Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mẹ nghèo "đèo" thêm con "dại"

Chủ nhật, 06:07 20/03/2011 | Gia đình

GiadinhNet - Hơn 20 tuổi, chị Trương Thị Minh đã phải ẵm đứa con trai thứ hai còn đỏ hỏn rời khỏi nhà chồng.

Khi ấy, con trai chị mới 2 tháng tuổi, trên người chỉ có độc một chiếc áo mà không có quần. Mặc dù phải đánh vật từ sáng đến tối với đủ mọi nghề để cậu con trai không bị đứt bữa, nhưng chị vẫn sẵn sàng nhận thêm một bé gái người dân tộc thiểu số yếu ớt làm con nuôi.
 
Mẹ con chị Minh hồi mới đón Thương về nuôi.

Nhà làm từ... cây sắn

Khi quyết định chia tay với chồng, chị Minh (Tân Minh, Sóc Sơn, Hà Nội) gặp sự phản ứng dữ dội của cha mẹ. Vì vậy, hai mẹ con chị đã bồng bế nhau nay đây mai đó. Và rồi chị cũng "định cư" trong một cái "nhà" có cột kèo bằng thân cây sắn, xung quanh quây kín bằng rạ. Trong "nhà" gần như chẳng có gì giá trị ngoài chiếc  chõng tre nhỏ xíu vừa đủ cho 2 mẹ con nằm và chiếc niêu đất. Có những hôm trời mưa bão, hai mẹ con đang ngủ thì nhà bay mất mái. Chị lại lục tục cho con ngồi 1 góc rồi lấy thúng đậy lại để chạy đi tìm cách lợp lại "nhà".

Chị Minh kể: "Con nhỏ, tiền không có, đi làm gì cũng khó. Tôi đành đi bắt tôm bắt tép cho qua ngày. Sau này thì đi buôn thịt, buôn cá... không từ nghề gì. Cái gì ra tiền mà không phạm pháp là tôi làm".

Từ việc buôn bán, chị Minh nâng cấp dần cho ngôi nhà của mình và ngôi nhà chị ở hiện nay là ngôi thứ 6 được làm lại từ căn nhà đầu tiên.

Năm 1997, chị Minh quen một cô giáo lớn tuổi. Cô giáo ở một mình nên muốn xin một đứa trẻ về làm con nuôi. Khi ấy, cô giáo quyết định xin một cháu nhỏ vừa sinh của một gia đình người Tày ở Ao Sen - Hạ Đạt - Thái Nguyên. Chị Minh và cô giáo đi bộ lên tận nhà cháu nhỏ để mang cháu về. Lên đến nơi mới biết gia đình cháu quá nghèo, mẹ lại sinh đôi nên không có khả năng nuôi cả hai con. Cháu bé rất yếu, 1 tháng tuổi nhưng chỉ nặng 1,3kg. Hai người phụ nữ tay làn tay xách lại bồng bế cháu đi bộ về xã Tân Minh. Chị Minh không còn nhớ chính xác khoảng cách từ nhà mình đến nhà cháu bé nhưng chị đoán cũng chừng vài chục kilômét.

Về đến làng, nhìn cháu bé quá non nớt, lo cô giáo khó bề chăm sóc nên đành bảo: "Thôi, để chị trông cho vậy". Vậy là cô giáo mang một hộp sữa bò và nửa cân đường lên nhờ cậy chị. Với chị, đó là thời gian vô cùng vất vả. Vừa phải chạy chợ nuôi con, lại vừa chăm sóc cháu bé. Hàng ngày, chị lấy nước cơm bón cho cháu ăn. Được chăm sóc, cháu ăn ngoan nhưng những ngày đầu chưa quen nên cháu quấy khóc liên miên.

Được một thời gian, cô giáo kia đón cháu bé về nhà mình. Có lẽ vì không quen chăm trẻ con, cháu bé lại yếu nên cô giáo lại chuyển cháu cho một người khác nuôi. Nghe tin ấy, chị Minh vội đi tìm cháu về. Chị bảo: "Nó bé tí nhưng mỗi lần thấy tôi là nó lại đưa mắt nhìn. Cứ nghĩ đến ánh mắt ấy, tôi lại không thể cầm lòng". Thế nhưng, thông tin về người đang nuôi cháu bé rất mờ mịt. Chị chỉ biết là một người ở ngôi làng nào đó có gắn với chữ "Cốc". Quanh vùng có đến 6 làng có chữ "Cốc" đi kèm. Thời đó, một lần đò là 200đồng. Chị đã dùng hết 36.000đồng để đi khắp 6 xã tìm cháu. Cuối cùng, khi gặp được cháu, chị phải bỏ 1,2 triệu đồng ra chuộc cháu về. Chị đặt tên cháu theo họ của mình. Chị bảo cái tên "Trương Thị Hoài Thương" là thương mãi, thương hoài...

