Hà Nội
23°C / 22-25°C

Khi con vắng mẹ

Thứ sáu, 09:08 09/09/2011 | Gia đình

GiadinhNet - Vì muốn thoát nghèo, không ít phụ nữ nông thôn đành phải để con lại cho chồng hoặc bố mẹ già để đi xuất khẩu lao động. Nhiều đứa trẻ dù đã học lớp 3, lớp 4 nhưng trong đầu không hình dung nổi về người mẹ của mình, bởi mẹ xa con từ khi còn ẵm ngửa….

 
Những gương mặt buồn
 
Một trong những gia đình có người đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) mà tôi dành thời gian ở lại lâu nhất là gia đình của cháu Phạm Thị Mai, SN 2003 ở xã Đông Giang, huyện Đông Hưng, Thái Bình. Mẹ cháu Mai - chị Bùi Thị Minh, là vợ của anh Phạm Phú Tiến (nhân vật từng đề cập ở bài "Về nơi... vắng vợ", số 106, ra ngày 5/9) đi Đài Loan khi cháu Mai vừa mới được 18 tháng tuổi. Ngày đó, kinh tế gia đình anh Tiến còn khó khăn lắm. Anh chạy xe ôm, chị ở nhà làm ruộng. Khi có công ty về Đông Giang để tuyển người đi giúp việc gia đình ở Đài Loan, chị Minh nằng nặc đòi đi.

Đến bây giờ, anh Tiến vẫn còn nhớ như in ngày tiễn vợ ra sân bay. "Đó là một ngày kinh hoàng, nghĩ lại tôi vẫn thấy không hết sợ. Hôm đó, cháu Mai nhà tôi sốt phải nằm bệnh viện. Nhận được điện thoại của công ty tuyển dụng "phải lên Hà Nội ngay" để xuất cảnh, hai vợ chồng cuống cuồng chuyển hành lý lên chiếc xe máy - phương tiện hành nghề xe ôm của tôi. Một phần sợ chậm giờ bay của vợ, một phần nóng ruột vì con còn nằm viện nên tôi phóng như điên. Tôi không nhớ là mình đi bao nhiêu cây số/giờ, chỉ biết rằng tôi vặn ga hết công suất. Giờ nghĩ lại tôi vẫn thấy sợ", anh Tiến kể.
 
- Cháu Mai chắc là giống mẹ? tôi xoa dịu cảm xúc của anh Tiến bằng cách chuyển chủ đề.

Anh Tiến cười, gật đầu xác nhận. Tôi quay ra hỏi Mai:

- Mai có nhớ mẹ không?

Mai không trả lời tôi, chỉ lắc đầu...

Bà Nguyễn Thị Nhẫn, 77 tuổi, bà nội của Mai ngồi bên cạnh giờ mới lên tiếng: "Cháu không nhớ mẹ đâu cô ạ, nó có biết mẹ nó thế nào đâu(!)".

Bà Nhẫn cứ thế kể: Con bé này ngày mới sinh phải nằm lồng ấp. Người ta sinh thiếu tháng thì nó lại thừa mất ba ngày. Ngày đó cháu lại bị bệnh ở lá lách. Tôi toàn đi mua tiết lợn về cho cháu ăn. Lúc thì tôi nấu cháo, lúc thì băm nhuyễn rồi xào lên trộn với cơm nát".

Mai là con thứ hai của vợ chồng anh Tiến. Trên Mai là cháu Phạm Tuấn Anh, SN 1997. Cả hai cháu đều rất ngoan nhưng trên gương mặt thanh tú của các cháu cứ phảng phất buồn. Cũng dễ hiểu thôi, gần chục năm rồi, các cháu không được mẹ vỗ về, yêu thương. Chị Mai vẫn đang làm giúp việc cho một gia đình ở Đài Loan.

Trẻ cần được tưới tắm yêu thương như cây cần được tưới tắm ánh nắng mặt trời. Nhưng Tuấn Anh và Mai chỉ nhận được tình cảm của bà, của bố mà thiếu đi cái tình bao la của mẹ. Sự thiếu hụt đó in dấu nét buồn trên gương mặt bé Mai. Còn người anh của bé, cháu Tuấn Anh đã trượt kỳ thi lên THPT năm học 2010 - 2011 vừa qua. Cháu đăng ký theo học một trường cấp ba bán công trên thị trấn huyện.

"Tôi cũng cố gắng hết sức rồi nhưng không thể bằng mẹ nó. Ngày mẹ chúng còn ở nhà, cháu Anh học tốt hơn bây giờ. Từ ngày mẹ đi, mặc dù cháu rất ngoan nhưng không hiểu sao lực học giảm đi đáng kể", anh Tiến tâm sự.
 
Cháu Mai với gương mặt xinh xắn phảng phất nỗi buồn xa mẹ. Ảnh: Lâm Vũ
 
Gánh nặng trên đôi vai rệu rã

Người đi XKLĐ chủ yếu nằm trong độ tuổi 28-42, đặc biệt là khoảng 28-37 tuổi. Ở độ tuổi này, gia đình có 1 con dưới 6 tuổi là tương đối phổ biến (47,8% đối với độ tuổi 28-32 và 32,3% đối với độ tuổi 33-37).
 
