Không phải EQ, IQ, đây mới là 3 chỉ số giúp con vượt qua sóng gió cuộc đời, lớn lên có sự nghiệp thành công
GĐXH - Tất cả chúng ta đều đã nghe nói về IQ (chỉ số thông minh) và EQ (chỉ số cảm xúc) nhưng có 3 chỉ số khác cực kì quan trọng mà chưa chắc bạn đã biết để trang bị cho con.
Điều mà bất kỳ bậc cha mẹ nào cũng mong muốn ở con mình là gì? Thông minh, tự tin, nhạy bén hay biết vượt qua khó khăn?
Trong khi các bậc cha mẹ đầu tư nhiều thời gian (và cả tiền bạc) cho việc học của con cái, có một điều thường bị họ bỏ qua đó là dạy trẻ cách trở nên kiên cường, mạnh mẽ về mặt cảm xúc, biết vượt qua sóng gió hoặc giải quyết những thử thách ngoài sách giáo khoa.
Trong một thời gian dài, người ta tin rằng IQ (chỉ số thông minh) cao là thước đo duy nhất của thành công. Tuy nhiên, sự thật không phải vậy, một người cần có IQ (chỉ số thông minh), EQ (chỉ số cảm xúc), SQ (chỉ số xã hội), AQ (chỉ số vượt khó), CQ - chỉ số văn hóa.

