Hà Nội
23°C / 22-25°C

Lần tìm dấu vết sự mất tích bí ẩn của hai nàng dâu

Thứ sáu, 17:05 09/01/2009 | Gia đình

Giadinh.net - Đêm nào bà Vàng Già Phùng cũng ngồi nhìn những đứa cháu tội nghiệp, nằm ngủ co quắp trong cái ổ rơm và làn chăn mỏng. Ngoài trời, gió mùa đông bắc đã về, rít lên từng hồi giá buốt, như vết dao cứa sâu vào lòng bà đau đớn, nhức nhối.

Căn nhà sàn đơn sơ, vách bằng phên tre, cửa sổ là những tấm cót ép... đã mủn, chỉ cần ai đó động nhẹ tay vào thì chúng sẽ vụn ra như cám. Bà bất lực nhìn 4 đứa cháu ruột mà nghe lòng cay đắng. Hai nàng dâu của bà đột nhiên mất tích trong khoảng thời gian không xa nhau lắm, bà không rõ chúng đã đi đâu mà nỡ bỏ lại đàn con thơ dại này?
 

Bà Phùng không cầm được nước mắt khi nhớ đến chặng đường gian khổ đi tìm con dâu của mình.

Bà rùng mình khi nghĩ đến biên giới với nạn buôn người, bọn chúng coi con người như mớ rau, bó cỏ để mua đi bán lại. Hay là những đứa con dâu của bà đã... Càng nghĩ càng không chịu nổi, thể là bà “khăn gói quả mướp” lên đường tìm con dâu. Trong hơn 1.000 ngày lặn lội bằng đôi chân của người đàn bà 65 tuổi, bà đã tìm lại được 1 nàng dâu, 1 người mẹ cho 4 đứa trẻ tội nghiệp…
 
1 – Tôi khựng lại, không thể hỏi thêm câu gì khi trông thấy những giọt nước mắt đang chảy giàn giụa trên khuôn mặt gầy gò, khắc khổ của 2 người đàn bà dân tộc Tày ngồi trước mặt. Trong những giọt nước mắt đó tôi như thấy được sự khắc khoải của họ đang hiển hiện. Trong những giọt nước mắt đó hằn lên sự khổ đau nhưng cũng ánh lên niềm hạnh phúc. Trong đó có bức tranh điển hình về tình làng nghĩa xóm, tình quân dân quyện chặt, thắm thiết.
 
Nhưng cũng thật đáng buồn vì ở đó tôi cũng thấy hiện ra những gương mặt  hau háu vì tiền mà bất chấp tất cả máu mủ, ruột thịt, làm những kẻ lừa đảo để đạt được mục đích đen tối của mình. Trong đó cả những gương mặt vô cảm trước nỗi đau con người... Chuyện xảy ra ở bản Thính Tằng, một cái bản nằm trên đỉnh núi, chỉ có hơn 50 nóc nhà thuộc xã Bản Ngò, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang.
 

Lối vào nhà bà Phùng.

Gia đình bà Vàng Già Phùng có 5 người con, tất cả đều đã dựng vợ gả chồng. Bà Phùng năm nay cũng có đến hơn chục đứa cháu nội, ngoại quây quần. Chồng bà Phùng qua đời rất sớm, khi đó 5 đứa con của bà Phùng còn cởi truồng chạy lông nhông ngoài ngõ. Mấy mẹ con rau, cháo nuôi nhau cho đến khi 3 đứa con gái đều đi lấy chồng xa..
 

Chị Phỉn và con gái.

Bà Phùng ở lại Thính Tằng với 2 cậu con trai và 4 đứa cháu nội, trên sườn núi. Họ dựng thêm 1 ngôi nhà sàn be bé cho cậu thứ hai, còn cậu cả sống trong ngôi nhà cha ông để lại.  Cuộc sống an lành, bình dị của gia đình bà Phùng đã bị một kẻ họ hàng ruột thịt cướp mất trong khoảng thời gian hơn 2 năm. Đó là quãng thời gian mẹ con bà Phùng phải gửi lại đàn cháu cho xóm giềng ở ngọn núi bên kia bản Thính Tằng, họ trèo đèo, vượt suối đi tìm mẹ của những đứa trẻ... Gian nan không thể nói hết bằng lời, tính ra hàng ngàn ngày, họ mới tìm lại được nàng dâu nhà họ Vàng. Trong khoảng thời gian 2 năm ấy, đã có biết bao nhiêu chuyện khó tin xảy ra. Ngày đoàn tụ của họ, chúng tôi đã chứng kiến không biết bao nhiêu nước mắt rơi.

Bản Ngò chỉ có đường giao thông vào đến trung tâm của xã, nhưng từ xã đi đến các thôn bản thì khó khăn như đi lên Trời vậy. Chúng tôi được cán bộ Đồn Biên phòng Xín Mần đưa đến trung tâm xã, rồi từ đó đích thân Chủ tịch xã Bản Ngò dẫn đường đi tiếp.
 
