Hà Nội
23°C / 22-25°C

Một cuộc “hạ sơn” bất thành

Thứ ba, 00:46 13/02/2007 | Xã hội

GĐ&XH - Với chủ trương nâng cao đời sống cho người dân, đầu năm 2002, UBND huyện Xín Mần (tỉnh Hà Giang) đã thực hiện kế hoạch đưa 105 hộ khó khăn ở xã Nấm Dẩn xuống bản Tân Sơn. Tưởng cuộc sống của người dân sẽ bớt vất vả hơn, nhưng thực tế những hộ dân được “hạ sơn” lại gặp nhiều khó khăn...

Thấy khách lạ, người đàn ông đứng tuổi trầm ngâm một lúc rồi trả lời: “Những tưởng xuống đây định cư, định canh thì sướng, nào ngờ xuống ở chỉ có cái nhà không. Không ruộng, không vườn nên người ta quay về nhà cũ hết rồi”. Đó là cách mà người đàn ông này lý giải vì sao cả một “khu phố” đông đúc lại chỉ có vài ngôi nhà mở cửa.

Trở lại chuyện cũ, cách đây 4 năm, huyện Xín Mần thực hiện chủ trương đưa một số hộ khó khăn của 12 bản trong xã xuống bản Tân Sơn định cư. Với kế hoạch này, mỗi hộ dân di dời sẽ được hỗ trợ 1 tấn xi măng và 70 tấm lợp, cùng mảnh đất rộng 150m2 để định cư, kèm theo đó là điện, nước phục vụ đến tận nhà. Được sự hỗ trợ ban đầu, các hộ hào hứng chuyển xuống. Sau hơn hai năm thực hiện, khu định cư mới của người dân nhanh chóng mọc lên giữa núi rừng. Một điều mà bà con Nấm Dẩn trước đó có mơ cũng không thấy.

Tuy nhiên, viễn cảnh một vùng kinh tế mới đối với bà con Nấm Dẩn dần trở nên xa xôi và khó thực hiện. Khi những căn nhà kiên cố mọc lên giữa bản mới thì họ mới biết đó chỉ là căn nhà để trú mưa, che nắng. Và để có cái ăn, dân bản phải kéo về chỗ cũ canh tác trên phần đất của mình. Từ nhà mới đến nơi làm nương quá xa xôi, nên bà con cũng ít thời gian làm việc. Người dân vùng cao thường sống trong nhà sàn, vườn rộng, nhưng khi được chuyển về nơi ở mới thì đất chật, người đông. Mùa nương rẫy tới, mọi người lại phải lục đục kéo nhau về nơi ở cũ làm kinh tế. Tiếc công, tiếc của mà mình đã bỏ ra để xây ngôi nhà, các gia đình tự an ủi bằng cách sẽ để ngôi nhà đấy cho con cháu mình xuống đây học bán trú. Nhà nào không có con cháu ở thì cho giáo viên thuê lại...

Cũng như những người hàng xóm của mình, gia đình anh Lù Kháy Xèng cũng “hạ sơn” về khu định cư mới. Ngoài tiền hỗ trợ của Nhà nước, gia đình cũng phải chắt bóp thêm để dựng ngôi nhà mới tại điểm chuyển về. Để có được số tiền đó anh phải bán trâu, bán bò. Ở chưa ấm chỗ thì dân bản lại bắt đầu rục rịch chuyển về nơi ở cũ. Cũng giống như anh Xèng, mấy chục hộ gia đình ở Tân Sơn cũng đang trong tình trạng “đi thì tiếc mà ở thì không xong”. Bao tiền của đã đổ vào nhà mới, giờ khoá cửa để đấy sao không tiếc được.

Bí thư xã Nấm Dẩn Cháng Kim Sinh thừa nhận: “Dân đi là phải, xây nhà mới cho dân mà không gắn liền với ruộng, nương cho họ thì ai dám ở lại. Trong khi đó gần 100% số hộ của xã là làm nông nghiệp”. Cũng theo ông Sinh, từ khi 105 hộ chuyển xuống Tân Sơn, nhiều vấn đề đã phát sinh nào là đăng ký lại hộ khẩu, nào là hộ xin cấp đất... Không ngày nào các xã không nhận được những kiến nghị của dân. Tháng 10/2006 vừa qua, xã đã tổ chức cuộc họp toàn dân. Cuối cùng đi đến thống nhất, những hộ nào không muốn ở Tân Sơn thì chuyển về nơi ở cũ, không phải chuyển khẩu nữa? Còn nhà cửa cứ để đó, khi nào đủ điều kiện tách hộ thì lại xuống Tân Sơn!? Giờ Tân Sơn chỉ có 54 hộ có người ở lại, phần lớn là học sinh.

