Hà Nội
23°C / 22-25°C

Lo lắng về vấn đề trị thủy trong dự án thành phố sông Hồng

Thứ hai, 11:10 24/09/2007 | Xã hội

Giadinh.net - Trả lời phỏng vấn của Báo GĐ&XH (số 135, ra ngày 21/9/2007), PGS.TS Lưu Như Phú (Viện Khoa học thủy lợi) đã bày tỏ mối lo ngại về việc đê Đại Hà có thể sẽ bị ảnh hưởng nếu dự án thành phố sông Hồng được triển khai theo phương án đang triển lãm tại 45 Tràng Tiền - Hà Nội.

Nhận thấy đây là vấn đề có thể ảnh hưởng đến sự an nguy của Hà Nội nói riêng và vùng đồng bằng sông Hồng nói chung, PV Báo GĐ&XH đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Quang Đông, chuyên viên phòng Quản lý, chi cục Quản lý đê điều Hà Nội về vấn đề này.

Thưa ông, có thể nói gì về con đê Đại Hà hiện tại? Những nguy cơ khi có một con đê mới được xây dựng để bảo vệ thành phố sông Hồng?

Tin bài liên quan

>> Hơn 7 tỷ USD cho thành phố bên sông Hồng
>>
Người dân Hà Nội đổ xô đi xem "thành phố bên sông Hồng"
- Đê Đại Hà ra đời đã hàng nghìn năm, khởi thủy bằng việc người dân gò đất đắp nên. Gần đây, theo chỉ thị của Chính phủ, đê này phải chống được lũ khoảng 13,4m tại trạm Long Biên và lưu lượng thoát nước phải đạt 20 nghìn m3/s. Hiện, khoảng 45km thuộc khu vực nội thành Hà Nội là được gia cố cấp đặc biệt và vĩ đại nhất. Tôi chưa rõ lần này người ta định làm thế nào, nhưng làm gì cũng phải nên tuân thủ theo hành lang pháp lý đã được quy định.

Với kinh nghiệm của một người lâu năm gắn bó với đê điều Hà Nội, ông thấy con đê Đại Hà có gì đặc biệt?

- Năm 1996 - 2001, đê Đại Hà đã được đầu tư trên 700 tỉ đồng để xử lý tổng thể cả thân đê, nền đê. Cách xử lý này đặc biệt ở chỗ, thân đê đã được khoan phụt và chất lượng ổn định. Nền đê được gia cố với công nghệ đặc biệt là khoan giếng giảm áp – lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam. Hiện, khu vực đê Hà Nội có 207 giếng giảm áp lực thấm. Khi có lũ ở ngoài đê (hạ lưu), thông thường dòng nước sẽ thấm xuống nền đê làm xuất  hiện các mạch sủi ở hạ lưu. Những giếng này sẽ chủ động thoát nước làm giảm áp lực thấm và làm cho những đoạn đê khác không còn mạch ngầm, mạch sủi. Đê đoạn Thanh Trì là nơi có địa chất đặc biệt yếu. Chỉ cần báo động 2, đoạn đê này đã xuất hiện mạch ngầm, mạch sủi và lùng bùng như đi trên cao su. Giếng giảm áp sẽ khiến cho đoạn đê này an toàn hơn khi có lũ.

Có gì cần phải lưu ý khi “đụng chạm” đến vấn đề đê điều ở Hà Nội?

- Địa chất đặc biệt của khu vực sông Hồng là nền đất cát, yếu nên sử dụng biện pháp truyền thống đắp bồi lên như những nơi khác là không phù hợp. Khi chúng ta đắp được đoạn này, áp lực nước lại làm bục đoạn khác, rất khó.

Trên Báo GĐ&XH số ra mới đây, PGS.TS Lưu Như Phú (Viện Khoa học Thủy lợi) đã cảnh báo về việc nếu đê Đại Hà không phải là “mối quan tâm số 1” thì nó sẽ gặp rất nhiều nguy cơ, gây nguy hiểm cho Hà Nội. Ông nghĩ sao về vấn đề này?

- Về nguyên tắc, đã là đê thì phải được duy tu bảo dưỡng thường xuyên, bao gồm đắp tầng phủ, trồng tre chắn sóng, chỉnh trang mái đê bằng trồng cỏ kĩ thuật, đặc biệt phải bắt mối mọt và diệt chuột hàng năm. Với đê Đại Hà, cứ vào khoảng tháng 3, khi có những cơn mưa đầu mùa, các nhân công có kinh nghiệm sẽ đi dọc thân đê để phát hiện hang chuột và chỗ nào thấy mối bay ra thì đào theo đường đi của mối để diệt.

Mối mọt ảnh hưởng đến đê như thế nào?

- Có nhiều loại mối. Bên ngoài là mối nhỏ. Ở phía trong, mối vua mối chúa to bằng ngón tay cái. Chúng làm tổ trong thân đê. Có tổ mối nhỏ như cái ấm, cái chậu con nhưng cũng có những tổ mối ăn sâu đến mức sụt đất. Khi có lũ, nước ngấm vào những tổ mối này gây xuất hiện mạch ngầm, mạch sủi làm vỡ đê.