Đoàn người cùng xe gắn máy, đánh vật với con đường mòn trong rừng. Đó là một trong những “khu rừng khát cháy” của xã Bản Ngò. Mùa đông, cánh rừng hoang vu thiếu sức sống, phần vì rừng không có nguồn nước. Nước ở Bản Ngò là tài sản quý giá như đất ở vùng cao nguyên đá Đồng Văn vậy. Anh Lượng bảo: “Không một cọng lá nào có thể sống xót qua mùa đông sương muối ở trên núi. Mùa đông năm nay, thời tiết có vẻ diễn biến khá thất thường. Sớm thức giấc sương muối trắng xoá phủ lên ngọn cây, nom như tuyết ấy. Ềm (mẹ - cách gọi của người dân tộc Tày) tôi bảo, năm nào sương muối trắng trời thế này, cây cối  không  lớn được, rau cải không lên được, hạt tam mạch cũng mất mùa, cây  mạ gieo xuống cũng cháy thui hết... bà con mình lại đói nhiều thôi cán bộ à!”.
 

Chị Phỉn làm điệu trước khi được chụp ảnh.

Chúng tôi “quẳng” xe máy ở cuối đường rừng. Đó là một bãi đất trống ở trên đỉnh núi,  là một cái ngã ba cụt lủn. Ở đó có hai lối mòn được gọi là đường dân sinh dẫn tới 2 bản khác nhau của xã Bản Ngò. Tịnh không có lấy một dấu vết nào của bánh xe máy, ô tô hay xe đạp, chỉ có những dấu chân người, những bước chân lầm lũi làm con đường trên núi ấy cứ mòn đi, nhẵn nhụi và ngoằn nghoèo theo năm tháng. Cán bộ Lượng đứng trên đỉnh núi, chỉ xuống một lùm cây xa mờ, tít tận dưới chân thung lũng  và bảo: “Nhà bà Phùng ở mãi đằng kia, đi khoảng 2 tiếng đồng hồ thì tới nơi thôi cán bộ ạ! Mà đi xuống dốc đơn giản thôi, nhưng lên dốc mới khó khăn đấy nhé!”.

Đã lên núi bằng xe gắn máy nhưng xuống núi bằng đôi chân quả không đơn giản như tôi từng nghĩ. Những người Bản Ngò “cõng” máy tuốt lúa lên núi. Họ trải một tấm bạt màu xanh da trời ra ruộng bậc thang, đặt cái máy tuốt ở giữa mọi công đoạn để làm ra những hạt thóc hiếm hoi này đều được tiến hành ở trên lưng núi. Tôi thấy bàn chân người Bản Ngò rắn chắc, khoẻ khoắn đến lạ  lùng, gương mặt họ sắt lại, nhọc nhằn. Lúa vụ này không được mùa, nhưng họ vẫn tỏ ra sung sướng lắm. 
 
Tết sắp đến, nhà ai cũng sẽ có gạo ăn, nhà nào nhiều thóc thì trẻ con còn được thêm manh áo mới. Có tận mắt thấy những hạt lúa nương trồng trên núi cao xác xơ, nhọc nhằn thế nào? Thì tôi mới thấm thía được cái sung sướng, khổ đau của những người Bản Ngò, họ chỉ được ăn cơm  trong những ngày đặc biệt của năm. Lúa cấy được hay không phải chờ vào Trời. Trời mưa đúng dịp thì ruộng mới được cày bừa và cấy mạ non. Nếu Trời không thương hạn hán, giá rét... thì đến cây ngô cũng chẳng sống nổi chứ nói gì đến lúa.
 
2- Gió mùa đông vẫn thổi, nhớ lúc ở xã Bản Ngò chúng tôi đã phải mặc 2 áo khoác mới đủ ấm, xuống núi một lúc thì mồ hôi đã đầm đìa lưng áo. Mãi thì nhà bà Phùng cũng hiện ra, có lẽ được thông báo sẽ có khách, nên hầu hết những người ở bản Thính Tằng đều đến chật ních sân nhà bà Phùng. Phần vì bản chẳng bao giờ có khách đến chơi, phần vì mọi người đến để chúc mừng sự kiện  trở về  nàng dâu cả nhà bà Phùng.
 

Gia đình anh Phong đón cán bộ xã Thèn Văn Lượng đến thăm.