Yếu tố dự đoán số một về thành công của một người trong một thế giới không biên giới không phải là chỉ số IQ, sơ yếu lý lịch hay chuyên môn của họ, mà là chỉ số CQ. Ảnh minh họa
Chỉ số CQ là gì?
Trong cuốn sách Sự Khác Biệt Về Trí Tuệ Văn Hoá: Làm Chủ Một Kỹ Năng Mà Bạn Không Thể Thiếu Trong Nền Kinh Tế Toàn Cầu Ngày Nay, tác giả David Livermore viết rằng yếu tố dự đoán số một về thành công của một người trong một thế giới không biên giới không phải là chỉ số IQ, sơ yếu lý lịch hay chuyên môn của họ, mà là chỉ số CQ.
CQ được hiểu đơn giản là "khả năng hoạt động hiệu quả trong nhiều bối cảnh văn hóa khác nhau bao gồm quốc gia, dân tộc, tổ chức và thế hệ".
Nghiên cứu được thực hiện trong thập kỷ qua cho thấy những người có CQ cao có thể thích nghi và phát triển trong một xã hội toàn cầu phức tạp.
Trong một phân tích tổng hợp của một mẫu kết hợp gồm 44.155 cá nhân, các nhà nghiên cứu Thomas Rockstuhl từ Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore và Lynn Van Dine từ Đại học Bang Michigan đã phát hiện ra rằng việc có CQ luôn gắn liền với hiệu quả liên văn hóa.
Những người thông minh về văn hóa không phải là chuyên gia trong các nền văn hóa cụ thể. Thay vào đó, họ sở hữu một loạt các phẩm chất cho phép họ lập kế hoạch hợp tác liên văn hóa và thể hiện các hành vi phù hợp trong bất kỳ môi trường văn hóa nào, ngay cả những môi trường không quen thuộc.
Elaine Wilson, một giáo viên tiểu học ở Belton (Mỹ), người đã trải qua một phần thời thơ ấu của mình ở Nhật Bản, Ma-rốc và Thái Lan, cảm thấy rằng việc trẻ em và cả người lớn nhận thức được các nền văn hóa khác có thể tạo khác biệt.
So với các thế hệ trước, trẻ em ngày nay cần một bộ kỹ năng độc đáo để thành công trong "ngôi làng toàn cầu" đa dạng. Và việc cha mẹ hay những người chăm sóc chú trọng nâng cao trí thông minh văn hóa của con mình là vô cùng cần thiết.
Cụ thể, bốn khía cạnh của CQ là:
Định hướng: Động lực và sự tự tin để vượt qua sự khác biệt của các nền văn hóa và làm việc với những người từ các nền văn hóa khác.
Kiến thức: Cấu trúc kiến thức phức tạp và nhiều sắc thái về sự giống và khác nhau giữa các nền văn hóa.
Chiến lược: Lập kế hoạch và nhận thức về các nền văn hóa trước, trong và sau các cuộc gặp gỡ giữa các nền văn hóa.
Hành động: Linh hoạt thay đổi hành vi để hành động phù hợp trong các tình huống liên văn hóa.
AQ - chỉ số vượt khó
AQ đề cập tới chỉ số vượt khó, là thước đo được một nhóm các nhà khoa học nghĩ ra để xem cách một cá nhân phản ứng hoặc xử lý khi đối mặt với các thử thách khó khăn trong cuộc sống.
Để nuôi dạy những đứa trẻ mạnh mẽ, thông minh, kiên cường về mặt cảm xúc, việc có IQ cao không chỉ quan trọng mà còn phải đảm bảo AQ của trẻ phải mạnh. 2 chỉ số này đều quan trọng như nhau.
Đương đầu với nghịch cảnh, kiên cường trước khó khăn là một kỹ năng sống thiết yếu mà cha mẹ cần dạy cho con mình ngay từ nhỏ. Một đứa trẻ có AQ mạnh sẽ ngăn ngừa sự khởi phát của các vấn đề về sức khỏe tâm thần.
Cũng có những tuyên bố cho rằng, AQ mạnh có thể dẫn tới tăng năng suất, năng lực, hiệu suất và cải thiện sức khỏe tinh thần.
AQ phần lớn không phù hợp với mọi lứa tuổi. Mặc dù cha mẹ không thể ép trẻ phải thực hiện các thử thách khi còn quá nhỏ nhưng việc đảm bảo chúng biết cách đối phó với các tình huống khó khăn, hoặc sẵn sàng đón nhận những điều tồi tệ bỗng xảy đến với mình rất quan trọng.
Các chuyên gia cũng cho rằng, điều quan trọng là dạy và khiến trẻ học cách đối phó với nghịch cảnh để chúng có thể chuẩn bị cho tương lai phía trước. Biến cố cuộc sống có thể xảy đến bất cứ lúc nào, cách tốt nhất là dạy trẻ chuẩn bị tinh thần để đối phó.
Những đứa trẻ kiên cường về mặt cảm xúc cũng có khả năng xử lý các tổn thương và ít cảm thấy bị thiếu thốn khi lớn lên.
Điều quan trọng là học cách đối mặt với nghịch cảnh trong cuộc sống. Theo nhà khoa học Emmy Werner, chuyên gia nghiên cứu về hành vi con người, những đứa trẻ có AQ mạnh sở hữu những đặc điểm sau:
- Là người năng động, ham học hỏi, sẵn sàng giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.
- Giải quyết vấn đề theo hướng mang tính xây dựng, góp ý và học hỏi trải nghiệm.
- Không dễ dàng bỏ cuộc khi gặp thất bại.
- Duy trì niềm tin và có thái độ sống tích cực.

