Hà Nội
23°C / 22-25°C

Lênh đênh “xã đảo” sông Hồng

Chủ nhật, 07:14 17/05/2009 | Xã hội

Giadinh.net - Từ ngày 1/8/2008, Nghị quyết Quốc hội về mở rộng địa giới hành chính Hà Nội có hiệu lực. Trong khi toàn bộ người dân Hà Tây(cũ) vui mừng vì đã trở thành công dân Thủ đô thì nỗi buồn lại đến với nhiều người dân ở xã Tân Đức, Ba Vì, Hà Tây (cũ). Vì theo quyết định thì xã Tân Đức lại được sáp nhập vào Phú Thọ...

Ký ức chạy lũ
 

Người dân Tân Đức vớt củi mùa nước nổi.


Từ hàng chục năm qua, Tân Đức bị coi là một “xã đảo” nằm cô lập giữa sông Hồng. Những năm 1960 trở về trước, xã Tân Đức nằm sát bờ hữu sông Hồng (thuộc huyện Ba Vì, Hà Tây cũ) nhưng trải qua nhiều năm bị xói lở và bồi lấp, xã này dần dần bị “dạt” sang bên tả ngạn. Nên mặc dù vẫn thuộc địa giới hành chính của tỉnh Hà Tây tại thời điểm Quốc hội có quyết định mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, bao trọn toàn bộ diện tích tự nhiên của Hà Tây nhưng Tân Đức lại phải “về” Phú Thọ vì vị trí địa lý của Tân Đức nằm gần TP Việt Trì (Phú Thọ).
 
Và giờ đây, những bà mẹ ở Tân Đức vẫn phải vượt sông chạy đẻ, việc tổ chức nghi lễ thiêng liêng cuối cùng dành cho một con người nơi đây cũng vội vàng và éo le như từ trước đến nay.

“Năm ngoái, Tân Đức vẫn là một phần máu thịt của mảnh đất xứ Đoài, dù ngăn sông cách đò nhưng giờ Tân Đức của Phú Thọ! Tân Đức, Hà Tây (cũ) chỉ là quá khứ của những lần chạy lũ...”. Ông Tuận, một cư dân đã có 70 năm gắn bó với mảnh đất này nghèn nghẹn khi nhắc đến thân phận “éo le” của xã mình.

Rảo bước theo ông Tuận quanh cái rẻo đất chung chiêng tứ bề là nước bao vây. Tiếng là vùng đất bãi nhưng giờ “có bói” cũng chẳng thấy bờ bãi và những rặng dâu xanh nơi đây. Nước lũ sông Hồng đã cướp đi không biết bao nhiêu đất mỡ màu của người dân Tân Đức. Nếu lần đầu đặt chân đến mảnh đất này, nhìn sông Hồng lúc hiền hoà, yên ả, khó ai có thể hình dung được người dân Tân Đức đã từng phải lao đao chạy trốn sự truy đuổi của hà bá hai đến ba lần trong một đêm.
 

Một góc Tân Đức.


Ông Vũ Nhật, một cao niên ở Tân Đức bùi ngùi kể về cơn lũ lịch sử năm 1971: “Năm ấy, lũ lên nhanh, đột ngột, người Tân Đức chới với vật lộn với dòng nước. Lúc ấy, dự báo thời tiết không kịp thời như bây giờ. Buổi tối sông Hồng vẫn lặng lẽ chảy nhưng sáng hôm sau, mưa lớn đầu nguồn, lũ về nhanh, nước đã ngập gần mép giường ngủ. Bàng hoàng! Cả làng, cả xã ngập trong lũ trắng trong giây phút. Sau khi lũ rút, xoáy vào lòng là tiếng hì hụp húp cháo loãng của con trẻ. Người lớn thì nuốt  nước mắt vào trong”.

Thác gửi quê người!

Công trình kè Tân Đức.

 
Trong câu chuyện bên dòng sông Hồng, anh Thản (36 tuổi) ở khu 1, xã Tân Đức bùi ngùi: “Cực nhất là việc tổ chức đưa tang người quá cố ở cái mảnh đất này. Từ thuở bé, tôi đã được chứng kiến những đám tang chìm nổi trên sóng nước. Sống vất vả đã đành, khi chết đi, đến được nơi an nghỉ cuối cùng cũng không phải là chuyện dễ. Mỗi khi nhớ lại, ngẫm lại thấy có lỗi với người đã khuất. Nhưng biết làm sao được khi từ bao đời nay, đặc điểm của cái rẻo cát nổi ấy không có chỗ yên nghỉ cho người quá cố”.

