Hà Nội
23°C / 22-25°C

Khi bác sĩ đi tuyến

Ðề án 1816 được Bệnh viện TƯ Huế triển khai đến các bệnh viện tuyến tỉnh ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên đã được 3 năm.

Bác sĩ về gần với dân giúp giảm tải cho bệnh viện tuyến trên.

Với đội ngũ cán bộ y tế nhiệt tình, tay nghề cao, các bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên... Bệnh viện Trung ương Huế đã giúp các bệnh viện tuyến tỉnh nâng cao tay nghề, sử dụng thành thạo những kỹ thuật tiên tiến và trang thiết bị hiện đại. Nhờ đó góp phần giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân vùng sâu, vùng xa.

Từ đào tạo

Ðề án 1816 "Cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh" là một chủ trương lớn của ngành y tế. Trước đây, nhiều bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh tuy được đầu tư trang thiết bị hiện đại, đồng bộ từ máy thông dụng đến máy móc hiện đại nhưng nhiều nơi vẫn phải "đắp mền" vì không có người sử dụng. Chính điều này đã đòi hỏi phải đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực ở các bệnh viện tuyến y tế cơ sở. Ðây là cơ hội để chuyển giao kỹ thuật đào tạo nguồn cán bộ tại chỗ và để giảm tải tuyến trên. Bệnh viện Trung ương Huế là một trong 3 bệnh viện đặc biệt (trực thuộc Bộ Y tế), là nơi thực hiện nhiệm vụ khám, chữa bệnh cho nhân dân 16 tỉnh, thành khu vực miền Trung và Tây Nguyên, đồng thời là cơ sở đào tạo cán bộ y tế cho mạng lưới y tế miền Trung.

 
Nhận thức tầm quan trọng và tính cấp thiết của đề án, Ban Giám đốc Bệnh viện đã thành lập ban chỉ đạo, cử các đoàn cán bộ có trình độ chuyên môn cao khảo sát thực tế, từ đó xác định mục tiêu hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật cho từng bệnh viện. PGS. Phạm Như Hiệp, Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế cho biết: "Trước khi chuyển giao kỹ thuật cao về các bệnh viện tuyến tỉnh, các đơn vị tuyến y tế cơ sở phải cử người về Bệnh viện Trung ương Huế học các kỹ thuật cơ bản. Bệnh viện không đào tạo ồ ạt, mà chỉ đào tạo khoảng từ 1 - 3 bác sĩ hoặc kỹ thuật viên và tạo điều kiện để họ tham gia phẫu thuật như những bác sĩ đa khoa, đến khi nào họ thực hiện tương đối tốt các kỹ thuật mới trở về địa phương. Khi về tuyến tỉnh chuyển giao kỹ thuật, những ca đầu tiên chúng tôi vừa làm vừa hướng dẫn để cán bộ y tế nơi đó đứng ngoài xem, những ca sau thì trực tiếp "cầm tay, chỉ việc" cụ thể từng động tác, dần dần sau đó để họ chủ động tất cả các khâu...".
... đến thực hiện

Hàng trăm kỹ thuật mới và phức tạp như: nội soi can thiệp, phẫu thuật tim hở, tim mạch can thiệp, phẫu thuật nội soi... đã "theo chân" bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế tỏa về các tỉnh, cơ sở y tế tuyến dưới, phục vụ "tại chỗ" cho người dân nghèo mắc bệnh hiểm. Nhiều ca bệnh khó đã được điều trị thành công tại tuyến y tế cơ sở, không phải chuyển lên tuyến trên, góp phần giảm tải cho các bệnh viện tuyến trung ương, đồng thời giảm chi phí cho người bệnh. Một trong những người có nhiều tháng bám trụ với cơ sở nhất là BS. Nguyễn Thuần, Phó trưởng Khoa Ngoại tổng hợp. Ông cùng các bác sĩ của bệnh viện đã tận tình hướng dẫn, trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao được nhiều kỹ thuật ngoại khoa cũng như hoàn thiện một số kỹ thuật cơ bản thuộc chuyên ngành ngoại tiêu hóa và tiết niệu, nhất là trong lĩnh vực nội soi. Ông cũng giúp tuyến y tế cơ sở ở các tỉnh hệ thống hóa quy trình thiết lập, vận hành và bảo dưỡng máy móc, dụng cụ chuyên ngành nội soi, bảo đảm vận hành tốt, an toàn.
 