Yếu tố quan trọng nhất để thăng tiến trong công việc mà hàng triệu người đang quên lãng, đó chính là trí thông minh xã hội SQ (Social Intelligence Quotient). Ảnh minh họa
SQ - chỉ số xã hội
Cha mẹ nào cũng mong con mình thông minh, giỏi giang, mai này "hóa rồng, hóa phượng". Vì thế, nhiều phụ huynh tập trung đầu tư giáo dục cho con ở 3 nhóm chỉ số sau: Chỉ số thông minh - IQ, chỉ số trí tuệ cảm xúc - EQ, chỉ số vượt khó - AQ. Họ không tiếc tiền đăng ký cho con các lớp học thêm, lớp năng khiếu nghệ thuật hay mua đầu tư trang thiết bị học tập hiện đại để con phát triển toàn diện.
Thế nhưng, nhiều đứa trẻ dù được đào tạo cẩn thận vẫn không trưởng thành như mong đợi. Không ít trẻ có thành tích học tập xuất sắc khi thơ ấu nhưng lớn lên không thành công.
Thậm chí, nhiều đứa trẻ do không vượt quá cái bóng huy hoàng của mình trong quá khứ dẫn đến mặc cảm, tự ti, sống khép mình.
Thực trạng này đặt ra câu hỏi, liệu có phải cha mẹ đang giáo dục con không đúng hướng, đã tập trung quá trình vào chỉ số IQ, EQ và AQ mà bỏ đi nhiều kỹ năng quan trọng khác?
Theo thống kê của các tổ chức giới thiệu việc làm, có hàng chục ngàn nhân viên đã mất việc vì khả năng giao tiếp xã hội yếu kém. Mà trước đó, những người này luôn nghĩ rằng họ đáp ứng đủ chỉ tiêu và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được đề ra.
Trong thời đại mới, có hàng trăm ngàn công việc từ cực kỳ đơn giản đến vô cùng phức tạp. Nhưng yếu tố quan trọng nhất để thăng tiến trong công việc mà hàng triệu người đang quên lãng, đó chính là trí thông minh xã hội SQ (Social Intelligence Quotient).
Những đứa trẻ có EQ mạnh sở hữu những đặc điểm sau:
Kỹ năng giao tiếp tốt
Nếu trẻ có khả năng kết bạn nhanh chóng, cởi mở trò chuyện, sẵn sàng chia sẻ mọi điều với người khác thì đây là báo hiệu đầu tiên của việc trẻ sở hữu trí thông minh xã hội SEQ.
Những đứa trẻ như vậy luôn đứng ở vị trí trung tâm và luôn lan tỏa nguồn năng lượng tích cực đến mọi người xung quanh. Trẻ dễ dàng thực hiện các cuộc đối thoại với nhiều người. Trẻ rất khéo léo trong việc sử dụng những câu từ và ngôn ngữ cơ thể để tạo ra một cách diễn đạt lôi cuốn nhất.
Hiểu các quy tắc xã hội
Trẻ hiểu các quy tắc xã hội có khả năng kiềm chế cảm xúc cá nhân và luôn trau dồi các kiến thức xã hội mới để điều chỉnh kỹ năng ứng xử với mọi người xung quanh. Những đứa trẻ này là người rất khéo léo, tinh tế, khôn ngoan.
Những quy tắc xã hội đơn giản đối với một đứa trẻ như: Biết xếp hàng nơi đông người, biết giữ gìn môi trường, không gây mất trật tự nơi công cộng,…
Có khả năng lắng nghe người khác
Những người nhận được niềm tin chính là chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất để tạo ra cảm giác an toàn, bình an cho mọi người xung quanh.
Trẻ sở hữu kỹ năng lắng nghe tốt có thể được coi là hệ thần kinh xương sống của xã hội giúp kết nối tất cả mọi người lại với nhau.
Khả năng ứng biến tốt
Ứng biến tốt là một khả năng tuyệt vời của SEQ. Nếu cha mẹ thấy con mình có khả năng ứng biến hiệu quả có thể sống tốt trong mọi hoàn cảnh dù là những hoàn cảnh khó khăn nhất.
Đây chính là dấu hiệu khi lớn lên, trẻ sẽ trở thành người luôn tự tin vào bản thân và sống chan hòa với tất cả mọi người.
Những đứa trẻ này thường biết cách xoa dịu tâm lý của người hay cáu giận hoặc thổi bùng niềm hạnh phúc cho những người đang gặp khó khăn. Đây chính là nhà quản lý, nhà lãnh đạo xuất sắc trong tương lai.

Warren Buffett dạy con 3 nguyên tắc đơn giản nhưng thay đổi cả cuộc đời
Nuôi dạy con - 3 giờ trướcGĐXH - Không phải tiền bạc hay trường học danh giá, huyền thoại đầu tư Warren Buffett cho rằng: muốn con cái thành công, cha mẹ hãy bắt đầu từ chính thái độ và hành vi trong gia đình.