Anh Thản cho biết thêm: Những gia đình nghèo có người mất, gia chủ ít nhất phải bỏ ra 500 nghìn đồng để thuê đò đưa người chết chôn ở nghĩa trang xã Cổ Đô (Ba Vì, Hà Tây). Trời nắng ráo đã đành, ngày mưa to, nước lớn, nước mắt mạn chát hoà lẫn mưa nhạt nhoà rơi xuống dòng sông Hồng quánh đặc phù sa. Nén nhang không còn nghi ngút khói, bát cơm quả trứng cho người khuất cũng nhão nhoẹt. Đắng lòng người đi, kẻ ở!

Ngày xưa thế, bây giờ vẫn vậy! Dù là một xã có đến 616 hộ với 2.701 nhân khẩu nhưng Tân Đức vẫn chưa có nghĩa trang. Ở địa vị chung chiêng như thế nên Tân Đức gặp nhiều khó khăn. Câu thơ đẹp: “Đưa người ta không đưa qua sông/Sao có tiếng sóng ở trong lòng?” được học trò Tân Đức đổi thành “Đưa người ta phải đưa qua sông/Sao có tiếng khóc ở trong lòng?”.
 
Có lẽ hiếm có nơi nào mà nghi lễ thiêng liêng cuối cùng dành cho một con người lại vội vàng, cơ cực như ở Tân Đức. Để người chết mồ yên mả đẹp, người sống không bị nước dữ đắm đò là cả một kỳ công. Thường 4 giờ sáng tiếng kèn não ruột đã ò e vang lên, nhưng quá trưa mọi người mới xong việc mai táng. Rồi lại tất tả bơi về bởi sợ chiều mưa đổ.

Trong chuyến phà đến với người dân Tân Đức, một nông dân Tân Đức ngùi ngùi khi chúng tôi ngỏ lời hỏi nỗi niềm của bà khi “về làm dâu Phú Thọ”. Vốn là người gốc xứ Đoài, bà “mê” nhất là những câu thơ để đời của nhà thơ Quang Dũng. Trong phút ngẫu hứng, trên cuồn cuộn sóng nước sông Hồng, bà ngậm ngùi đọc lại hai thơ trĩu nặng cảm xúc của nhà thơ này: “Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn/ Thăm núi Sài Sơn với lúa vàng...”. Bà bảo: “Giờ là về Phú Thọ nhưng mồ mả ông cha vẫn ở đất Hà Tây(cũ). Đến lúc mình chết thì vẫn bảo con cháu đưa về bên ấy chôn cất. Nói lá rụng về cội là thế!”

Trọn kiếp lênh đênh

Với sự đe dọa thường trực của lũ, nhà ông Tuận cũng như các nhà khác ở Tân Đức phải có thuyền trong nhà.

 
Những cơn mưa lớn đầu nguồn mấy ngày qua làm nước sông Hồng cuồn cuộn chảy và oằn mình chở phù sa. Tạm lắng đi câu chuyện sạt lở kinh hoàng mấy năm trước, trong tâm thức của nhiều người vẫn đau đáu lo âu về mùa lũ sắp về.

Bây giờ, khi đã về Phú Thọ, vui mừng nhất có lẽ là những cô cậu học trò chuẩn bị bước vào bậc THPT. Trước đây, khi còn ở Hà Tây, để vào THPT nhiều phụ huynh phải xuôi ngược thuyền đò sang Ba Vì xin xác nhận của chính quyền cho con cái học ở các trường THPT Phú Thọ nếu không muốn phải trọ học ở Ba Vì hay sáng đò, chiều phà đến lớp.

Trên thực tế, xã Tân Đức chỉ có một trường tiểu học và một trường trung học cơ sở, chứ chưa có trường THPT. Vì vậy, khi muốn học lên THPT, học sinh phải đi đò hoặc phà sang Ba Vì thuê trọ học. Không phải ngẫu nhiên mà ông Bí thư Đảng uỷ Nguyễn Văn Nhương nói nhiều đến số phận của 85 hộ dân còn lại vẫn “dập dềnh theo con nước sông Hồng”.
 
Từ trước khi xây kè Tân Đức (năm 2002), người dân liên tiếp vật lộn với nạn sạt lở đất. Hàng trăm ngôi nhà, hàng trăm ha đất canh tác bị lở xuống sông. Trong thời gian đó, đã có 300 hộ dân với trên 2.000 nhân khẩu được di dời. Tuy nhiên, cho đến giờ vẫn còn 85 hộ dân với hàng trăm nhân khẩu chưa có “chốn nương thân”. Bao nhiêu năm nay, họ vẫn lênh đênh trôi dạt theo nước sông Hồng.
 