Thấy người phụ nữ đơn thân nghèo nhất làng, lại đang nuôi con nhỏ  bỗng "đèo bòng" thêm một đứa trẻ yếu, có rất nhiều người phản đối quyết định của chị. Ai cũng khuyên chị không nên nuôi đứa trẻ để bớt đi gánh nặng. Nhưng chị Minh vẫn quyết giữ lại đứa trẻ cho dù phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
 
Chị Minh và cháu Thương bây giờ.
 
Không đi bước nữa vì con

Thấy tôi đơn thân nghèo nhất làng, lại đang nuôi con nhỏ bỗng "đèo bòng" thêm một đứa trẻ yếu ớt, nhiều người bảo tôi "ẩm ương".
 
Nhưng thời ấy, rộ lên tin đồn có những kẻ xấu buôn bán ma túy bằng cách mổ bụng trẻ em để nhét vào trong. Tôi nằm tưởng tượng ra cảnh cháu Thương bị mổ bụng... mà thấy toát mồ hôi. Tôi quyết định giữ lại con bé cho dù phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Nuôi cháu Thương, chị Minh không chỉ đối mặt với nỗi lo về kinh tế và những áp lực từ gia đình, làng xóm. Cháu Thương được mẹ Minh chăm sóc trở nên bụ bẫm thì một thời gian sau một người trong gia đình của mẹ đẻ cháu xuống đòi con. Người đàn ông này thường xuyên xuống quậy phá nhằm mục đích đòi thêm tiền....
 
Phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc nuôi cháu Thương nhưng chị Minh bảo: "Cũng may, con trai tôi thương em lắm. Cháu Ngọt (Nguyễn Văn Ngọt - con trai chị Minh) thường chăm em cho tôi đi bán hàng. Những hôm cháu đi bắt tép ở ngoài đồng thì lại mang em theo, cho vào thúng, lấy cái sàng đậy lên".

Để có tiền nuôi hai con, ban ngày chị Minh đi chạy chợ, còn ban đêm, đợi các con đi ngủ, chị mới chong đèn cuốc đất trồng rau để có cái ăn. Dành dụm mãi, chị cũng mua được một chiếc xe đạp, sau nữa là cái vỏ chăn, rồi một con lợn... Nhưng sau đó, tất cả những tài sản này đã bị ăn trộm hết. Chị phải làm lại từ đầu để chăm lo cho cuộc sống của các con.

Chị bảo: "Đời tôi lúc nào cũng chỉ thèm tiền. Chả còn thời gian mà nghĩ cho mình nữa! Cũng có nhiều người đến với tôi nhưng tôi vẫn xác định để con khôn lớn rồi tính. Giờ các cháu đã lớn cả thì tôi lại sợ con nọ con kia nên quyết định ở vậy để lo cho các cháu".

Giờ chị Minh đã xây được một chiếc nhà gạch và hệ thống chuồng trại chăn nuôi. Thế nhưng gánh nặng về kinh tế vẫn trĩu trên vai người phụ nữ này. Chị chỉ vào căn nhà đầy âu lo: "Làm nhà bao nhiêu năm rồi nhưng tôi vẫn chưa có tiền để làm cửa. Giờ cái lo hơn cả là việc nuôi cháu Thương ăn học. Cả nhà mấy miệng ăn mà có mỗi 2 sào ruộng''.

Mặc dù vất vả nhưng mỗi khi nhắc đến cháu Thương, chị Minh dường như thấy ấm lòng hơn. Nhìn con khôn lớn từng ngày, lại học hành chăm ngoan, chị như quên đi hết những gì mình đã phải trải qua. Cháu Thương giờ đã lên lớp 8 và thường có kết quả học tập cao trong lớp.

Để động viên con học tập và phát triển, chị Minh còn luôn muốn con mình được có đầy đủ cha mẹ. Thi thoảng, chị lại đưa cháu về Thái Nguyên để thăm gia đình mẹ đẻ cho dù gia đình cháu có nhiều mặc cảm. Chị cũng thường nhắc cháu lên thăm cô giáo từng nhận nuôi cháu ngày xưa. Chị bảo: "Con mình được hạnh phúc có nghĩa là mình cũng hạnh phúc. Tôi còn có đứa con đầu tiên nữa. Có lẽ nó nghĩ tôi đã bỏ nó đi. Thôi thì, mình cũng khó giải thích. Giờ tuy nó không xuống nhận mẹ nhưng tôi biết nó cũng đã có cuộc sống khấm khá. Như thế thì tôi cũng thấy an tâm rồi''.
 
Hoàng Phương
thanhloan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người thông minh dùng nguyên tắc '7-3' trong đối nhân xử thế, nhờ vậy cuộc đời sóng yên biển lặng

Người thông minh dùng nguyên tắc '7-3' trong đối nhân xử thế, nhờ vậy cuộc đời sóng yên biển lặng

Gia đình - 20 phút trước

Trong đối nhân xử thế, những bí mật quan trọng vẫn nên được che giấu và không để người khác biết.