Đại học Harvard: 4 khoảnh khắc tưởng như vô hại nhưng nếu cha mẹ vắng mặt, con sẽ thiệt thòi cả đời
Nuôi dạy con - 19 giờ trướcGĐXH - Có thể bạn bận rộn, nhưng nếu bỏ lỡ 4 khoảng thời gian này mỗi ngày, bạn đã đánh mất cơ hội quý giá nhất để nuôi dạy một đứa trẻ hạnh phúc, tự tin và yêu thương.

3 kiểu học sinh khiến thầy cô "mất cảm tình" dù thành tích xuất sắc
Nuôi dạy con - 4 ngày trướcGĐXH - Không phải cứ học giỏi là được thầy cô quý mến. Một giáo viên có hơn 20 năm làm chủ nhiệm thẳng thắn chỉ ra 3 kiểu học sinh đạt thành tích tốt nhưng lại dễ khiến giáo viên giữ khoảng cách.

7 câu cha mẹ hãy nói thật nhiều để con tự tin, hạnh phúc và thành công
Nuôi dạy con - 5 ngày trướcGĐXH - Không cần đến những bí quyết giáo dục cầu kỳ, đôi khi chỉ vài lời nói đúng lúc của cha mẹ cũng có thể trở thành "chìa khóa vàng" mở lối cho thành công của con sau này.

'Em bé' 37 tuổi không biết giặt đồ, hẹn hò 59 lần đều thất bại
Nuôi dạy con - 5 ngày trướcTừ cậu bé giỏi giang sinh ra trong gia đình tri thức, được kỳ vọng trở thành thiên tài, giờ đây, người này đã gần 40 tuổi vẫn chỉ biết chơi game, nhờ cha mẹ già chu cấp tiền sinh hoạt.

Giáo viên lâu năm cảnh báo: Cặp sách của con có 4 dấu hiệu này, cha mẹ đừng chủ quan
Nuôi dạy con - 5 ngày trướcGĐXH - Chỉ cần kiểm tra cặp sách của con, cha mẹ có thể nắm được tình trạng học tập rõ ràng hơn bất kỳ lời phàn nàn nào - một giáo viên chủ nhiệm 15 năm kinh nghiệm chia sẻ.

9X Hà Nội thuê bảo mẫu Philippines, chi 75 triệu đồng/tháng nuôi con gái 5 tuổi
Nuôi dạy con - 2 tuần trướcVợ chồng chị Vũ Hà Trang (Hà Nội) có hai con, một bé gái 5 tuổi và một bé trai 3 tuổi. Ngoài kinh doanh, chị Trang có thực hiện một kênh TikTok chia sẻ về hành trình chăm sóc, nuôi dạy con.

Gia đình cãi nhau ỏm tỏi chỉ vì lịch trông con nghỉ hè
Nuôi dạy con - 2 tuần trướcNhiều gia đình chấp nhận chi tiền mạnh tay mua khoá học hè cho con, vừa để hạn chế trẻ dùng thiết bị điện tử, vừa yên tâm làm việc, không phải trông nom.

Khi con mắc sai lầm, đừng vội thất vọng - Bài học từ Sex Education
Nuôi dạy con - 2 tuần trướcGĐXH - Chúng ta cần con biết đứng lên, dũng cảm hơn sau vấp ngã. Và đó là điều Sex Education giúp tôi hiểu rõ nhất.

Đối diện thế nào khi con gái có mối tình đầu? - Bài học từ Sex Education
Nuôi dạy con - 2 tuần trướcGĐXH - Sex Education không nói tình yêu tuổi mới lớn là sai. Nó cho thấy: Yêu ở tuổi này không hoàn hảo, nhưng chân thật.

7 câu cha mẹ hãy nói thật nhiều để con tự tin, hạnh phúc và thành công
Nuôi dạy conGĐXH - Không cần đến những bí quyết giáo dục cầu kỳ, đôi khi chỉ vài lời nói đúng lúc của cha mẹ cũng có thể trở thành "chìa khóa vàng" mở lối cho thành công của con sau này.