Hà Nội
23°C / 22-25°C

Khi giáo viên dùng ‘thủ thuật” để ép học thêm

Thứ sáu, 09:56 04/11/2011 | Xã hội

Đối với giáo viên việc dùng "thủ thuật" để HS phải đến với lớp học thêm không phải là quá khó.

Cầm bài thi môn Lý của cô con gái, chị H. cau mày trách móc: “Sao lại được có 5 điểm vậy con?”. Phụng phịu mặt, cô công chúa nhỏ trả lời: “Đề cô ra nằm ở phần kiến thức dạy ở lớp học thêm. Mẹ có cho con đi học thêm đâu…”.

Lời chia sẻ thành thực của cô con gái đang học tại một trường THCS khá nổi tiếng ở quận Đống Đa (Hà Nội) khiến chị H. buông tiếng thở dài: “Cho con đi học thêm thì quá tải mà không cho thì…”.

Rơi vào tình cảnh tương tự, chị K. có con đang học tại một trường tiểu học ở quận Cầu Giấy cũng mếu máo tâm sự: “Năm trước cho con đi học thêm thì điểm luôn khá giỏi. Năm nay thấy ngành đang có chủ trương giảm tải nên cũng “đánh liều” không cho con đi học thêm nữa bởi cháu học 2 buổi/ngày đã quá vất vả rồi và hậu quả điểm thi của cu cậu chẳng bao giờ được điểm khá”.

Chị K. cũng cho biết, một lần tình cờ kiểm tra vở và bài kiểm tra mới phát hiện ra có những câu hỏi rơi vào phần kiến thức con chị chưa được học trên lớp. Bức xúc với với “chiêu bài” của giáo viên (GV), chị K. đang xúc tiến triển khai để cho con chuyển trường. Tuy nhiên khi được hỏi liệu trường chuyển đến có tái diễn tình trạng này hay không chị chỉ biết trả lời với niềm tin mong manh: “Mình hi vọng là sẽ khá hơn”.
 
Là một người từng sát cánh với ngành giáo dục nhiều năm, nhà báo N.T.P có con đang học ở một trường tiểu học ở quận Long Biên cay đắng tâm sự: “Một lần định đưa con đi học thêm nhà cô thì được hay tuần này đổi sang ngày khác. Hỏi mới biết, hôm sau là ngày thi. Mục đích của việc làm này là do cô sợ các cháu lơ là, quên kiến thức nên phải phụ đạo ngay buổi tối hôm trước. Để cho khách quan, nhiều trường tiểu học hoán đổi GV coi thi và chấm thi. Dẫu vậy, một số câu hỏi trong đề kiểm tra vẫn giông giống với bài tập ở lớp học thêm. Dĩ nhiên các cháu đều làm được vì được ôn ngay đêm hôm trước”.
Đối với giáo viên việc dùng "thủ thuật" để HS phải đến với lớp học thêm không phải là quá khó (ảnh minh họa)
Cũng theo anh N.T.P thì hiện nay nhiều văn bản ban hành về việc dạy thêm học thêm. Nói về tính pháp lý và quản lý thì có lẽ rất nghiêm nhưng đó là về mặt văn bản. Còn thực tế quy định GV không được ép HS đi học thêm dường như vô nghĩa bởi thiếu gì cách để phụ huynh phải miễn cưỡng ký vào tờ giấy “tự nguyện” cho con tham gia học thêm.

Điều mà ai cũng biết là hiện nay nhiều bậc phụ huynh vẫn còn quá quan tâm đến điểm số. Chính vì thế không ít GV đã biết “đánh đúng” vào tâm lý này bằng cách cứ đến lớp học thêm thế nào điểm cũng ngất ngưởng.

"Ai mà chẳng vui khi con cái đạt điểm cao. Nhưng điểm số cao ấy có ích gì khi không xuất phát từ năng lực của chính bản thân các cháu? Là GV, chắc ai cũng hiểu được tác hại. Điều này chỉ khiến cho các cháu ngộ nhận, ảo tưởng và là mầm mống của thói hư danh vốn dĩ đang nhan nhản trong xã hội" - anh N.T.P chua chát nói.

