Hà Nội
23°C / 22-25°C

Lú lẫn vì dùng nồi nhôm tái chế

Thứ năm, 14:47 24/04/2014 | Sống khỏe

Với tâm lý thích đồ rẻ, nồi nhôm “siêu rẻ” tái chế bán tại các chợ trên địa bàn Hà Nội và nhiều tỉnh thành được nhiều người chọn là vật dụng nấu nướng mà không lường trước những nguy hại từ nhôm tái chế.

Với giá từ 10.000 - 30.000 đồng/sản phẩm, nồi nhôm “siêu rẻ” được bày bán trên các vỉa hè, tại các chợ và được chuyển về phục vụ nhu cầu của người dân nông thôn, miền núi. Nhiều người đã chọn nồi nhôm “siêu rẻ” là vật dụng để nấu nướng mà không hề biết rằng sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

Nhiều người mua nồi nhôm tái chế vì ham rẻ

Với tâm lý thích đồ rẻ, nồi nhôm "siêu rẻ" bán tại các chợ trên địa bàn Hà Nội và nhiều tỉnh thành khác hiện được nhiều người, nhất là đối tượng sinh viên và người có thu nhập thấp chọn là vật dụng để nấu nướng. Không chỉ được bày bán tại các chợ, những vật dụng bằng nhôm không nguồn gốc còn theo những gánh hàng rong len lỏi vào tận những làng, thôn ngoại thành. Vật dụng bằng nhôm được bán trôi nổi trên thị trường có giá chỉ bằng 1/5, thậm chí thấp hơn hàng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Lú lẫn vì dùng nồi nhôm tái chế 1
Ảnh minh họa.

Nhìn bằng mắt thường, nồi nhôm "siêu rẻ" có hình thức khá đẹp, nhìn bên ngoài rất sáng và sạch song đều có nguồn gốc từ nhôm tái chế. Những mặt hàng này chủ yếu được sản xuất từ những làng nghề thủ công mà nguồn nguyên liệu từ phế thải được thu gom ở khắp nơi. Do vậy, chỉ sau vài lần sử dụng, những đồ dùng này có thể bị xám đen lại và nổ lỗ chỗ. Nếu cọ rửa mạnh, nước thôi ra có màu đen. Tuy vậy, hiện vẫn có không ít người mua các dụng cụ đun nấu như nồi, xoong, ấm… bằng vật liệu nhôm, với giá rất rẻ tại các chợ cóc, thậm chí còn mua bát, đĩa, thìa… làm từ nhôm tái chế cho trẻ em sử dụng.

Hiểm họa tiềm ẩn trong nồi nhôm tái chế

Theo tiêu chuẩn quy định của Bộ Y tế, hàm lượng chì có trong sản phẩm nhôm tái chế là 7mg/kg, nếu hàm lượng chì vượt quá sẽ là nguyên nhân làm loãng máu, da xanh, hủy hoại hồng cầu. Ở mức độ nhiều hơn chúng sẽ tích tụ trong gan, thận gây ung thư, giảm chức năng gan và nặng nữa thì gây ngộ độc cấp tính… Trong quá trình tái chế, do nhôm bẩn còn được độn thêm nhiều loại hóa chất, phụ gia nên các tạp chất này rất dễ bị bung ra trong quá trình đun nấu hay cọ rửa, chà xát mạnh, để lại các vết rỗ trên thành xoong, nồi, ấm đun nước… thôi ra làm nước cọ rửa có màu đen bẩn.

Việc lưu trữ thức ăn trong nồi nhôm kém chất lượng sẽ rất độc hại vì các hóa chất, tạp chất bẩn sẽ hòa tan vào thức ăn. Sau một thời gian phơi nhiễm, lượng nhôm tích tụ trong các mô cơ thể có thể gây nhiễm độc nặng như suy thoái não, hay dị hình xương.

Đặc biệt, có thể gây ra tổn hại cho hệ thần kinh như: mất ngủ, căng thẳng, giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, có thể ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa của con người, ngăn cản sự phát triển của xương và làm giảm mật độ xương, gây thiếu máu, giảm chức năng gan… Các thức ăn mặn, chua sẽ khiến cho quá trình ăn mòn kim loại càng xảy ra nhanh hơn, khiến cho bề mặt nhôm dễ chuyển màu và bị rỗ nhanh chóng.

Lú lẫn vì dùng nồi nhôm tái chế 2

Viện Pasteur TP HCM đã chính thức khuyến cáo người tiêu dùng, nếu sử dụng các vật dụng bằng nhôm không đảm bảo chất lượng trong đun nấu, chứa đựng thực phẩm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Một trong những hậu quả đáng lo ngại là hội chứng lú lẫn sớm với các biểu hiện trí nhớ giảm sút, phản ứng trì trệ, trí năng giảm, cử động chậm chạp, cười khóc bất thường. Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) cũng đã cảnh báo như trên về tác hại của nấu nướng, chứa thức ăn trong dụng cụ nhôm làm từ nhôm tái chế, lẫn tạp chất.