 
Anh Vàng Văn Phong là con trai thứ 4 của bà Phùng, lấy vợ năm 1997 và đẻ liền tù tì 4 mặt con. Gia cảnh vất vả, nhưng vợ chồng Phong rất yêu thương nhau, nàng dâu của bà Phùng kiên quyết đòi đón mẹ chồng về sống cùng, chứ không ở riêng như anh Phong muốn. Vợ anh Phong năm nay 31 tuổi, theo về làm dâu bà Phùng từ năm 18 và mang cái tên theo phong tục người Tày là Vàng Già Phỉn. Trên giấy tờ, chị Phỉn tên là Hầu Thị Chảng, cái tên ấy là do cha mẹ chị đặt cho từ lúc nhỏ.  Người phụ nữ Bản Ngò hễ lấy chồng  thì phải mang họ nhà chồng, chết làm ma nhà chồng, bất cứ lý do nào cũng không được bỏ về nhà mẹ đẻ.

Chị Phỉn thương bà Phùng như ềm đẻ của mình và ngược lại. Bà  Phùng tuổi đã cao, sức khoẻ không còn nhiều nữa, nên tình nguyện làm  hết việc gia đình, trông coi  4 đứa trẻ. Vợ chồng anh Phong đi làm nương ở xa, có khi vài ngày mới về nhà. Có ềm đảm nhận “đàn” con cho mình, vợ chồng anh Phong hoàn toàn yên tâm.
 

Chị Vàng Già Phỉn đang dọn dẹp lại nhà cửa đón khách.

 
Đứa em trai của anh Phong tên là Vàng Già Sơn cũng đến tuổi lấy vợ. Nó kết hôn với một cô gái trẻ măng ở tận bản Nàng Lũng, xã Nậm Ma – Xín Mần – Hà Giang. Vợ của Sơn vốn là con nhà nghèo, họ gặp nhau khi cả hai cùng đi làm thuê ở bên Trung Quốc. Bà Phùng cưới vợ cho Sơn, sau khi 2 họ đã thoả thuận ổn thoả về việc thách cưới. Nhà bà Phùng không có đủ tiền để nộp theo yêu cầu của nhà gái theo phong tục của người Tày.
 
Thoạt đầu mẹ vợ tương lai của Sơn, tên là Giàng Thị Mây đã ngăn cản đám cưới rất kịch liệt chỉ vì chuyện thách cưới. Thương con bà Phùng đành làm giấy biên nhận nợ tiền thách cưới rồi điểm chỉ vào. Trong giấy bà hứa sẽ trả hết tiền thách cưới trong vòng 1 năm, nếu không trả hết thì bà trả con gái về nhà cho mền đẻ. Cưới vợ cho Sơn xong, anh Phong, chị Phỉn dùng toàn bộ số tiền tích cóp được bấy lâu nay, để dựng nhà cho vợ chồng Sơn. Vậy là mơ ước làm lại căn nhà trình tường để chắn gió đông của anh Phong bị gác lại, nhường cơm, sẻ áo cho cậu em trai út trong nhà. Gần1 năm sau vợ anh Sơn sinh ra 1 bé gái kháu khỉnh, bụ bẫm...

Đó là vào khoảng đầu năm 2006, đột nhiên chị Vàng Già Phỉn đi làm nương rồi mất tăm luôn. Phong đi tìm vợ hết nương ngô, đến nương lúa... tất cả những nơi nghĩ rằng vợ có thể ghé qua nhưng đều không tìm được. Phong tuyệt vọng về ngồi thần người ra giữa nhà bật khóc. Bà Phùng hỏi: “Không tìm thấy thì làm sao phải khóc ầm lên làm bọn trẻ nó sợ, mai mẹ sẽ cùng con đi tìm Phỉn, nó sẽ về thôi mà”.
 
Họ động viên nhau như thế và ngay sáng hôm sau, Phong và bà Phùng dắt 4 đứa trẻ con của Phìn sang gửi nhờ  nhà  em trai. Vợ của Sơn  vốn ít tuổi, nhưng tính tình khác hẳn chị Phỉn. Bà  Phùng quen gọi tên nó là Vàng Già Tuỳ, cũng theo cách đặt tên khi đã theo về nhà chồng. Từ ngày Tuỳ về, chẳng hiểu cô không “ưng” mẹ chồng điểm gì. Mà luôn miệng cãi cọ với bà Phùng. Có lần Tuỳ đòi Sơn phải nhắc mẹ việc trả nợ tiền thách  cưới cho mẹ đẻ của Tuỳ, nhưng Sơn im  lặng.
 

Bốn bố con anh Phong trong ngôi nhà lụp xụp.


