Hà Nội
23°C / 22-25°C

Làm gì để bảo vệ trẻ trước tình trạng lạm dụng trẻ em gia tăng?

Thứ tư, 08:30 01/05/2019 | Gia đình

GiadinhNet - Khi một đứa trẻ ý thức rõ về ranh giới cá nhân, thứ cần phải được tôn trọng thì những kẻ lạm dụng rất khó để thực hiện hành vi lén lút với trẻ. Nhưng hiện nay, các bậc cha mẹ không mấy ai biết tới tầm quan trọng của việc giáo dục này.


Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Dạy con từ tuổi chập chững biết đi

Để giúp trẻ ý thức được ranh giới cá nhân, bố mẹ cần phải dạy trẻ từ khi chúng còn nhỏ. Khi trẻ chập chững những bước đi đầu đời, cha mẹ đã phải nói với trẻ rằng, không gian cá nhân là thứ cần phải được tôn trọng. Không phải ai cũng được phép chạm vào người mình, thậm chí chỉ là cái chạm vai. Nếu trẻ không muốn người khác chạm vào mình, trẻ có quyền nói không. Nếu người khác không muốn trẻ chạm vào người họ, trẻ cũng nên tôn trọng mong muốn đó của họ.

Trẻ ở lứa tuổi mới biết đi cha mẹ đã cần nói chuyện thường xuyên với trẻ để chúng biết rõ nhu cầu tôn trọng không gian cá nhân của mỗi người. Một cú chạm vai đương nhiên không phải là lạm dụng, nhưng biết cách thiết lập ranh giới cá nhân có thể giúp trẻ bạn tránh được các tình huống có thể bị lạm dụng trong tương lai.

Cha mẹ cần cho trẻ hiểu rõ rằng điều này áp dụng cho tất cả các bộ phận trên cơ thể. Tất cả các hình thức đụng chạm như cầm tay, ôm, chọc hay thô bạo của người khác lên trẻ thì đều cần phải có sự đồng ý. Những hành vi đó sẽ không được phép xảy ra khi trẻ không đồng ý.

Bố mẹ có thể sử dụng búp bê để “thực hành” bài học này cho trẻ. Ví dụ, lấy một con búp bê chọc liên tục vào một con búp bê khác. Con búp bê bị chọc có thể nói: “Làm ơn đi, hãy để tôi yên”; “thật là xấu xa, làm ơn dừng lại”; “tôi không muốn bạn chạm vào tôi”…

Bố mẹ cũng cần sớm dạy trẻ về những bộ phận cơ thể nhạy cảm. Giải thích cho con hiểu những bộ phận thuộc phần riêng tư đó khi trẻ ở độ tuổi mới biết đi hoặc trẻ mẫu giáo. Hãy nói với con rằng, không ai nên nhìn thấy hoặc chạm vào những phần riêng tư của con ngoài bạn hoặc người chăm sóc con hàng ngày hoặc bác sĩ khi con đi khám chữa bệnh.

Nói với trẻ rằng bạn hoặc người giữ trẻ thay tã, tắm hay giúp trẻ thay quần áo là được, nhưng chỉ làm duy nhất một việc đó.

Khi đề cập đến các bộ phận nhạy cảm như “cô bé” và “cậu bé” cần sử dụng thuật ngữ thích hợp làm bớt đi sự trần trụi xấu hổ. Sử dụng tên gọi thích hợp cho các bộ phận nhạy cảm sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái khi gọi tên những bộ phận đó, điều này giúp con bạn nói với bạn một cách rõ ràng khi có chuyện gì xảy ra.

Thiết lập ranh giới cá nhân cho trẻ từ những quy tắc nhỏ

Bố mẹ cần phải can thiệp khi trẻ không biết ranh giới của chúng. Từ khoảng tuổi mà trẻ có thể nói chuyện, bố mẹ hãy để trẻ tự lựa chọn xem có muốn được ôm, hôn hay được ôm bởi người khác không. Hãy cho trẻ cơ hội để lên tiếng nếu chúng cảm thấy không thoải mái.