Giá thành nồi nhôm lại rất rẻ. Cả bộ nồi nhôm nhà chị gồm 5 chiếc, cộng với cối, chảo, giá cũng rất... bèo, chỉ hết khoảng 150.000 đồng. Chị Hường (Quảng Xương, Thanh Hóa) cho biết: "Nhưng tôi thấy rất lạ là sau khi nấu canh cua hoặc canh cá dọc mùng, những chiếc nồi nhôm sáng bóng một cách bất thường. Còn chiếc nồi nào kho cá, kho thịt trong vài lần đã thấy xuất hiện vết rỗ đen nơi đáy nồi".

Phó Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) Hoàng Thuỷ Tiến cho biết: "Lợi thế nhất của hàng nhôm gia công, tái chế là giá thành rẻ. Người tiêu dùng không biết hoặc biết tác hại nhưng không có điều kiện thay đổi nên vẫn dùng. Điều nguy hiểm nếu dùng đồ nhôm từ nhôm phế liệu, không xử lý hết tạp chất, không tạo được bề mặt trơ với môi trường thì khi đun nấu, chứa đựng thực phẩm dễ tạo ra các ion nhôm vào thực phẩm gây hại cho sức khoẻ".

Đặc biệt, khi nấu ở nhiệt độ cao với thức ăn có nước mắm, muối, canh chua, canh riêu phản ứng hoá học xảy ra nhanh hơn, tạp chất độc sẽ thôi nhiễm nhanh hơn và lẫn vào thức ăn. Theo các nghiên cứu khoa học, đồ dùng nhôm chứa đựng thức ăn nóng, chua, mặn hoặc để qua đêm, bề mặt nhôm dễ bị rỗ, giải phóng các ion nhôm vào cơ thể, tích luỹ ở tế bào não, gây ra hội chứng lú lẫn sớm. Biểu hiện là trí nhớ giảm sút, phản ứng trì trệ, trí năng giảm, cử động chậm chạp, cười khóc bất thường.

Với các mặt hàng nhôm tràn lan không rõ nguồn gốc như hiện nay, việc kiểm tra chất lượng cũng như ảnh hưởng với thực phẩm khá khó khăn, nên người tiêu dùng cũng phải tự biết bảo vệ sức khoẻ. Tốt nhất, các gia đình nên hạn chế dùng đồ nhôm gia công.

Theo VietQ.vn

lehuong
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông qua đời sau bữa trưa có thói quen thường xuyên ăn 3 món này

Người đàn ông qua đời sau bữa trưa có thói quen thường xuyên ăn 3 món này

Bệnh thường gặp - 36 phút trước

GĐXH - Người đàn ông qua đời sau cơn nhồi máu cơ tim có liên quan nhiều tới thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học kể từ sau khi về hưu.

Có thể lây bệnh dại từ chó mèo đã tiêm phòng dại không?

Có thể lây bệnh dại từ chó mèo đã tiêm phòng dại không?

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

Gần đây, ở nhiều địa phương xuất hiện các ca bệnh dại do chó mèo. Vậy nếu chó, mèo đã tiêm phòng dại thì có nguy cơ lây bệnh dại sang cho người không? Cần làm gì để phòng tránh căn bệnh này?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Sống khỏe - 17 giờ trước

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng lá tía tô để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt như chữa hàn, nhức đầu, ho, chướng bụng, ngộ độc cá, cua và nhiều bệnh khác. Vậy dùng lá tía tô để chữa bệnh gout có hiểu quả hay không, đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Sống khỏe - 17 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên uống chè nụ vối thường xuyên vì loại nước này có công dụng giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, chống oxy hóa tự nhiên...

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 20 giờ trước

GĐXH - Mắm là món ăn rất dễ nhiễm vi khuẩn. Do đó, mọi người khi mua mắm cần lựa chọn các loại có nguồn gốc rõ ràng, kiên quyết loại bỏ mắm thừa sau bữa ăn, tuyệt đối tránh sử dụng kéo dài từ bữa này sang bữa khác...

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Sống khỏe - 23 giờ trước

Canxi là khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, là thành phần cơ bản cấu tạo nên xương và răng. Nếu cơ thể thiếu canxi có thể làm tăng nguy cơ bị loãng xương, gãy xương... Vậy, đâu là dấu hiệu cần bổ sung canxi?

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Sống khỏe - 1 ngày trước

Rối loạn lipid máu (mỡ máu) là một trong những nguy cơ hàng đầu của các bệnh tim mạch. Thay đổi chế độ ăn góp phần giảm cholesterol, phòng ngừa xơ vữa động mạch.

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Sống khỏe - 1 ngày trước

Nghiên cứu đăng trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ mới đây cho biết, có mối quan hệ giữa giai đoạn tức giận cấp tính và nguy cơ đau tim gia tăng. Theo đó, chỉ tức giận trong 8 phút có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

(Tổ Quốc) - Lòng bàn tay cũng có thể là “tài liệu tham khảo” cho thấy tình trạng sức khỏe tổng thể của chúng ta.

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Dưa hấu ngọt, mát, nhiều nước nên rất được yêu thích vào mỗi mùa hè. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng có thể kết hợp cùng loại trái cây này.

Top