Lâm Đồng: Sự vào cuộc của lãnh đạo từ tỉnh đến địa phương tạo sự chuyển biến mạnh mẽ và nâng cao chất lượng dân số
GiadinhNet - Thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 về công tác dân số trong tình hình mới, trong những năm qua, công tác dân số tại Lâm Đồng đã được các cấp ủy đảng, chính quyền xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Từ sự quan tâm của tỉnh tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong người dân…
Trong những năm qua, công tác dân số và phát triển tại Lâm Đồng đã được các cấp ủy đảng, chính quyền xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Từ đó, đã có sự đầu tư cả về nhân lực và vật lực, từng bước góp phần vào việc xóa đói, giảm nghèo, làm thay đổi cuộc sống của mỗi người dân, nhất là tại vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS).
Ngày 16/4/2018, Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch số 51-KH/TU về việc thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII "Về công tác dân số trong tình hình mới". Trong đó, không thể không kể đến sự đóng góp của đội ngũ cộng tác viên dân số giúp người dân dần thay đổi nhận thức và hành vi nhằm nâng cao chất lượng dân số.

Siêu âm sàng lọc trước sinh cho bà mẹ mang thai tại Trạm Y tế Đạ Sar (Lạc Dương).
Chị Lơ Mu K'Mê Linh, cán bộ chuyên trách dân số xã Đạ Sar (Lạc Dương) chia sẻ: "Ở đây chủ yếu là bà con dân tộc thiểu số, nhận thức của bà con về sàng lọc trước sinh và sàng lọc sau sinh (SLTS&SLSS) còn hạn chế nên tôi thường xuyên đến từng thôn, từng nhà để tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ đi khám định kỳ khi mang thai, vận động các gia đình không để con em mình tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; tác hại của tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh; lợi ích của việc SLTS&SLSS...".
Một trong những cách làm mang lại hiệu quả thiết thực nữa trong công tác truyền thông dân số là hoạt động của các câu lạc bộ (CLB) tiền hôn nhân ở các xã của các huyện, thành phố. Tham gia CLB, các thành viên ở tuổi vị thành niên và thanh niên được tìm hiểu kiến thức về xây dựng gia đình hạnh phúc, tác hại của nạo phá thai, nguy cơ lây nhiễm bệnh tình dục... Các thành viên được tư vấn, kiểm tra sức khỏe sinh sản và cung cấp các phương tiện tránh thai.
Chị Ka Hương, Thôn 4, xã Đạ Sar cho biết: "Mình có 2 con rồi, chuẩn bị sinh con thứ 3, nhờ mấy chị dân số đến nhà tư vấn mình hiểu được khi có bầu cần phải đi khám thai đúng định kỳ để biết được sức khỏe cho con và mình. Khi sinh 2 đứa đầu mình chưa hiểu về khám sàng lọc sau sinh, giờ được bác sỹ tư vấn mình sẽ cho cháu khám sàng lọc".
Để thực hiện tốt công tác dân số và phát triển, nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn, Trung tâm Y tế các huyện, thành phố đã thực hiện nhiều giải pháp truyền thông đến người dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBDTTS. Những năm trước đây, huyện Lạc Dương là một trong những địa phương có tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) cao, tỷ lệ SLTS&SLSS đạt thấp. Để giảm thiểu tình trạng này, Trung tâm Y tế huyện đã chủ động phối hợp với các đoàn thể, các xã, thôn, già làng trưởng bản để vận động người dân thay đổi suy nghĩ, thay đổi hành vi về công tác dân số và phát triển.
BSCKI Trần Thị Nhi - Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Lạc Dương cho hay: "Trong thời gian qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy, UBND, sự vào cuộc của các ban, đoàn thể tham gia vận động bà con trên địa bàn trong việc thực hiện các chính sách dân số. Trung tâm Y tế huyện đã chỉ đạo các trạm y tế đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, tập trung vào các nội dung như: SLTS&SLSS; tác hại của việc tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; hệ lụy của việc MCBGTKS... bước đầu đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, công tác dân số trên địa bàn huyện vẫn còn nhiều khó khăn do nhận thức của người dân còn nhiều hạn chế, tỷ lệ ĐBDTTS chiếm gần 70% nên công tác tuyên truyền, vận động gặp nhiều khó khăn. Trong thời gian tới, chúng tôi tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông để thay đổi nhận thức của người dân góp phần nâng cao chất lượng dân số".
Năm 2020, tỷ lệ bà mẹ mang thai trên địa bàn toàn tỉnh được sàng lọc trước sinh đạt 43,1%, đạt và vượt kế hoạch giao (kế hoạch 43%); tỷ lệ trẻ em sinh ra được sàng lọc sơ sinh đạt 52,5%, đạt và vượt kế hoạch giao (kế hoạch 50%); có 18.742 cặp nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn tăng 296.856, chiếm tỷ lệ 40%, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2019 (30%)...
…Đến sự nỗ lực nâng cao chất lượng dân số
Trong những năm qua, việc triển khai Chương trình mở rộng, tầm soát, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh trên địa bàn tỉnh luôn được chú trọng, từng bước góp phần giảm tỷ lệ trẻ em sinh ra bị dị tật bẩm sinh hàng năm, tuy nhiên vẫn còn một số người dân có tâm lý chủ quan. Ngày 31/3/2021, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 1937/KH-UBND về việc triển khai Chương trình mở rộng, tầm soát, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn toàn tỉnh. Qua đó, nâng cao chất lượng dân số thông qua tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân, sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh để nâng cao chất lượng dân số tỉnh nhà trong thời gian tới, đáp ứng được nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong tương lai.
Ngoài ra, việc tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng thực hành về sức khỏe sinh sản, giảm nguy cơ trẻ sinh ra bị dị dạng, dị tật bẩm sinh, từ đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thông qua mô hình truyền thông. Hoạt động đã góp phần nâng cao nhận thức cho thanh niên, vị thành niên và đặc biệt là nâng cao kỹ năng trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản, KHHGĐ, làm giảm tỷ lệ sinh con dị tật, mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh, góp phần nâng cao chất lượng dân số.
Hàng năm Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh phối hợp với các ban ngành tuyên truyền, phổ biến chủ trương, luật pháp, chính sách của Đảng, Nhà nước, những định hướng công tác dân số và phát triển; lợi ích của việc tư vấn, khám sức khỏe trước hôn nhân; lợi ích của việc thực hiện tầm soát, chẩn đoán và điều trị bệnh tật trước sinh và sơ sinh; thực hiện tốt các quyền và chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho phụ nữ và thanh thiếu niên; tác hại của phá thai; sức khỏe bà mẹ, trẻ em; chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng; tác hại của tảo hôn; hôn nhân cận huyết thống... cho nhóm đối tượng tại các vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số.

