Hà Nội
23°C / 22-25°C

Khi mẹ cũng là cô giáo

Thứ sáu, 14:02 24/08/2007 | Gia đình

“Thưa mẹ… a, quên, thưa cô…”. Có không ít bạn rơi vào tình huống “thưa mẹ” rồi “thưa cô” khi bố mẹ cũng chính là thầy cô giáo của mình. Liệu họ có được đối xử khác đi không? Hoàn cảnh đó là may mắn hay rủi ro, lợi hay hại?

X.Dương (20 tuổi) - con cô Thúy giáo viên dạy văn cấp 2 trường Nguyễn Du (Thái Nguyên) cho biết, anh đã từng học môn văn do mẹ dạy bốn năm liền. Hồi đó cô là giáo viên chủ nhiệm lớp chọn, dù rất muốn cho con vào học trong lớp đó nhưng lo mọi người dị nghị nên phải chuyển con sang lớp bên cạnh học.

Chuyện điểm học trên lớp cũng có vấn đề, văn của Dương khá hay nhưng cũng chỉ dừng ở mức 6 đến 7 điểm vì ngoài môn văn anh không giỏi môn nào khác nữa. "Thế nên nếu mẹ cho cao quá, các bạn lại hiểu nhầm mình được thiên vị hay là biết trước đề…" Dương nói. Đâm ra anh hay trêu: "Mẹ cứ đì con nhiều vào, chấm khắt khe vào".

Tất nhiên Dương không phủ nhận tuy thiệt thòi điểm số nhưng bù lại anh có lợi thế hơn hẳn bạn bè vì hay được mẹ kể chuyện, phân tích tác phẩm những lúc ăn cơm hoặc cả nhà ngồi nói chuyện, được tiếp cận nhiều khía cạnh khác nhau của văn học như tác giả, hoàn cảnh ra đời, tại sao đoạn này lại như này, tại sao lại dùng từ này chứ không phải dùng từ khác…-  Những thứ mà anh chỉ được học sơ sài trên lớp do thời lượng quá ít ỏi.

Thế nhưng trường hợp như Dương lại không phải là nhiều. Có nhiều người khi được học trong trường có cha hoặc mẹ dạy, nhất là vào đúng lớp phụ huynh đứng giảng thì sinh ra tâm lý "cậy" và ỷ lại. Không chịu học, không chịu làm bài tập. Nếu có lỡ bị điểm kém cũng kệ, kiểu gì chẳng được cho qua. Cha mẹ trong trường hợp con cái như thế dù không muốn nhưng cũng phải cố nâng điểm cho con lên trung bình hoặc khá để vớt vát, sau đó mới "tính sổ" với con sau.

Thêm nữa, nhiều người dù học giỏi hay không cũng rất được các giáo viên khác để mắt đến. Đồng thời khi chấm điểm các cô cũng nương tay bỏ qua lỗi nọ lỗi kia cho mà cho điểm rất thoáng. Đây chính là một trong số những lợi thế "truyền thống" dành cho con của các giáo viên trong trường.

Khi được hỏi về cảm giác thế nào khi học trong giờ của phụ huynh, Hoàng Hải (SV HVBCTT) - con của thầy Gia - Giảng viên môn Tin học nói một cách rất chân thật là "chẳng cảm giác gì cả". Hải chưa bao giờ nghĩ bố là giáo viên dạy mình mà đơn thuần chỉ là cha - con.

Đối với những "quyền lợi" mà mình có được, Hải nói thực sự anh không có chút nào những thứ ấy. Tuy rằng đôi lúc anh lên lớp muộn được thầy bỏ qua nhưng về nhà vẫn bị mắng, bị dạy dỗ một trận. Thi cử là tự lực, nhưng chỉ vì bố là người ra đề và là người chấm thi nên chuyện điểm chác cũng là một vấn đề khá lớn. Ấy vậy có cái hay ở chỗ vì thầy giáo là "sếp" của cả nhà anh nên chẳng bao giờ Hải dám bỏ học môn của thầy, trong lớp học khá ngoan ngoãn và nghiêm túc so với các môn khác.