Cần phải nói rằng, xã Nấm Dẩn còn trên 70% hộ nghèo, trong đó có nhiều hộ gia đình mỗi năm thiếu ăn vài ba tháng. Việc Nhà nước đã bỏ ra 105 tấn xi măng và 7.350 tấm lợp (trị giá gần 2 tỷ đồng) để cải thiện cuộc sống của người dân nơi đây là điều đặc biệt có ý nghĩa. Tuy nhiên, việc thực hiện quy hoạch và thiếu tính toán lâu dài, hậu quả để lại là những căn nhà vắng bóng người ở. Xem ra cuộc “hạ sơn” của bà con Nấm Dẩn lần này đã bất thành.  

Đức Văn

giang
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vụ sạt lở vùi lấp nhiều công nhân ở Hà Tĩnh: Đại diện chủ đầu tư lý giải nguyên nhân

Vụ sạt lở vùi lấp nhiều công nhân ở Hà Tĩnh: Đại diện chủ đầu tư lý giải nguyên nhân

Thời sự - 13 phút trước

Theo đại diện chủ đầu tư, vụ sạt lở xảy ra là do thiên tai, không phải do sự cố thi công.

Kẻ hiếp dâm cụ bà 75 tuổi bị khởi tố

Kẻ hiếp dâm cụ bà 75 tuổi bị khởi tố

Pháp luật - 27 phút trước

GĐXH - Qua nhà bà L. chơi, thấy nạn nhân ở nhà một mình, Bảo dùng vũ lực để thực hiện hành vi hiếp dâm. Toàn bộ sự việc được camera an ninh ghi lại.

10 ngư dân Quảng Bình mất tích trên biển: Những người vợ trắng đêm chờ chồng về

10 ngư dân Quảng Bình mất tích trên biển: Những người vợ trắng đêm chờ chồng về

Đời sống - 28 phút trước

Đến nay vẫn chưa tìm thấy tung tích 10 ngư dân mất tích sau vụ 4 tàu cá gặp nạn trên biển, những người phụ nữ đã khóc cạn nước mắt chờ tin chồng.

Hà Nội sẵn sàng cho hơn 200.000 học sinh thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào lớp 10

Hà Nội sẵn sàng cho hơn 200.000 học sinh thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào lớp 10

Giáo dục - 45 phút trước

Theo Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội năm nay học sinh thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào lớp 10 đều đạt con số trên 100.000.

Một học sinh lớp 6 rơi lầu chung cư sau tin nhắn “con tự tử”

Một học sinh lớp 6 rơi lầu chung cư sau tin nhắn “con tự tử”

Xã hội - 9 giờ trước

Ngày 7-5, lãnh đạo phường Hòa Thọ Đông (quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) xác nhận vừa có vụ việc học sinh lớp 6 rơi lầu trên địa bàn.

Kênh mương Kẻ Khế ở Hà Nội tràn ngập rác, nguồn nước đen kịt tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh

Kênh mương Kẻ Khế ở Hà Nội tràn ngập rác, nguồn nước đen kịt tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Dự án cống hóa mương Kẻ Khế chảy qua phường Đội Cấn và Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội dù đã được phê duyệt từ năm 2008 nhưng đến nay vẫn "án binh bất động", trở thành nơi tập kết rác thải sinh hoạt, nguồn nước đục ngầu gây ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nguy cơ bệnh tật.

Sau cú điện thoại, người phụ nữ cao tuổi mất 15 tỷ đồng

Sau cú điện thoại, người phụ nữ cao tuổi mất 15 tỷ đồng

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Nhận cuộc gọi từ người tự xưng là công an, bà P bị đưa vào “bẫy” và mất 15 tỷ đồng.

Bảng lương của giáo viên có gì thay đổi từ ngày 1/7/2024?

Bảng lương của giáo viên có gì thay đổi từ ngày 1/7/2024?

Thời sự - 11 giờ trước

GĐXH - Theo chính sách cải cách tiền lương, bảng lương của giáo viên có sự thay đổi theo quy định. Vậy bảng lương của giáo viên thay đổi thế nào từ ngày 1/7/2024?

Chuyên gia nói gì về việc sổ đỏ có thể in mã QR trong thời gian tới?

Chuyên gia nói gì về việc sổ đỏ có thể in mã QR trong thời gian tới?

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, đề xuất in mã QR vào sổ đỏ là một xu thế tất yếu của chuyển đổi số và phù hợp với công nghệ 4.0. Từ đó, giúp giải quyết được nhiều vấn đề trong công tác quản lý đất đai của cơ quan Nhà nước.

Đổi vỏ sữa lấy sen đá: Cách giới trẻ lan tỏa lối sống xanh

Đổi vỏ sữa lấy sen đá: Cách giới trẻ lan tỏa lối sống xanh

Xã hội - 12 giờ trước

GĐXH - "Đổi chai nhựa, vỏ sữa lấy sen đá" là hoạt động thường niên được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức người dân về thói quen phân loại rác tại nguồn, hạn chế rác thải ra môi trường.

Top