng sẽ chuyển sang học ở xã này. Việc di chuyển này đã khiến những lớp ghép ngày xưa giờ đủ học sinh, các em đã được học lớp đơn với đúng bậc học của mình. Những học sinh còn lại, theo gia đình chuyển sang vùng vốn là nương rẫy trước đây để dựng nhà. Dân đi đâu, trường học theo đó. Do vậy, chúng tôi đã huy động dân quân, bộ đội, đoàn thanh niên... ngay lập tức dựng một điểm trường mới ngay chỗ người dân định cư để ngày 5/9, các em có thể đến trường với bao bạn bè trên cả nước”.

Điểm trường mới dựng tại Phya Đeny – Núi đá đỏ, nằm cách xa điểm trường cũ 2km. Để đến được nơi xây dựng điểm trường mới, phải đi qua một thác nước có tên là Bèng Thây – Thang Đá – có một ghềnh đá rất nguy hiểm, đường đi vô cùng khó khăn. Chỉ có 2km thôi nhưng người giỏi đi ở đây cũng phải đi mất cả giờ đồng hồ. Chưa kể phải mang vác vật liệu xây dựng lên. “Nhưng khó khăn bao nhiêu cũng phải làm được phòng học mới. Đó không chỉ là nhiệm vụ của ngành, mà là nhiệm vụ chính trị quan trọng”, thầy La Văn Lìu khẳng định. Lớp học mới sẽ có 13 học sinh tiểu học, 9 em học mầm non và 2 giáo viên.

Năm học mới này Trường tiểu học Công Bằng sẽ gặp nhiều khó khăn. Học sinh phải học 2 ca vì dân vẫn chưa thể di dời đi. Giáo viên phải dốc sức vào xây dựng điểm trường mới. Ngoài ra, các giáo viên nơi đây phải chuẩn bị tinh thần để vận động học sinh quay lại trường lớp vì nguy cơ học sinh bỏ học do hoàn cảnh khó khăn là rất cao. Những năm trước, giáo viên phải đến vận động những em học sinh bỏ học đến 4 lần. Việc nghỉ học một, hai ngày trong tuần là thường xuyên. Năm nay, công tác này sẽ phải quán triệt hơn để giáo viên chuẩn bị tinh thần, quyết tâm không để học sinh nào bỏ học.

Minh Hằng

hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Một học sinh lớp 6 rơi lầu chung cư sau tin nhắn “con tự tử”

Một học sinh lớp 6 rơi lầu chung cư sau tin nhắn “con tự tử”

Xã hội - 4 giờ trước

Ngày 7-5, lãnh đạo phường Hòa Thọ Đông (quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) xác nhận vừa có vụ việc học sinh lớp 6 rơi lầu trên địa bàn.

Kênh mương Kẻ Khế ở Hà Nội tràn ngập rác, nguồn nước đen kịt tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh

Kênh mương Kẻ Khế ở Hà Nội tràn ngập rác, nguồn nước đen kịt tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Dự án cống hóa mương Kẻ Khế chảy qua phường Đội Cấn và Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội dù đã được phê duyệt từ năm 2008 nhưng đến nay vẫn "án binh bất động", trở thành nơi tập kết rác thải sinh hoạt, nguồn nước đục ngầu gây ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nguy cơ bệnh tật.

Sau cú điện thoại, người phụ nữ cao tuổi mất 15 tỷ đồng

Sau cú điện thoại, người phụ nữ cao tuổi mất 15 tỷ đồng

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Nhận cuộc gọi từ người tự xưng là công an, bà P bị đưa vào “bẫy” và mất 15 tỷ đồng.

Bảng lương của giáo viên có gì thay đổi từ ngày 1/7/2024?

Bảng lương của giáo viên có gì thay đổi từ ngày 1/7/2024?

Thời sự - 6 giờ trước

GĐXH - Theo chính sách cải cách tiền lương, bảng lương của giáo viên có sự thay đổi theo quy định. Vậy bảng lương của giáo viên thay đổi thế nào từ ngày 1/7/2024?

Chuyên gia nói gì về việc sổ đỏ có thể in mã QR trong thời gian tới?

Chuyên gia nói gì về việc sổ đỏ có thể in mã QR trong thời gian tới?

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, đề xuất in mã QR vào sổ đỏ là một xu thế tất yếu của chuyển đổi số và phù hợp với công nghệ 4.0. Từ đó, giúp giải quyết được nhiều vấn đề trong công tác quản lý đất đai của cơ quan Nhà nước.

Đổi vỏ sữa lấy sen đá: Cách giới trẻ lan tỏa lối sống xanh

Đổi vỏ sữa lấy sen đá: Cách giới trẻ lan tỏa lối sống xanh

Xã hội - 6 giờ trước

GĐXH - "Đổi chai nhựa, vỏ sữa lấy sen đá" là hoạt động thường niên được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức người dân về thói quen phân loại rác tại nguồn, hạn chế rác thải ra môi trường.

 Hà Nội đẹp ngỡ ngàng mùa hoa bằng lăng tím

Hà Nội đẹp ngỡ ngàng mùa hoa bằng lăng tím

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Những ngày này, phố phường Hà Nội lại khoác lên mình sắc tím mộng mơ khi hoa bằng lăng nở rộ. Màu hoa tím dưới nắng đầu mùa phủ khắp nhiều tuyến phố tạo nên vẻ đẹp lãng mạn, thơ mộng.

Lịch cắt điện Hải Dương tuần này (từ 6 - 12/5/2024): Nắng nóng quay trở lại, hàng loạt khu dân cư nằm trong danh sách mất điện

Lịch cắt điện Hải Dương tuần này (từ 6 - 12/5/2024): Nắng nóng quay trở lại, hàng loạt khu dân cư nằm trong danh sách mất điện

Đời sống - 8 giờ trước

GĐXH - Theo lịch cắt điện của Công ty Điện lực Hải Dương, tuần này một số khu vực mất điện liên tục gồm có: TP. Hải Dương, Chí Linh, Thị xã Kinh Môn, huyện Bình Giang, Ninh Giang, Cẩm Giàng, Kim Thành…

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 7/5/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 7/5/2024

Đời sống - 9 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Ba ngày 7/5/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

5 công việc cực kỳ nguy hiểm nhưng lại có mức lương rất cao

5 công việc cực kỳ nguy hiểm nhưng lại có mức lương rất cao

Đời sống - 9 giờ trước

GĐXH - Với tính chất nguy hiểm, nhưng có một số ngành nghề vẫn được ưa chuộng và có số lượng ứng viên đăng ký ứng tuyển cao.

Top