BS. Thuần cho biết: "Theo Ðề án 1816, tôi đã đi các tỉnh tổng số 14 tháng, có bệnh viện ở 3 tháng, nhưng cũng có bệnh viện ở đến 6 tháng. Có những nơi đã có máy nội soi nhưng bác sĩ chỉ phẫu thuật mổ hở vì chưa thực hiện được phẫu thuật nội soi nên bệnh nhân phải nằm viện lâu ngày, nhưng khi chúng tôi đến hướng dẫn họ phẫu thuật bằng nội soi, chỉ từ 3 - 5 ngày là người bệnh được xuất viện. Chúng tôi đã chuyển giao cho bệnh viện tuyến tỉnh nhiều sáng kiến và những kinh nghiệm tích lũy được sau nhiều năm làm nghề để rút ngắn thời gian phẫu thuật, giúp bệnh nhân hồi phục nhanh và đỡ tốn kém chi phí trong khi điều trị bệnh".
Khó khăn cần tháo gỡ

Tuy nhiên, việc thực hiện Ðề án 1816 tại Bệnh viện Trung ương Huế cũng gặp phải một số khó khăn. Ðó là địa bàn công tác luân phiên trải dài từ Hà Tĩnh đến Ninh Thuận... cho đến Tây Nguyên, nhiều địa phương ở vùng sâu, vùng xa, không có các tuyến xe vận chuyển nên việc kiểm tra, giám sát, đánh giá... gặp nhiều khó khăn. Một số bệnh viện tuyến dưới chưa chuẩn bị sẵn sàng nhân lực hoặc chất lượng nguồn nhân lực chưa bảo đảm, cán bộ luân phiên có khi vừa làm thầy, vừa phải làm thay nên kéo dài thời gian hỗ trợ và chuyển giao. Theo BS. Thuần, ở một số nơi, đồng nghiệp của họ phải giải quyết quá nhiều công việc mà thiếu thốn từ nhân lực đến các phương tiện cần thiết, việc cập nhật kiến thức cũng rất khó khăn. Có bác sĩ phải trực "giã gạo" (liên tục) và phải đi mổ phiên trong lúc trực cấp cứu (đây là một điều cấm trong quy chế trực) vì không có người.

Ðể Ðề án thật sự phát huy hiệu quả, cần có chính sách đãi ngộ, thu hút nhân lực về công tác ở các bệnh viện tuyến tỉnh; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, máy móc trang thiết bị; có kế hoạch đào tạo cho cán bộ, kết hợp đào tạo ngắn hạn (tập huấn, chuyển giao kỹ thuật tại chỗ, cử ê-kíp cán bộ đi học ở bệnh viện tuyến trên...) với đào tạo dài hạn cho cán bộ tuyến dưới (chuyên khoa I, chuyên khoa II, thạc sĩ...). Một số chuyên khoa chỉ cần tăng cường theo từng đợt ngắn ngày do đặc tính của kỹ thuật và số lượng bệnh nhân.

Theo Nguyễn Công
SK&ĐS

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ngôi nhà thứ hai của ngư dân

Ngôi nhà thứ hai của ngư dân

Y tế - 9 năm trước

GiadinhNet - Từ mô hình "Quỹ y tế" cùng với tập thể y, bác sỹ đầy tâm huyết đã đưa một xã nghèo ven biển trở thành điểm sáng về chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân- Đó là trạm y tế xã Diễn Vạn, huyện Diễn Châu – Nghệ An- đơn vị đầu tiên tại địa phương đạt chuẩn quốc gia về y tế, được vinh dự đón nhận danh hiệu Anh hùng lao động năm 2009.

Hồ Chí Minh với quan điểm về sức khỏe, y tế và đạo đức của người thầy thuốc

Hồ Chí Minh với quan điểm về sức khỏe, y tế và đạo đức của người thầy thuốc

Y tế - 9 năm trước

GiadinhNet - Hướng tới Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2) báo Gia đình & Xã hội xin trân trọng trích giới thiệu tài liệu viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh với quan điểm sức khỏe, y tế và đạo đức của người thầy thuốc trong cuốn sách “Một số vấn đề xây dựng ngành y tế phát triển ở Việt Nam” của Cố Giáo sư - TS Đỗ Nguyên Phương, Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương khẳng định mũi nhọn khi có Đề án 1816

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương khẳng định mũi nhọn khi có Đề án 1816

Y tế - 10 năm trước

Năm 2011, thực hiện chương trình hợp tác với Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương đã có nhiều khởi sắc, đặc biệt trong lĩnh vực ngoại khoa.