Những ngày đầu tiên, khi bà Phùng và anh Phong trở về tay trắng, Tuỳ đã cằn nhằn: “Đi tìm thì đi một người thôi, mà chẳng việc gì phải tìm, chị ấy bỏ đi Trung Quốc lấy chồng chẳng sướng hơn sao?”. Bà Phùng im lặng trước câu nói đầy hàm ý của nàng dâu út. Bỗng một hôm bà Phùng trở về  nhà thì đã thấy Phong và Sơn hớt hơ hớt hải hỏi: “Ềm có mắng, chửi gì Vàng Già Tuỳ không? Suốt này nay không thấy nó đâu. Trẻ con khóc cạn nước mắt, khô cả cổ rồi mà không thấy mẹ”. Những câu nói đó của con như xát muối vào lòng bà Phùng, bà tự nhủ thầm sẽ quyết đi tìm bằng được nàng dâu về.
(Còn nữa)
Thu Hoài
thanhloan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bố ung thư giai đoạn cuối vẫn cố làm một việc trong đám cưới của con gái

Bố ung thư giai đoạn cuối vẫn cố làm một việc trong đám cưới của con gái

Gia đình - 9 giờ trước

GĐXH - Chứng kiến con gái mặc váy cô dâu, ông cho biết: 'Tôi vô cùng hạnh phúc. Trái tim tôi đập rộn ràng'.

Đi họp lớp cấp 3, cảm giác thất bại xâm chiếm tâm trí: Từng học giỏi nhất mà giờ tôi chỉ là ‘người tàng hình’, không nhà không xe, 6 tháng nay ‘không xu dính túi’

Đi họp lớp cấp 3, cảm giác thất bại xâm chiếm tâm trí: Từng học giỏi nhất mà giờ tôi chỉ là ‘người tàng hình’, không nhà không xe, 6 tháng nay ‘không xu dính túi’

Gia đình - 13 giờ trước

"Bạn lái xe gì đến?", "Thu nhập hàng năm bao nhiêu?", "Bạn có bao nhiêu căn nhà?",... là những câu hỏi khiến tôi "xanh mặt".

3 con giáp may mắn, hạnh phúc viên mãn năm 2024 nhờ được nhiều cát tinh chiếu rọi

3 con giáp may mắn, hạnh phúc viên mãn năm 2024 nhờ được nhiều cát tinh chiếu rọi

Gia đình - 15 giờ trước

GĐXH - Được nhiều sao tốt chiếu mệnh, 3 con giáp này sẽ gặp nhiều may mắn trong cuộc sống, được phù hộ về mặt tình cảm, dễ có được cuộc sống hạnh phúc viên mãn.

Người càng giàu càng khuyến khích con cái LÀM 3 điều này: Kết quả là gia đình họ giàu truyền đời

Người càng giàu càng khuyến khích con cái LÀM 3 điều này: Kết quả là gia đình họ giàu truyền đời

Nuôi dạy con - 19 giờ trước

Muốn con cái có cuộc sống sung túc, bạn phải cho con những hiểu biết đúng đắn nhất về lựa chọn công việc.

Tôi 68 tuổi, từng coi 'con gái lấy chồng như bát nước đổ đi': Đến khi tới nhà con trai và con gái ở, tôi thay đổi suy nghĩ!

Tôi 68 tuổi, từng coi 'con gái lấy chồng như bát nước đổ đi': Đến khi tới nhà con trai và con gái ở, tôi thay đổi suy nghĩ!

Gia đình - 1 ngày trước

Vợ tôi hối hận vì trước đây không đối xử tốt với con gái khi con gái khi con còn nhỏ, để con chịu nhiều thiệt thòi.

6 đặc điểm của người mẹ ảnh hưởng xấu tới tương lai con cái

6 đặc điểm của người mẹ ảnh hưởng xấu tới tương lai con cái

Nuôi dạy con - 1 ngày trước

GĐXH - Tính cách và quan điểm sống của người mẹ sẽ ảnh hưởng đến một gia đình, đặc biệt là con cái.

Trung vận giàu có, tài lộc đổ về gọi tên 6 cung hoàng đạo ưu tú này

Trung vận giàu có, tài lộc đổ về gọi tên 6 cung hoàng đạo ưu tú này

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH - Với 6 cung hoàng đạo dưới đây có thể tận hưởng hạnh phúc gia đình, vô lo về tiền bạc từ tuổi trung niên trở lên.

Muốn sống nhẹ nhàng thảnh thơi thì phải biết đóng lại 3 CÁNH CỬA này, ai không hiểu cả đời khó lòng sung sướng

Muốn sống nhẹ nhàng thảnh thơi thì phải biết đóng lại 3 CÁNH CỬA này, ai không hiểu cả đời khó lòng sung sướng

Gia đình - 1 ngày trước

Khi tuổi đã ngấp nghé nửa thế kỷ, ta cần phải làm "phép trừ" cho cuộc đời mình.

6 đặc điểm cần có của người cha lý tưởng trong mắt các con

6 đặc điểm cần có của người cha lý tưởng trong mắt các con

Nuôi dạy con - 1 ngày trước

GĐXH - Để trở thành một người cha tốt, họ cần hội đủ những đặc điểm dưới đây.

Top