Việc thiếu đi một người, đặc biệt là người mẹ trong việc chăm sóc trẻ nhỏ thực sự là một thách thức lớn đối với người ở nhà. Phải sống thiếu mẹ trong một thời gian khá dài (3 năm và hơn), những đứa trẻ không tránh khỏi hụt hẫng, khủng hoảng.

(Nghiên cứu tác động của xuất khẩu lao động tới cuộc sống gia đình tại tỉnh Thái Bình do Trung tâm Nghiên cứu Phụ nữ thực hiện).
Chị Minh đi Đài Loan, thành ra bà Nhẫn vừa là bà nội, vừa trở thành bà mẹ bất đắc dĩ. Mọi việc từ bồng bế, cơm cháo, chăm chút các cháu chủ yếu trông vào đôi bàn tay già nua lóng ngóng của bà. Anh Tiến thì phải ra đồng làm ruộng, lúc rảnh anh tranh thủ chạy xe hoặc đi cày thuê, gặt thuê... kiếm tiền lo cho các con và gia đình. Sau này, vì không muốn mang tiếng sống dựa vào đồng tiền của vợ kiếm về nên anh Tiến còn xoay xở buôn bán cây cảnh, nuôi vịt công nghiệp... Nhờ sự bươn chải, chịu khó cần mẫn làm ăn, anh Tiến đã trùng tu nhà cửa, sân vườn và nuôi con ăn học.
 
Tôi đến nhà anh Tiến vào gần trưa nên bà Nhẫn tha thiết mời ở lại ăn cơm. Tôi chưa kịp nhận lời thì bà đã vào bếp. Nhìn bà Nhẫn đứng xiêu vẹo bên cạnh chiếc bếp ga cao ngang ngực, đôi bàn tay lóng ngóng xào nấu, tôi thấy sao xót xa. Tôi không thể tưởng tưởng nổi, với một thân thể xiêu vẹo, còng rạp như thế... không hiểu bà Nhẫn lấy đâu ra sức lực để chăm một đứa trẻ mới chỉ 18 tháng tuổi cho đến tận bây giờ.

- Lưng bà bị thế này lâu chưa ạ?

- Lâu rồi... Tôi bị vôi hóa đốt sống, xương thì động tý là gãy. Năm trước bị gãy tay hai lần. Một lần do thắp hương, một lần do bắt gà.

- Bà yếu như thế làm sao trông được cháu Mai ngày cháu còn bé ạ?

- Thì... sáng tôi cho các cháu ăn. Ăn xong tôi cõng cháu Mai ra nhà trẻ, chiều lại cõng cháu về.

- Lưng bà có bị đau không bà?

- Cúi thì hông sao nhưng đứng dậy thì đau lắm cô ạ...!

Bà Nhẫn không nói thì ai nhìn cũng đủ thấy cái lưng bà tồi tệ đến thế nào. Bà ngồi thì không sao, nhưng khi đi, hay đứng, bà đều phải dùng tay để tự chống lưng cho mình. Cái lưng của bà cũng như cơ thể bà đã mệt mỏi, rệu rã lắm rồi. Bà cần được nương tựa, được chăm sóc, được phụng dưỡng nhưng thực tế lại hết sức trớ trêu với cơ thể già nua, ốm o ấy.

Tôi và anh Tiến cùng phụ giúp bà Nhẫn dọn cơm. Mất công nấu nướng là vậy nhưng bà Nhẫn chỉ ăn được đúng hai thìa cơm thì phải bỏ bát xuống. Bà bị nghẹn.

Tôi lấy cốc nước đưa cho bà Nhẫn, bà cứ xua tay. Một lúc sau, khi cơn nghẹn  trôi đi, bà Nhẫn bảo tôi:

- Uống nước vào là "đi" hết. Sáng nay ăn quả trứng vịt lộn, nuốt không được nên làm ngụm nước, vậy là ộc ra hết!

Tôi không nói được gì thêm vì cứ nghẹn ứ nơi cổ. Anh Tiến thì cũng chỉ biết buông bát lo lắng theo dõi mẹ. Bà Nhẫn mở tủ lấy ra một hộp thuốc vitamin tổng hợp của Mỹ nói: "Cái này là của con trai ông bà chủ cái Minh mua gửi về đấy. Năm nào con dâu cũng gửi về cho một hộp. Ăn không được nên chỉ sống nhờ thuốc thôi".
 
Nhìn cảnh bố con, bà cháu nhà anh Tiến, tôi thầm trách "sao lại có người mẹ vô tâm đến như vậy". Bởi suốt 7 năm nay, chị Minh đi biền biệt chưa một lần về và cũng không gửi tiền về cho gia đình.   
 