Người phụ nữ lớn tuổi mang băng rôn đến đám cưới chồng cũ với nội dung: Tôi đến đây chúc phúc và lấy vợ lẽ cho chồng

Người phụ nữ lớn tuổi mang băng rôn đến đám cưới chồng cũ với nội dung: Tôi đến đây chúc phúc và lấy vợ lẽ cho chồng

Chuyện vợ chồng - 55 phút trước

GĐXH - Bất bình hành động của vợ cũ, ông đã khởi kiện bà vì hành động quấy rối hôn lễ của mình.

Ông cụ 95 tuổi đến ngân hàng rút 1 tỷ đồng từ tài khoản của người vợ quá cố nhưng bị nhân viên từ chối, vài ngày sau bỗng nhận được giấy triệu tập của tòa án

Ông cụ 95 tuổi đến ngân hàng rút 1 tỷ đồng từ tài khoản của người vợ quá cố nhưng bị nhân viên từ chối, vài ngày sau bỗng nhận được giấy triệu tập của tòa án

Chuyện vợ chồng - 13 giờ trước

Với trường hợp mà ông cụ Trung Quốc này gặp phải, tòa án phải vào cuộc mới giải quyết được vấn đề

Bố ung thư giai đoạn cuối vẫn cố làm một việc trong đám cưới của con gái

Bố ung thư giai đoạn cuối vẫn cố làm một việc trong đám cưới của con gái

Gia đình - 13 giờ trước

GĐXH - Chứng kiến con gái mặc váy cô dâu, ông cho biết: 'Tôi vô cùng hạnh phúc. Trái tim tôi đập rộn ràng'.

Đi họp lớp cấp 3, cảm giác thất bại xâm chiếm tâm trí: Từng học giỏi nhất mà giờ tôi chỉ là ‘người tàng hình’, không nhà không xe, 6 tháng nay ‘không xu dính túi’

Đi họp lớp cấp 3, cảm giác thất bại xâm chiếm tâm trí: Từng học giỏi nhất mà giờ tôi chỉ là ‘người tàng hình’, không nhà không xe, 6 tháng nay ‘không xu dính túi’

Gia đình - 18 giờ trước

"Bạn lái xe gì đến?", "Thu nhập hàng năm bao nhiêu?", "Bạn có bao nhiêu căn nhà?",... là những câu hỏi khiến tôi "xanh mặt".

3 con giáp may mắn, hạnh phúc viên mãn năm 2024 nhờ được nhiều cát tinh chiếu rọi

3 con giáp may mắn, hạnh phúc viên mãn năm 2024 nhờ được nhiều cát tinh chiếu rọi

Gia đình - 20 giờ trước

GĐXH - Được nhiều sao tốt chiếu mệnh, 3 con giáp này sẽ gặp nhiều may mắn trong cuộc sống, được phù hộ về mặt tình cảm, dễ có được cuộc sống hạnh phúc viên mãn.

Người càng giàu càng khuyến khích con cái LÀM 3 điều này: Kết quả là gia đình họ giàu truyền đời

Người càng giàu càng khuyến khích con cái LÀM 3 điều này: Kết quả là gia đình họ giàu truyền đời

Nuôi dạy con - 1 ngày trước

Muốn con cái có cuộc sống sung túc, bạn phải cho con những hiểu biết đúng đắn nhất về lựa chọn công việc.

Tôi 68 tuổi, từng coi 'con gái lấy chồng như bát nước đổ đi': Đến khi tới nhà con trai và con gái ở, tôi thay đổi suy nghĩ!

Tôi 68 tuổi, từng coi 'con gái lấy chồng như bát nước đổ đi': Đến khi tới nhà con trai và con gái ở, tôi thay đổi suy nghĩ!

Gia đình - 1 ngày trước

Vợ tôi hối hận vì trước đây không đối xử tốt với con gái khi con gái khi con còn nhỏ, để con chịu nhiều thiệt thòi.

6 đặc điểm của người mẹ ảnh hưởng xấu tới tương lai con cái

6 đặc điểm của người mẹ ảnh hưởng xấu tới tương lai con cái

Nuôi dạy con - 1 ngày trước

GĐXH - Tính cách và quan điểm sống của người mẹ sẽ ảnh hưởng đến một gia đình, đặc biệt là con cái.

Trung vận giàu có, tài lộc đổ về gọi tên 6 cung hoàng đạo ưu tú này

Trung vận giàu có, tài lộc đổ về gọi tên 6 cung hoàng đạo ưu tú này

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH - Với 6 cung hoàng đạo dưới đây có thể tận hưởng hạnh phúc gia đình, vô lo về tiền bạc từ tuổi trung niên trở lên.

Top