Ý kiến của Hải cũng trùng với ý kiến của khá nhiều học sinh, sinh viên mà cha mẹ là những người đứng lớp. Tuy nhiên đây không phải là sự biện hộ cho việc "học không vào môn của thầy mà bị điểm kém" mà đơn giản chỉ vì từ bé đến lớn cha mẹ họ chỉ là "giáo viên của người khác" chứ không phải "giáo viên của mình".

Phương (Thái Bình) - học sinh tỉnh ngoài lớp 10 trường PTTH Nguyễn Tất Thành có mẹ là cô Liên - hiệu phó trường một trường tiểu học ở xã, lại thấy mình may mắn khi được mẹ dạy dỗ. Vì là giáo viên nên cô Liên khá nghiêm khắc trong quan niệm về giáo dục.

Phương nói một ngày em phải làm hơn hàng chục bài toán nâng cao, đọc và phân tích những tác phẩm văn học mẹ đem về cho. Đồng thời phải học đều các môn chứ không được học lệch. Chính vì thế trong nhiều năm liền Phương liên tục học trong các lớp chọn của thị xã Diêm Điền, có học bổng, là lớp trưởng năng động, luôn được nêu làm gương cho các bạn về thành tích học tập đứng nhất lớp của mình. Hè vừa rồi Phương đỗ chuyên văn trường Nguyễn Tất Thành là niềm vui cho cả gia đình.

Cha mẹ làm giáo viên, đó là lợi thế lớn nhất của một người khi được sinh ra. Vì chắc chắn họ sẽ được giáo dục, được sống trong môi trường tốt nhất vì cha mẹ họ là thành phần trí thức. Phần lớn những gia đình như thế con cái đều rất thành đạt và được mọi người tôn trọng. Nhưng nếu cứ ỷ lại vào cha mẹ mà không chịu cố gắng, để những con số trên sổ điểm làm mờ mắt, chẳng sớm thì muộn họ cũng chán học, lực học sa sút và dần dần rỗng kiến thức, không còn muốn học nữa.

Theo Dân Trí

hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cách dạy con của Hà Kiều Anh khiến ông xã 'càm ràm': Bắt học từ sáng đến tối, không thích vẫn phải tập đàn

Cách dạy con của Hà Kiều Anh khiến ông xã 'càm ràm': Bắt học từ sáng đến tối, không thích vẫn phải tập đàn

Nuôi dạy con - 53 phút trước

Hà Kiều Anh kể rằng chồng từng càm ràm vì cô bắt con đi học mà không chiều con hay hiểu theo ý con là con muốn cái gì cả.

Ly hôn hơn 10 năm, người phụ nữ quay lại giúp chồng cũ một việc cảm động

Ly hôn hơn 10 năm, người phụ nữ quay lại giúp chồng cũ một việc cảm động

Chuyện vợ chồng - 3 giờ trước

Sau hơn 10 năm ly hôn, biết chồng cũ bị bệnh không thể tự lo cho mình, vợ cũ quay lại chăm sóc chu đáo cho anh từng bữa ăn giấc ngủ.

Cùng CHARLES & KEITH và dàn KOLs Việt tri ân Ngày của Mẹ tại Booth chụp hình độc quyền

Cùng CHARLES & KEITH và dàn KOLs Việt tri ân Ngày của Mẹ tại Booth chụp hình độc quyền

Gia đình - 4 giờ trước

Tri ân Ngày của Mẹ, CHARLES & KEITH cùng các hot mom và dàn KOLs Việt lưu giữ khoảnh khắc yêu thương với BST Mother's Day tại booth chụp hình độc quyền của thương hiệu.

