Lý giải hiện tượng “được mùa - mất giá”
GiadinhNet - Sáng 11/6, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đã trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội. Các lý giải cho vấn đề “được mùa – mất giá” đã được Bộ trưởng Cao Đức Phát công bố. Đặc biệt, vấn đề hạn hán ở miền Trung cũng được các đại biểu quan tâm.
Thủy điện không phải là nguyên nhân gây hạn hán
Trong phần đăng đàn trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội sáng 11/6, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT tập trung làm rõ những nhóm vấn đề gồm: Kết quả thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp; Chính sách hỗ trợ chuyển đổi cây trồng; Tình hình tiêu thụ nông sản; Giải pháp đầu ra cho sản phẩm cao su và quy hoạch, kế hoạch phát triển bền vững cây cao su ở Việt Nam…
Trùng với kỳ họp Quốc hội lần này, thời tiết nắng nóng, hạn hán xảy ra trên diện rộng đã khiến các đại biểu xoáy sâu vào vấn đề này trong phần chất vấn Bộ trưởng Cao Đức Phát. Theo nhận định của đại biểu Quốc hội, đồng bào miền Trung rơi vào tình trạng không có lương thực, thực phẩm để ăn nếu tình hình hạn hán tiếp tục kéo dài. Nhiều công trình thủy điện ở khu vực này lại được thiết kế một cách bất cập. Đại biểu Quốc hội đề nghị Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết những giải pháp cụ thể để giải quyết vấn đề trên và đảm bảo việc làm, nâng cao đời sống cho nhân dân.
Nói về tình hình hạn hán ở tỉnh Ninh Thuận, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết, chưa bao giờ hạn hán như năm nay, có nơi 2 năm chưa có mưa. Nguyên nhân của hiện tượng thời tiết hạn hán cực đoan này là vì do ảnh hưởng của El Nino. Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết, trước tình hình này phải nghĩ đến bài toán căn cơ, lâu dài, xây nhiều hồ chứa nước và bảo vệ phát triển rừng.
Trước chất vấn của đại biểu về nguyên nhân hạn hạn một phần do rừng bị phá, do thủy điện được xây dựng nhiều, bất cập, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng, việc hạn hán một phần có liên quan đến rừng, nơi nào có rừng, nơi đó có nước, nếu có rừng, hồ nhỏ cũng có nước. Còn thủy điện cũng phải nhìn thấy hai mặt của vấn đề vì thủy điện cũng là hồ chứa nước. Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, thủy điện không phải là nguyên nhân gây hạn hán.
Về giải pháp cho tình trạng thiếu nước do hạn hán nêu trên, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết, Chính phủ đã đưa ra hai giải pháp ngắn hạn, cụ thể trước mắt, không để người dân thiếu nước nên đã huy động lực lượng chở nước đến từng thôn xóm. Để ứng phó vấn đề khô hạn, phải chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi phù hợp. Chính phủ cũng hỗ trợ hơn 500 tỷ đồng và 13 nghìn tấn gạo để hỗ trợ cho nhân dân vùng khô hạn.
Được và mất là 50-50
“Nóng” không kém tình trạng hạn hán, vấn đề tiêu thụ nông sản cũng nhận được nhiều chất vấn của các đại biểu. Trên thực tế, trước kỳ họp Quốc hội lần này, tình trạng nông sản “bí” đầu ra khiến giá xuống thấp diễn ra ở một số địa phương. Ở nhiều thành phố lớn, các chương trình, hành động hỗ trợ tiêu thụ dưa hấu, hành tím, vải thiều… diễn ra khá rầm rộ. Ngoài những “phát kiến” nhỏ lẻ như các chương trình của Đoàn thanh niên địa phương thì mới đây, Sở Công Thương Hà Nội cũng đã vào cuộc để hỗ trợ tiêu thụ vải thiều Hải Dương. Tuy nhiên, theo nhìn nhận, sự vào cuộc nêu trên cũng chỉ dừng lại ở mức độ chia sẻ chứ chưa hình thành chuỗi tiêu thụ bền vững, tình trạng “được mùa – mất giá” vẫn thường trực tái diễn.
Trong sáng 11/6, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cho rằng, việc một số loại nông sản được mùa mất giá xảy ra do sản xuất cung vượt cầu và vướng mắc về thị trường tiêu thụ. Khả năng cạnh tranh của nhiều loại nông sản, năng lực chế biến và tiêu thụ nông sản của nhiều doanh nghiệp còn thấp và tổ chức sản xuất còn cắt khúc, thiếu sự kết nối chặt chẽ giữa sản xuất và chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Khả năng theo dõi, dự báo, thông tin thị trường, hệ thống xúc tiến thương mại, cơ sở hạ tầng và dịch vụ thương mại nông sản còn yếu kém. Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, trong 10 mặt hàng xuất khẩu nông sản năm nay có 5 mặt hàng mất giá, 5 mặt hàng được giá, ví dụ dưa hấu là do khả năng thông quan thấp, hành tím ở Sóc Trăng có tới 70% xuất khẩu sang Indonesia nên khi thị trường này dừng nhập khẩu thì ta bị ảnh hưởng ngay.