H.Thông - Q.Thành
kimngan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hà Nội sẵn sàng cho hơn 200.000 học sinh thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào lớp 10

Hà Nội sẵn sàng cho hơn 200.000 học sinh thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào lớp 10

Giáo dục - 13 phút trước

Theo Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội năm nay học sinh thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào lớp 10 đều đạt con số trên 100.000.

Một học sinh lớp 6 rơi lầu chung cư sau tin nhắn “con tự tử”

Một học sinh lớp 6 rơi lầu chung cư sau tin nhắn “con tự tử”

Xã hội - 9 giờ trước

Ngày 7-5, lãnh đạo phường Hòa Thọ Đông (quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) xác nhận vừa có vụ việc học sinh lớp 6 rơi lầu trên địa bàn.

Kênh mương Kẻ Khế ở Hà Nội tràn ngập rác, nguồn nước đen kịt tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh

Kênh mương Kẻ Khế ở Hà Nội tràn ngập rác, nguồn nước đen kịt tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh

Đời sống - 9 giờ trước

GĐXH - Dự án cống hóa mương Kẻ Khế chảy qua phường Đội Cấn và Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội dù đã được phê duyệt từ năm 2008 nhưng đến nay vẫn "án binh bất động", trở thành nơi tập kết rác thải sinh hoạt, nguồn nước đục ngầu gây ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nguy cơ bệnh tật.

Sau cú điện thoại, người phụ nữ cao tuổi mất 15 tỷ đồng

Sau cú điện thoại, người phụ nữ cao tuổi mất 15 tỷ đồng

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Nhận cuộc gọi từ người tự xưng là công an, bà P bị đưa vào “bẫy” và mất 15 tỷ đồng.

Bảng lương của giáo viên có gì thay đổi từ ngày 1/7/2024?

Bảng lương của giáo viên có gì thay đổi từ ngày 1/7/2024?

Thời sự - 11 giờ trước

GĐXH - Theo chính sách cải cách tiền lương, bảng lương của giáo viên có sự thay đổi theo quy định. Vậy bảng lương của giáo viên thay đổi thế nào từ ngày 1/7/2024?

Chuyên gia nói gì về việc sổ đỏ có thể in mã QR trong thời gian tới?

Chuyên gia nói gì về việc sổ đỏ có thể in mã QR trong thời gian tới?

Pháp luật - 11 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, đề xuất in mã QR vào sổ đỏ là một xu thế tất yếu của chuyển đổi số và phù hợp với công nghệ 4.0. Từ đó, giúp giải quyết được nhiều vấn đề trong công tác quản lý đất đai của cơ quan Nhà nước.

Đổi vỏ sữa lấy sen đá: Cách giới trẻ lan tỏa lối sống xanh

Đổi vỏ sữa lấy sen đá: Cách giới trẻ lan tỏa lối sống xanh

Xã hội - 11 giờ trước

GĐXH - "Đổi chai nhựa, vỏ sữa lấy sen đá" là hoạt động thường niên được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức người dân về thói quen phân loại rác tại nguồn, hạn chế rác thải ra môi trường.

 Hà Nội đẹp ngỡ ngàng mùa hoa bằng lăng tím

Hà Nội đẹp ngỡ ngàng mùa hoa bằng lăng tím

Đời sống - 11 giờ trước

GĐXH - Những ngày này, phố phường Hà Nội lại khoác lên mình sắc tím mộng mơ khi hoa bằng lăng nở rộ. Màu hoa tím dưới nắng đầu mùa phủ khắp nhiều tuyến phố tạo nên vẻ đẹp lãng mạn, thơ mộng.

Lịch cắt điện Hải Dương tuần này (từ 6 - 12/5/2024): Nắng nóng quay trở lại, hàng loạt khu dân cư nằm trong danh sách mất điện

Lịch cắt điện Hải Dương tuần này (từ 6 - 12/5/2024): Nắng nóng quay trở lại, hàng loạt khu dân cư nằm trong danh sách mất điện

Đời sống - 13 giờ trước

GĐXH - Theo lịch cắt điện của Công ty Điện lực Hải Dương, tuần này một số khu vực mất điện liên tục gồm có: TP. Hải Dương, Chí Linh, Thị xã Kinh Môn, huyện Bình Giang, Ninh Giang, Cẩm Giàng, Kim Thành…

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 7/5/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 7/5/2024

Đời sống - 13 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Ba ngày 7/5/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Top