Mẹ lên mạng khoe con đỗ ĐH Thanh Hoa, không ai chúc mừng mà còn chỉ trích: Chỉ vài câu nói đã vạch trần lòng người

Mẹ lên mạng khoe con đỗ ĐH Thanh Hoa, không ai chúc mừng mà còn chỉ trích: Chỉ vài câu nói đã vạch trần lòng người

Nuôi dạy con - 4 giờ trước

Khi chia sẻ tin mừng với bạn bè, người quen, bà mẹ đã nhận về phản ứng khác hẳn hình dung.

9 kiểu gia đình dễ tạo ra những đứa trẻ thất bại

9 kiểu gia đình dễ tạo ra những đứa trẻ thất bại

Nuôi dạy con - 6 giờ trước

GĐXH - Theo các chuyên gia giáo dục, đứa trẻ xuất sắc là kết quả của nền giáo dục chất lượng và đứa trẻ thất bại là sản phẩm của các gia đình có vấn đề.

Cụ ông 73 tuổi cả đời tiết kiệm để về già sống trong 'viện dưỡng lão xịn' nhưng vỡ mộng: Tuổi già thiếu tiền không đáng sợ bằng 1 thứ này

Cụ ông 73 tuổi cả đời tiết kiệm để về già sống trong 'viện dưỡng lão xịn' nhưng vỡ mộng: Tuổi già thiếu tiền không đáng sợ bằng 1 thứ này

Gia đình - 10 giờ trước

Tiết kiệm cả đời để đến viện dưỡng lão nghỉ hưu, nhưng chỉ sau thời gian ngắn cụ ông 73 tuổi đã “bần thần" nhận ra sự sai lầm của bản thân.

Người phụ nữ U60, lương hưu 10 triệu đồng, thử hẹn hò với 3 người đàn ông, trải nghiệm xong 'sợ không dám tái hôn'

Người phụ nữ U60, lương hưu 10 triệu đồng, thử hẹn hò với 3 người đàn ông, trải nghiệm xong 'sợ không dám tái hôn'

Chuyện vợ chồng - 22 giờ trước

Sau khi về hưu, việc tìm bạn đời bên cạnh để nương tựa là nhu cầu của nhiều người. Tuy nhiên, ai cũng sẽ có một tiêu chuẩn riêng và tìm ra người phù hợp cũng không phải chuyện dễ dàng.

5 con giáp được quý nhân phù trợ, đường tài lộc trải hoa giúp cuộc sống gia đình đủ đầy, viên mãn năm 2024

5 con giáp được quý nhân phù trợ, đường tài lộc trải hoa giúp cuộc sống gia đình đủ đầy, viên mãn năm 2024

Gia đình - 23 giờ trước

GĐXH - Trong năm Giáp Thìn 2024, có 5 con giáp được nhiều cát tinh vây quanh nhất. Do đó, con đường tài lộc của họ như được trải hoa hồng, từ đó hạnh phúc, tình duyên cũng cực kì may mắn.

Giúp con trở thành đứa trẻ mạnh mẽ để có tương lai tươi sáng bằng 8 cách đơn giản

Giúp con trở thành đứa trẻ mạnh mẽ để có tương lai tươi sáng bằng 8 cách đơn giản

Nuôi dạy con - 1 ngày trước

GĐXH - Nghiên cứu cho thấy những người có tinh thần dẻo dai, bền bỉ thể hiện một loạt đặc điểm và phẩm chất như tự tin, kiên trì, để giúp họ trở thành người hạnh phúc, thành công hơn.

Người giàu dạy con gây tranh cãi: Không cần xin phép, hãy tiêu tiền

Người giàu dạy con gây tranh cãi: Không cần xin phép, hãy tiêu tiền

Nuôi dạy con - 1 ngày trước

Người giàu dạy con hiểu về bản chất con người ngay từ khi còn nhỏ, không nhất thiết phải xin phép ai để làm việc gì và quy định đặt ra có thể bị phá vỡ...

Top