Để khắc phục tình trạng “bí” đầu ra, hạn chế ảnh hưởng tới thu nhập và đời sống của nông dân, Bộ trưởng Cao Đức Phát đưa ra các giải pháp như: Theo dõi sát sao diễn biến của thị trường, xử lý kịp thời những khó khăn có tính chất tình huống. Tăng khả năng thông quan ở các cửa khẩu với Trung Quốc; Đàm phán với Indonesia để tái xuất khẩu hành tím và phối hợp với các nước sản xuất, xuất khẩu cao su thiên nhiên lớn để hạn chế tăng nguồn cung, chống đầu cơ ép giá...; Điều chỉnh cơ cấu sản xuất phù hợp với tình hình thị trường; Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Bộ NN&PTNT được giao nhiều nhiệm vụ lớn
Chiều 11/6, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng có kết luận, đề nghị Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát thực hiện các nhiệm vụ đã hứa trước Quốc hội và cử tri sau khi kết thúc phiên trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIII.
Về vấn đề tái cơ cấu nông nghiệp, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu phải quyết liệt để tái cơ cấu thành công ngành nông nghiệp để có thể nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Theo đó, đến cuối năm 2015, cơ bản tái cơ cấu xong nền kinh tế và trong đó tập trung vào nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Chủ tịch Quốc hội cũng yêu cầu Bộ trưởng Cao Đức Phát tiến hành tổng kết kỹ càng chính sách liên kết 4 nhà: Nhà nông, nhà nước, nhà khoa học, nhà băng. Ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng sự liên kết này có nhiều trục trặc, lỏng lẻo, hiệu quả thấp. Cần có giải pháp đưa doanh nghiệp, các thành phần kinh tế vào nông nghiệp.
Về phong trào xây dựng nông thôn mới, Quốc hội đề nghị Bộ trưởng Bộ NN&PTNT là người đứng đầu đơn vị chủ trì, cần có kế hoạch xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệp; trong đó số một là sản xuất – đời sống, tiếp theo là kết cấu hạ tầng, chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo đảm an ninh – an toàn trên địa bàn. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được Chủ tịch Quốc hội yêu cầu phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội tiến hành vận động, tổ chức thành công để 5 năm nữa, phong trào xây dựng nông thôn mới đạt chuẩn cao hơn; 10 năm nữa đạt tiêu chuẩn cao hơn nữa và 50 năm, 100 năm nữa có nền nông nghiệp, nông thôn hiện đại.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị Bộ NN&PTNT cần nghiên cứu một cách căn cơ, làm sao để người dân miền núi sống được nhờ rừng, hưởng lợi từ rừng. Sớm hoàn thành giao đất giao rừng cho người dân; bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đặc dụng hiệu quả, khoa học, cho thu nhập cao, giải quyết công ăn việc làm cho người dân.
Quốc hội đề nghị Bộ NN&PTNT tiếp tục rà soát, xem xét lại chính sách hỗ trợ cho nông dân, diêm dân, lâm dân, ngư dân – nhất là ngư dân đánh bắt xa bờ. Về chính sách hỗ trợ ngư dân đánh bắt xa bờ phải đi liền bảo vệ chủ quyền biển đảo. Đối với 132 âu thuyền nằm trong kế hoạch đã được duyệt, Quốc hội đề nghị phải khẩn trương đầu tư xây dựng.
Công Tâm/Báo Gia đình & Xã hội
Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù
Pháp luật - 45 phút trướcThông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.
Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc
Pháp luật - 46 phút trướcVào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.
Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11
Pháp luật - 48 phút trướcNgày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe
Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 1 giờ trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường
Thời sự - 2 giờ trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.
Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học
Xã hội - 2 giờ trướcGĐXH - Xe chở rác rơi xuống sông được trục vớt thành công. Tuy nhiên, công tác tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích vẫn chưa có kết quả; hội đồng kỷ luật đã đưa ra hình thức kỷ luật đối với một số học sinh liên quan tới vụ nữ sinh lớp 11 bị đánh hội đồng, gãy đốt sống cổ.
Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương
Thời sự - 3 giờ trướcHàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, người nhái và các lực lượng phối hợp đã tham gia tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích sau khi xe tải chở rác đâm sập lan can cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), rơi xuống sông Hương.
Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng
Thời sự - 14 giờ trướcGĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.
Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích
Xã hội - 14 giờ trướcGĐXH - Cơ quan chức năng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa kịp thời cứu một gia đình bị rơi xuống vùng nước ngập sâu; Tổng khối lượng thực phẩm bị bắt giữ là 982kg, tất cả số hàng hóa này đều không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Bắt giữ đối tượng trộm cắp cà phê ở Lâm Đồng
Pháp luậtGĐXH - Công an huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã bắt đối tượng Lưu Xuân Kiên (1997, quê huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.