Nam thanh niên 24 tuổi ở Hà Nội mắc bệnh ở 'vùng kín' thừa nhận một sai lầm nhiều bạn trẻ Việt mắc phải
Dân số và phát triển - 45 phút trướcGĐXH - Khoảng 2 tuần nay, bệnh nhân xuất hiện các nốt bất thường ở bộ phận sinh dục. Bệnh nhân cho biết bản có nhân quan hệ tình dục không an toàn nhiều lần.

Nguy cơ suy tim ở phụ nữ cắt bỏ buồng trứng khi còn trẻ
Dân số và phát triển - 22 giờ trướcViệc cắt bỏ buồng trứng có thể khiến phụ nữ phải đối mặt với tình trạng suy tim khi về già. Đặc biệt có nguy cơ tăng lên đối với phụ nữ cắt bỏ buồng trứng khi còn trẻ.

Thuốc dùng trong điều trị xuất tinh ngược dòng
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcXuất tinh ngược dòng là một nguyên nhân quan trọng gây vô sinh ở nam giới. Việc điều trị sớm, đúng cách sẽ mang lại cơ hội có con cho bệnh nhân.

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcViệc loại bỏ cơm khỏi khẩu phần ăn có thể gây hại cho sức khỏe người cao tuổi, dẫn đến thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng, rối loạn đường huyết và nhiều hệ lụy khác.

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcNhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcTheo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcMặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcSữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcChlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcHội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.