Dự án thành phố sông Hồng lần này có sự tham gia của phía đối tác Seoul Hàn Quốc. Không hiểu đặc điểm sông ngòi của Hàn Quốc có giống của Việt Nam không, và nước này có đủ công nghệ hiện đại để trị thuỷ sông Hồng?

- Theo tôi biết, sông Hàn là con sông hiền hòa chứ không dữ dội như sông Hồng nên không thể áp dụng cùng một cách trị thủy.

Thứ nữa, Hàn Quốc là nước chưa mạnh về khoa học cơ bản, cũng không phải là nước có công nghệ trị thuỷ mạnh, tiên tiến như Nga, Mỹ, Hà Lan, Canada... Thậm chí, họ còn thua chúng ta về chuyên môn trị thuỷ nên thực sự, tôi hơi lo lắng, và cho rằng, đây chỉ dừng lại ở ý tưởng mà thôi.

Xin ông nói rõ hơn về “độ dữ dội” của sông Hồng? Có khả thi không nếu chúng ta xây dựng hai bên bờ một thành phố xinh đẹp và hiện đại?

- Sông Hồng có biên độ dao động nước lớn. Theo số liệu chúng tôi có được, tháng 2/2007, nước của sông Hồng chỉ sâu khoảng 1,2m, nhưng đỉnh lũ cao nhất có thể lên tới 14,3m. Biên độ nước dao động đến hơn 10m như thế, liệu những nước chưa có kinh nghiệm trị thuỷ có nắm được không.

Thứ hai là sông Hồng có lượng phù sa rất lớn, nước đặc sánh. Khi lũ lên cao, phù sa lấp hết cống rãnh. Vì thế, nếu xây các khu vực dân ngay bờ sông để họ sống chung với lũ như thế, tôi cho là không khả thi.

Đặc biệt, khi hành lang an toàn của sông bị “trưng dụng”, có thể sẽ làm xáo trộn chế độ dòng chảy, theo đó chế độ thuỷ lực thay đổi, hướng dòng chảy thay đổi sẽ dồn nước về phía trong đê (phía thượng lưu và cũng là phía khu vực nội thành Hà Nội - PV) và phá vỡ hạ lưu.

Nếu thành phố sông Hồng vẫn được xây dựng, giải pháp trị thủy nào là tối ưu đối với sông Hồng?

- Tôi nhắc lại, làm gì cũng phải căn cứ trên cơ sở quy hoạch phòng chống lũ mà Chính phủ đã quy định. Thật khó lường hết được những gì sẽ xảy ra nếu chúng ta tin tưởng vào kinh nghiệm trị thủy của nước ngoài, khi chưa có thực tế kiểm định. Đó là chưa kể việc di dân hay giải toả cũng sẽ khó thực thi. Tại sao thay vì xây mới, chúng ta không tôn tạo những khu dân đã có?

Chân thành cảm ơn ông.

Người dân quanh khu vực sẽ triển khai dự án: “Đồng tình nhưng phải di dời thoả đáng”

Chúng tôi đã sinh sống quanh sông Hồng mấy chục năm nay và biết rất rõ, vấn đề ô nhiễm sông, việc đi lại khó khăn... gây rất nhiều bất tiện. Có những thời điểm nhiều khu vực nơi đây bị ô nhiễm, bốc mùi hôi thối nồng nặc. Hễ có lụt lội là chúng tôi phải đi thuyền trên phố. Chúng tôi đã già. Nói thật, nếu phải giải toả thì không ai muốn di chuyển nữa bởi gia đình chúng tôi đã bao đời ở đấy. Tuy nhiên, để thành phố sạch đẹp hơn, chúng tôi đồng tình ra đi nhưng thành phố phải lựa chọn cách di dời thoả đáng.

Ông Đặng Văn Tịch (phường Phúc Xá, Ba Đình, Hà Nội)

Tôi ủng hộ hoàn toàn chủ trương cải tạo sông Hồng nhưng cách thức ra sao thì phải tính
cho phù hợp để người dân yên ổn ra đi

Chẳng hạn ở Trung Quốc, trước khi giải toả, người ta đã có sẵn quỹ nhà. Cứ mỗi người trong mỗi gia đình được cấp khoảng bao nhiêu m2 đất theo quy định. Sau đó, cứ theo số nhân khẩu của mỗi gia đình mà nhân lên. Vì thế không ai phản đối. Theo như tôi được biết, khá nhiều người dân quanh khu vực giải toả vẫn bảo thủ, không muốn ra đi nhưng trước sau gì họ cũng đồng ý di dời để thành phố sạch đẹp hơn. Tuy nhiên, nhiều người muốn ở chung cư gần khu vực giải toả (di chuyển tại chỗ) bởi tâm lý của bà con là không thích đi xa. Vì vậy, theo tôi cách tốt nhất bây giờ là những người thực hiện dự án phải có nhiều phương án để người bà con chọn lựa nếu phải di chuyển dân để xây thành phố.