Ví dụ, này Bông, con hãy dừng buộc tóc cho Nhím. Bạn ấy đã yêu cầu con dừng lại hai lần rồi đấy. Con cần phải tôn trọng điều đó. Hay: Sóc, mẹ đang dạy anh Bin về việc thiết lập ranh giới. Nếu anh Bin nói anh không thích con hôn vào má, thì việc của mình là không hôn vào má anh Bin nhé.

Tương tự như vậy, bố mẹ cũng có thể dành tặng những lời khen cụ thể cho trẻ khi thiết lập được ranh giới của riêng nó. Hãy cho trẻ bạn biết, "mẹ thực sự thích cách con nói với em Sóc rằng con không thoải mái với những nụ hôn lên má. Đó là sự dũng cảm tuyệt vời của con đấy, Bin”.

Bố mẹ nên khuyến khích trẻ quyết đoán. Khi trẻ tạo lập và thực thi các ranh giới của chúng, bố mẹ hãy nói rằng: “Mẹ chúc con làm tốt việc cho người khác biết những gì con muốn. Điều đó thật tuyệt vời”; “Cảm ơn con vì con đã nói với mẹ rằng, con không muốn được ôm trong khi con ăn” …

Ngoài ra, bạn còn có thể thử làm theo cách: bạn hãy để trẻ mẫu giáo hoặc trẻ ở độ tuổi đi học tự đặt đồ ăn tại nhà hàng hoặc tính số tiền bạn nhận được từ nhân viên thu ngân tại các cửa hàng. Tạo cho trẻ ý thức về cơ quan có thể giúp trao quyền cho chúng thực thi các ranh giới của chúng.

Hãy nói với trẻ rằng chúng không nên giữ bí mật với bạn. Giải thích với trẻ rằng, một người lớn hoặc một đứa trẻ khác không nên yêu cầu họ giữ bí mật với bạn. Đặc biệt, bạn cần phải nói với trẻ, cần phải nói với bố mẹ việc ai đó yêu cầu con giữ bí mật về việc chạm, làm tổn thương hoặc bắt nạt.

Nếu một người lớn hoặc một đứa trẻ khác chạm vào, làm tổn thương, hoặc làm khó chịu và nói với phải giữ bí mật thì hãy tìm đến sự giúp đỡ. Trẻ cần phải nói cho mẹ hoặc bố, hoặc một giáo viên hoặc một người trưởng thành khác gần đó.

Ngoài ra, bố mẹ hãy cho trẻ biết rằng cũng nên nói cho bố mẹ biết nếu thấy một người bị người khác chạm vào, làm tổn thương hoặc bắt nạt.

Bố mẹ cần thiết lập và tôn trọng các quy tắc riêng tư ngay trong chính ngôi nhà của mình. Bố mẹ cần phải làm tạo nên những quy tắc riêng tư như: phải gõ cửa trước khi vào phòng ngủ hoặc phòng tắm. Nếu trẻ đủ lớn để tự mặc quần áo, hãy cho phép chúng mặc quần áo và cởi quần áo trong sự riêng tư.

Đặt quy tắc riêng tư ở nhà có thể giúp củng cố nhu cầu tôn trọng ranh giới ở trẻ. Bố mẹ có thể giúp trẻ hiểu rõ hơn về quyền riêng tư bằng cách sử dụng quyền đó trong những ngữ cảnh và thời gian mà quyền riêng tư được xã hội chấp nhận. Ví dụ, như quyền được một chút riêng tư khi đi vệ sinh ở nhà vệ sinh công cộng chẳng hạn…

Phan Thị Thảo (Trường Tiểu học Cương Gián 1 - Nghi Xuân - Hà Tĩnh)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Anh Tây cao to giới thiệu đang làm ở nhà xác, đưa tấm ảnh khiến bạn gái Việt hú hồn

Anh Tây cao to giới thiệu đang làm ở nhà xác, đưa tấm ảnh khiến bạn gái Việt hú hồn

Chuyện vợ chồng - 1 giờ trước

Lần đầu nghe Benjamin nói về công việc đang làm, Thu Trang thấy sợ và bất ngờ, cô còn tưởng bị lừa. Sau này hiểu ra vấn đề, Trang dần thông cảm hơn nghề nghiệp của chồng.