Lợi ích kép với người bệnh và bệnh viện

Lợi ích kép với người bệnh và bệnh viện

Y tế - 10 năm trước

Ngày 6/6/2014 là ngày ghi dấu đặc biệt khi lần đầu tiên Bệnh viện Nhi đồng - Đồng Nai thực hiện thành công phẫu thuật chấn thương sọ não với sự hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật của Bệnh viện Nhi đồng 2 (thành phố Hồ Chí Minh).

Người dân hưởng lợi khi bệnh viện nâng cao chuyên môn

Người dân hưởng lợi khi bệnh viện nâng cao chuyên môn

Y tế - 10 năm trước

Từ khi tái thành lập vào năm 2007 đến nay, bằng việc tập trung đầu tư về con người, trang thiết bị và không ngừng áp dụng các kỹ thuật cao, Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ ngày càng khẳng định vị thế của bệnh viện hạng I cấp thành phố trực thuộc Trung ương. Nhiều trường hợp bệnh thay vì phải chuyển viện lên thành phố Hồ Chí Minh, nay đã được điều trị ngay tại địa phương.

Cải tiến quy trình khám chữa bệnh: Người bệnh đã giảm thời gian chờ đợi

Cải tiến quy trình khám chữa bệnh: Người bệnh đã giảm thời gian chờ đợi

Y tế - 10 năm trước

Cải tiến quy trình khám, chữa bệnh, cải cách thủ tục hành chính trong khám, chữa bệnh là một trong những mục tiêu quan trọng của ngành Y tế nhằm giảm thời gian chờ đợi, nâng cao sự hài lòng của người dân khi đến khám và điều trị tại các cơ sở khám, chữa bệnh.

Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí Quảng Ninh tích cực hỗ trợ chuyên môn cho các đơn vị

Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí Quảng Ninh tích cực hỗ trợ chuyên môn cho các đơn vị

Y tế - 10 năm trước

Thực hiện Đề án 1816 của Bộ Y tế, từ nhiều năm qua Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí Quảng Ninh đã luôn duy trì hoạt động tổ chức các đợt tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho bệnh viện tuyến huyện trong tỉnh và nhiều bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện các tỉnh lân cận.

Đắc Nông: Ban hành chính sách đãi ngộ bác sỹ

Đắc Nông: Ban hành chính sách đãi ngộ bác sỹ

Y tế - 10 năm trước

Vừa qua, Hội đồng Nhân dân tỉnh Đắc Nông đã thông qua Nghị quyết quy định chính sách thu hút, đãi ngộ đối với bác sỹ, dược sỹ đại học và sau đại học về công tác tại các cơ quan, đơn vị y tế công lập trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015-2020.

Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn triển khai hoạt động Phòng khám vệ tinh Chấn thương chỉnh hình

Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn triển khai hoạt động Phòng khám vệ tinh Chấn thương chỉnh hình

Y tế - 10 năm trước

Ngày 6/10, Bệnh viện Đa khoa sài Gòn phối hợp với bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình chính thức triển khai hoạt động Phòng khám vệ tinh chuyên khoa cột sống, chỉnh hình, cơ xương khớp. Hoạt động Phòng khám vệ tinh do bác sĩ của Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình trực tiếp khám, tư vấn và điều trị bệnh nhân.

Ứng dụng khoa học công nghệ trong khám chữa bệnh: Giảm vượt tuyến, nâng nội lực

Ứng dụng khoa học công nghệ trong khám chữa bệnh: Giảm vượt tuyến, nâng nội lực

Y tế - 10 năm trước

Những năm qua, với việc đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KHCN vào công tác khám chữa bệnh đã góp phần nâng tỷ lệ những ca điều trị thành công, giảm chi phí và thời gian khám chữa bệnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.

Cải tiến quy trình khám chữa bệnh: Người bệnh đã giảm thời gian chờ đợi

Cải tiến quy trình khám chữa bệnh: Người bệnh đã giảm thời gian chờ đợi

Y tế

Cải tiến quy trình khám, chữa bệnh, cải cách thủ tục hành chính trong khám, chữa bệnh là một trong những mục tiêu quan trọng của ngành Y tế nhằm giảm thời gian chờ đợi, nâng cao sự hài lòng của người dân khi đến khám và điều trị tại các cơ sở khám, chữa bệnh.

Top