Theo TS Nguyễn Tùng Lâm - hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng: “Hiện tượng dạy thêm, học thêm là một nhu cầu thực tế từ nhiều năm nay. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ chương trình học hiện nay rất nặng, nhất là trong thi cử. Chúng ta cần phải thay đổi cách học, cách vận dụng của HS làm sao để các em nỗ lực hơn, sáng tạo hơn. Chính vì thế việc ban hành các văn bản quy định chỉ là mang tính hình thức, nếu chưa giải quyết được những vấn đề cơ bản dẫn đến hoạt động dạy thêm, học thêm trở nên tràn lan”.

TS Lâm cũng thừa nhận hiện nay một số GV vẫn dùng các mánh khóe để ép học sinh phải học thêm theo nhiều hình thức, nhưng chủ yếu là học ở phạm vi ngoài nhà trường. Vấn đề đặt ra ở đây là nhà trường phải có trách nhiệm giải quyết hiện tượng này chứ nếu chúng ta cứ đi tìm điểm này, chỗ kia để dẹp thì rất khó, đi vào bế tắc giống như trước đây. Cần tạo một cơ chế linh hoạt để chính HS, phụ huynh được phát biểu, từ đó nhà trường sẽ có biện pháp cụ thể để ngăn chặn.

Vậy làm cách nào để phát hiện được những GV dùng “thủ thuật” để ép HS? Trước câu hỏi này, TS Lâm thẳng thắn nhìn nhận: “Quả thực việc này là rất khó bởi chúng ta không thể giám sát việc lên lớp của GV thường xuyên được. Nhưng nếu có sự phối hợp tốt giữa Ban giám hiệu nhà trường và phụ huynh thì chắc chắn sẽ loại bỏ dần được hiện tượng này”.

GS Văn Như Cương thì lại cho rằng, trước hết chúng ta cần phải xem việc GV dùng “thủ thuật” ép học thêm có thực sự phổ biến hay không. Nếu có việc này thì bản thân Ban giám hiệu nhà trường phải chịu trách nhiệm. Nhà trường có thể thông qua giáo án chuẩn bị bài, các tổ bộ môn… để phát hiện ra những GV vi phạm.

Liên quan đến việc HS không đi học thêm với GV dạy ở lớp thì điểm thi sẽ không cao, GS Văn Như Cương đề xuất: “Chúng ta không thể cấm thầy cô dạy thêm ở ngoài nhà trường bởi đó cũng là một phần kiếm thêm thu nhập của họ. Tuy nhiên cần phải quy định những GV này dạy ở đâu thì dạy chứ không được dạy thêm cho những HS đang theo học trên lớp. Nếu phát hiện ra cố tình dạy thêm cho HS ở lớp thì cần phải xử lý nghiêm khắc”.

Nói là thế nhưng rõ ràng đối với các trường ngoài công lập thì dễ bởi khi phát hiện ra GV nào đó vi phạm về việc dùng “thủ thuật” để ép HS học thêm thì Ban giám hiệu có thể sẵn sàng kỹ luật hoặc buộc thôi việc nhưng ở trường công lập thì không dễ để làm việc này. Bản thân ngay trong quy định về dạy thêm học thêm mà Bộ GD-ĐT ban hành cũng không đưa ra hình thức xử lý đối với trường hợp vi phạm này.

Trong một cuộc giao ban mới đây với Sở GD-ĐT 5 thành phố lớn (Hà Nội, Cần Thơ, TPHCM, Đã Nẵng và Hải Phòng), Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển nhấn mạnh, hiện nay tình trạng dạy thêm học thêm đang bắt đầu nóng. Việc “nóng” ở đây xuất phát từ nhiều yếu tố chứ không phải là do giảm tải hay cắt bỏ chương trình. Năm học này Bộ GD-ĐT thực hiện giảm tải là bỏ những phần không phù hợp còn về kiến thức thì vẫn giữ nguyên. Chính vì thế các Sở cần quản lý mạnh mẽ về dạy thêm học thêm ngoài nhà trường hơn nữa.

Thứ trưởng Hiển cũng cho rằng, ai cũng đều có con hoặc cháu đi học thêm. Chúng ta biết căn bệnh của nó nên sẽ không khó để ngăn chặn vấn đề là ở chỗ có quyết tâm hay không. Khi phát hiện ra sai phạm cần phải xử lý kiên quyết, không thể cứ “vuốt ve” hay “chườm đá” mãi được. Nếu vẫn còn động thái này thì "bệnh "chỉ có tăng chứ không có giảm.
 