Bé gái học mẫu giáo bị bạn nam cùng lớp hôn môi, cô giáo xử trí khéo léo khiến phụ huynh hết mực yên tâm: Giáo dục giới tính cho trẻ cần nhớ điều này

Bé gái học mẫu giáo bị bạn nam cùng lớp hôn môi, cô giáo xử trí khéo léo khiến phụ huynh hết mực yên tâm: Giáo dục giới tính cho trẻ cần nhớ điều này

Nuôi dạy con - 14 giờ trước

Không quát nạt, cách làm của cô giáo khi thấy học sinh mẫu giáo có cử chỉ thân mật khiến phụ huynh hết lời khen ngợi.

Ức chế vì mẹ vợ thường xuyên đến chơi rồi cằn nhằn, soi mói, con rể làm 1 việc khiến bà khiếp đảm

Ức chế vì mẹ vợ thường xuyên đến chơi rồi cằn nhằn, soi mói, con rể làm 1 việc khiến bà khiếp đảm

Gia đình - 14 giờ trước

GĐXH - "Tôi không bao giờ được nghỉ ngơi khi mẹ vợ thường xuyên cằn nhằn, soi mói và không có được sự riêng tư cho mình".

Tuyệt chiêu khiến chồng không bao giờ tơ tưởng đến người thứ 3

Tuyệt chiêu khiến chồng không bao giờ tơ tưởng đến người thứ 3

Chuyện vợ chồng - 19 giờ trước

Bỏ túi 5 tuyệt chiêu này, các ông chồng không bao giờ có thể nghĩ về người thứ ba.

Lây nhiễm ngoại tình

Lây nhiễm ngoại tình

Chuyện vợ chồng - 23 giờ trước

GĐXH - Sự tiếp xúc với sự không chung thủy có thể thuyết phục não bộ một người bình thường hóa hành vi đó và khiến bạn ít coi trọng sự chung thủy, mong muốn có đối tác thay thế.

Cặp vợ chồng bạo lực trả thù nhau đáng sợ khiến cảnh sát vào cuộc điều tra

Cặp vợ chồng bạo lực trả thù nhau đáng sợ khiến cảnh sát vào cuộc điều tra

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Lý do cô vợ Trung Quốc dội nước sôi vào chồng được cho là để trả thù vì xin tiền mua nhà cho em trai không được, diễn biến phức tạp sau đó khiến cảnh sát vào cuộc.

Bị con dâu chê bai việc trông cháu, bố chồng quát lên: 'Tôi đã nhịn cô rất lâu rồi'

Bị con dâu chê bai việc trông cháu, bố chồng quát lên: 'Tôi đã nhịn cô rất lâu rồi'

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH - Cãi nhau với bố chồng về vấn đề chăm sóc trẻ nhỏ, cô con dâu tuyên bố: 'Bố trông con cũng chẳng yên tâm. Con của con, con sẽ tự mình chăm sóc'.

Bạn sẽ không biết được cảm xúc thật của 6 cung hoàng đạo nam này khi tiếp xúc

Bạn sẽ không biết được cảm xúc thật của 6 cung hoàng đạo nam này khi tiếp xúc

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH - Có những chàng trai bề ngoài luôn tỏ ra cực bình thản, vô sự nhưng lại giấu trong lòng những xúc cảm vô cùng "dậy sóng".

Trẻ em Việt được dùng điện thoại sớm 4 năm so với thế giới: Tỷ phú Bill Gates khẳng định đây mới là độ tuổi an toàn nhất để trẻ sử dụng smartphone

Trẻ em Việt được dùng điện thoại sớm 4 năm so với thế giới: Tỷ phú Bill Gates khẳng định đây mới là độ tuổi an toàn nhất để trẻ sử dụng smartphone

Nuôi dạy con - 1 ngày trước

Trung bình cứ 9 tuổi, trẻ em Việt Nam được sở hữu điện thoại di động, trong khi độ tuổi tương tự trên thế giới là 13.

7 việc làm của cha mẹ hôm nay sẽ khiến con có một tương lai thất bại

7 việc làm của cha mẹ hôm nay sẽ khiến con có một tương lai thất bại

Nuôi dạy con - 1 ngày trước

GĐXH - Cha mẹ đang dọn sẵn sự thất bại cho con nếu vẫn đang nuôi dạy con theo cách này.

Top