(Còn nữa)
Ghi chép của Lâm Vũ
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ lớn tuổi mang băng rôn đến đám cưới chồng cũ với nội dung: Tôi đến đây chúc phúc và lấy vợ lẽ cho chồng

Người phụ nữ lớn tuổi mang băng rôn đến đám cưới chồng cũ với nội dung: Tôi đến đây chúc phúc và lấy vợ lẽ cho chồng

Chuyện vợ chồng - 6 phút trước

GĐXH - Bất bình hành động của vợ cũ, ông đã khởi kiện bà vì hành động quấy rối hôn lễ của mình.

Ông cụ 95 tuổi đến ngân hàng rút 1 tỷ đồng từ tài khoản của người vợ quá cố nhưng bị nhân viên từ chối, vài ngày sau bỗng nhận được giấy triệu tập của tòa án

Ông cụ 95 tuổi đến ngân hàng rút 1 tỷ đồng từ tài khoản của người vợ quá cố nhưng bị nhân viên từ chối, vài ngày sau bỗng nhận được giấy triệu tập của tòa án

Chuyện vợ chồng - 12 giờ trước

Với trường hợp mà ông cụ Trung Quốc này gặp phải, tòa án phải vào cuộc mới giải quyết được vấn đề

Bố ung thư giai đoạn cuối vẫn cố làm một việc trong đám cưới của con gái

Bố ung thư giai đoạn cuối vẫn cố làm một việc trong đám cưới của con gái

Gia đình - 13 giờ trước

GĐXH - Chứng kiến con gái mặc váy cô dâu, ông cho biết: 'Tôi vô cùng hạnh phúc. Trái tim tôi đập rộn ràng'.

Đi họp lớp cấp 3, cảm giác thất bại xâm chiếm tâm trí: Từng học giỏi nhất mà giờ tôi chỉ là ‘người tàng hình’, không nhà không xe, 6 tháng nay ‘không xu dính túi’

Đi họp lớp cấp 3, cảm giác thất bại xâm chiếm tâm trí: Từng học giỏi nhất mà giờ tôi chỉ là ‘người tàng hình’, không nhà không xe, 6 tháng nay ‘không xu dính túi’

Gia đình - 17 giờ trước

"Bạn lái xe gì đến?", "Thu nhập hàng năm bao nhiêu?", "Bạn có bao nhiêu căn nhà?",... là những câu hỏi khiến tôi "xanh mặt".

3 con giáp may mắn, hạnh phúc viên mãn năm 2024 nhờ được nhiều cát tinh chiếu rọi

3 con giáp may mắn, hạnh phúc viên mãn năm 2024 nhờ được nhiều cát tinh chiếu rọi

Gia đình - 19 giờ trước

GĐXH - Được nhiều sao tốt chiếu mệnh, 3 con giáp này sẽ gặp nhiều may mắn trong cuộc sống, được phù hộ về mặt tình cảm, dễ có được cuộc sống hạnh phúc viên mãn.

Người càng giàu càng khuyến khích con cái LÀM 3 điều này: Kết quả là gia đình họ giàu truyền đời

Người càng giàu càng khuyến khích con cái LÀM 3 điều này: Kết quả là gia đình họ giàu truyền đời

Nuôi dạy con - 23 giờ trước

Muốn con cái có cuộc sống sung túc, bạn phải cho con những hiểu biết đúng đắn nhất về lựa chọn công việc.

Tôi 68 tuổi, từng coi 'con gái lấy chồng như bát nước đổ đi': Đến khi tới nhà con trai và con gái ở, tôi thay đổi suy nghĩ!

Tôi 68 tuổi, từng coi 'con gái lấy chồng như bát nước đổ đi': Đến khi tới nhà con trai và con gái ở, tôi thay đổi suy nghĩ!

Gia đình - 1 ngày trước

Vợ tôi hối hận vì trước đây không đối xử tốt với con gái khi con gái khi con còn nhỏ, để con chịu nhiều thiệt thòi.

6 đặc điểm của người mẹ ảnh hưởng xấu tới tương lai con cái

6 đặc điểm của người mẹ ảnh hưởng xấu tới tương lai con cái

Nuôi dạy con - 1 ngày trước

GĐXH - Tính cách và quan điểm sống của người mẹ sẽ ảnh hưởng đến một gia đình, đặc biệt là con cái.

Trung vận giàu có, tài lộc đổ về gọi tên 6 cung hoàng đạo ưu tú này

Trung vận giàu có, tài lộc đổ về gọi tên 6 cung hoàng đạo ưu tú này

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH - Với 6 cung hoàng đạo dưới đây có thể tận hưởng hạnh phúc gia đình, vô lo về tiền bạc từ tuổi trung niên trở lên.

Muốn sống nhẹ nhàng thảnh thơi thì phải biết đóng lại 3 CÁNH CỬA này, ai không hiểu cả đời khó lòng sung sướng

Muốn sống nhẹ nhàng thảnh thơi thì phải biết đóng lại 3 CÁNH CỬA này, ai không hiểu cả đời khó lòng sung sướng

Gia đình - 1 ngày trước

Khi tuổi đã ngấp nghé nửa thế kỷ, ta cần phải làm "phép trừ" cho cuộc đời mình.

Top