Theo Dân trí
kimngan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Một học sinh lớp 6 rơi lầu chung cư sau tin nhắn “con tự tử”

Một học sinh lớp 6 rơi lầu chung cư sau tin nhắn “con tự tử”

Xã hội - 5 giờ trước

Ngày 7-5, lãnh đạo phường Hòa Thọ Đông (quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) xác nhận vừa có vụ việc học sinh lớp 6 rơi lầu trên địa bàn.

Kênh mương Kẻ Khế ở Hà Nội tràn ngập rác, nguồn nước đen kịt tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh

Kênh mương Kẻ Khế ở Hà Nội tràn ngập rác, nguồn nước đen kịt tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Dự án cống hóa mương Kẻ Khế chảy qua phường Đội Cấn và Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội dù đã được phê duyệt từ năm 2008 nhưng đến nay vẫn "án binh bất động", trở thành nơi tập kết rác thải sinh hoạt, nguồn nước đục ngầu gây ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nguy cơ bệnh tật.

Sau cú điện thoại, người phụ nữ cao tuổi mất 15 tỷ đồng

Sau cú điện thoại, người phụ nữ cao tuổi mất 15 tỷ đồng

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Nhận cuộc gọi từ người tự xưng là công an, bà P bị đưa vào “bẫy” và mất 15 tỷ đồng.

Bảng lương của giáo viên có gì thay đổi từ ngày 1/7/2024?

Bảng lương của giáo viên có gì thay đổi từ ngày 1/7/2024?

Thời sự - 6 giờ trước

GĐXH - Theo chính sách cải cách tiền lương, bảng lương của giáo viên có sự thay đổi theo quy định. Vậy bảng lương của giáo viên thay đổi thế nào từ ngày 1/7/2024?

Chuyên gia nói gì về việc sổ đỏ có thể in mã QR trong thời gian tới?

Chuyên gia nói gì về việc sổ đỏ có thể in mã QR trong thời gian tới?

Pháp luật - 7 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, đề xuất in mã QR vào sổ đỏ là một xu thế tất yếu của chuyển đổi số và phù hợp với công nghệ 4.0. Từ đó, giúp giải quyết được nhiều vấn đề trong công tác quản lý đất đai của cơ quan Nhà nước.

Đổi vỏ sữa lấy sen đá: Cách giới trẻ lan tỏa lối sống xanh

Đổi vỏ sữa lấy sen đá: Cách giới trẻ lan tỏa lối sống xanh

Xã hội - 7 giờ trước

GĐXH - "Đổi chai nhựa, vỏ sữa lấy sen đá" là hoạt động thường niên được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức người dân về thói quen phân loại rác tại nguồn, hạn chế rác thải ra môi trường.

 Hà Nội đẹp ngỡ ngàng mùa hoa bằng lăng tím

Hà Nội đẹp ngỡ ngàng mùa hoa bằng lăng tím

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Những ngày này, phố phường Hà Nội lại khoác lên mình sắc tím mộng mơ khi hoa bằng lăng nở rộ. Màu hoa tím dưới nắng đầu mùa phủ khắp nhiều tuyến phố tạo nên vẻ đẹp lãng mạn, thơ mộng.

Lịch cắt điện Hải Dương tuần này (từ 6 - 12/5/2024): Nắng nóng quay trở lại, hàng loạt khu dân cư nằm trong danh sách mất điện

Lịch cắt điện Hải Dương tuần này (từ 6 - 12/5/2024): Nắng nóng quay trở lại, hàng loạt khu dân cư nằm trong danh sách mất điện

Đời sống - 9 giờ trước

GĐXH - Theo lịch cắt điện của Công ty Điện lực Hải Dương, tuần này một số khu vực mất điện liên tục gồm có: TP. Hải Dương, Chí Linh, Thị xã Kinh Môn, huyện Bình Giang, Ninh Giang, Cẩm Giàng, Kim Thành…

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 7/5/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 7/5/2024

Đời sống - 9 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Ba ngày 7/5/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

5 công việc cực kỳ nguy hiểm nhưng lại có mức lương rất cao

5 công việc cực kỳ nguy hiểm nhưng lại có mức lương rất cao

Đời sống - 9 giờ trước

GĐXH - Với tính chất nguy hiểm, nhưng có một số ngành nghề vẫn được ưa chuộng và có số lượng ứng viên đăng ký ứng tuyển cao.

Top