Chị Trần Bích Ngọc (bãi Phúc Xá, Ba Đình, Hà Nội)

Sẽ có một thành phố đẹp ở nơi bây giờ chúng tôi đang sống, có điều lâu quá, tận mười mấy năm nữa. Tôi không muốn phải xa rời nơi gia đình tôi đã sinh sống bao nhiêu năm nay, nên vẫn có nguyện vọng di dân tại chỗ, nghĩa là khi thành phố được xây xong, chúng tôi sẽ trở về sống tại chỗ này.

Ông Vũ Đức Tuyến (57 Đồng Nhân A, Bạch Đằng, Hà Nội)

Tú Anh - Mỹ Hà (thực hiện)

 

kieudiep
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Một học sinh lớp 6 rơi lầu chung cư sau tin nhắn “con tự tử”

Một học sinh lớp 6 rơi lầu chung cư sau tin nhắn “con tự tử”

Xã hội - 4 giờ trước

Ngày 7-5, lãnh đạo phường Hòa Thọ Đông (quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) xác nhận vừa có vụ việc học sinh lớp 6 rơi lầu trên địa bàn.

Kênh mương Kẻ Khế ở Hà Nội tràn ngập rác, nguồn nước đen kịt tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh

Kênh mương Kẻ Khế ở Hà Nội tràn ngập rác, nguồn nước đen kịt tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Dự án cống hóa mương Kẻ Khế chảy qua phường Đội Cấn và Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội dù đã được phê duyệt từ năm 2008 nhưng đến nay vẫn "án binh bất động", trở thành nơi tập kết rác thải sinh hoạt, nguồn nước đục ngầu gây ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nguy cơ bệnh tật.

Sau cú điện thoại, người phụ nữ cao tuổi mất 15 tỷ đồng

Sau cú điện thoại, người phụ nữ cao tuổi mất 15 tỷ đồng

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Nhận cuộc gọi từ người tự xưng là công an, bà P bị đưa vào “bẫy” và mất 15 tỷ đồng.

Bảng lương của giáo viên có gì thay đổi từ ngày 1/7/2024?

Bảng lương của giáo viên có gì thay đổi từ ngày 1/7/2024?

Thời sự - 6 giờ trước

GĐXH - Theo chính sách cải cách tiền lương, bảng lương của giáo viên có sự thay đổi theo quy định. Vậy bảng lương của giáo viên thay đổi thế nào từ ngày 1/7/2024?

Chuyên gia nói gì về việc sổ đỏ có thể in mã QR trong thời gian tới?

Chuyên gia nói gì về việc sổ đỏ có thể in mã QR trong thời gian tới?

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, đề xuất in mã QR vào sổ đỏ là một xu thế tất yếu của chuyển đổi số và phù hợp với công nghệ 4.0. Từ đó, giúp giải quyết được nhiều vấn đề trong công tác quản lý đất đai của cơ quan Nhà nước.

Đổi vỏ sữa lấy sen đá: Cách giới trẻ lan tỏa lối sống xanh

Đổi vỏ sữa lấy sen đá: Cách giới trẻ lan tỏa lối sống xanh

Xã hội - 6 giờ trước

GĐXH - "Đổi chai nhựa, vỏ sữa lấy sen đá" là hoạt động thường niên được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức người dân về thói quen phân loại rác tại nguồn, hạn chế rác thải ra môi trường.

 Hà Nội đẹp ngỡ ngàng mùa hoa bằng lăng tím

Hà Nội đẹp ngỡ ngàng mùa hoa bằng lăng tím

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Những ngày này, phố phường Hà Nội lại khoác lên mình sắc tím mộng mơ khi hoa bằng lăng nở rộ. Màu hoa tím dưới nắng đầu mùa phủ khắp nhiều tuyến phố tạo nên vẻ đẹp lãng mạn, thơ mộng.

Lịch cắt điện Hải Dương tuần này (từ 6 - 12/5/2024): Nắng nóng quay trở lại, hàng loạt khu dân cư nằm trong danh sách mất điện

Lịch cắt điện Hải Dương tuần này (từ 6 - 12/5/2024): Nắng nóng quay trở lại, hàng loạt khu dân cư nằm trong danh sách mất điện

Đời sống - 8 giờ trước

GĐXH - Theo lịch cắt điện của Công ty Điện lực Hải Dương, tuần này một số khu vực mất điện liên tục gồm có: TP. Hải Dương, Chí Linh, Thị xã Kinh Môn, huyện Bình Giang, Ninh Giang, Cẩm Giàng, Kim Thành…

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 7/5/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 7/5/2024

Đời sống - 8 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Ba ngày 7/5/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

5 công việc cực kỳ nguy hiểm nhưng lại có mức lương rất cao

5 công việc cực kỳ nguy hiểm nhưng lại có mức lương rất cao

Đời sống - 8 giờ trước

GĐXH - Với tính chất nguy hiểm, nhưng có một số ngành nghề vẫn được ưa chuộng và có số lượng ứng viên đăng ký ứng tuyển cao.

Top