Hà Nội
23°C / 22-25°C

Một quả quýt bằng với 5 loại thảo dược, nhưng mọi người hầu như đang ăn sai cách

Thứ năm, 08:59 17/01/2019 | Sống khỏe

Theo Y học Trung Quốc cho rằng quả quýt có tác dụng làm ấm phổi, giảm ho, loại bỏ đờm, duy trì sức khỏe lá lách và làm dịu cơn khát. Đặc biệt đối với người già, người bị viêm phế quản cấp tính và mãn tính và bệnh nhân tim mạch, thì đây là một loại trái cây tốt để tiêu thụ.

Một quả quýt có 5 vị thuốc

Thịt quýt

Ăn quýt mát, có vị chua ngọt, kích thích ngon miệng, giảm ho ấm phổi, giúp giải rượu, giảm khô miệng, ho do nhiệt phổi, uống quá nhiều rượu bia… Bởi vì thịt quýt giàu vitamin B1 và vitamin P, nó có thể điều trị chứng tăng lipid máu, xơ cứng động mạch và các bệnh tim mạch khác. Chất "nomilin" của nó cũng có tác dụng chống ung thư rõ ràng và có thể ngăn ngừa ung thư dạ dày.

Trần bì

Vỏ quả quýt chín sấy khô để lâu năm rất tốt. Nó có vị ấm, cay nồng, có chức năng điều hòa khí và lá lách, tiêu đờm, giảm ho và giảm căng thẳng. Có thể điều trị đầy bụng và đau bụng, kém ăn, buồn nôn, ợ hơi, nấc, tiêu chảy, cảm lạnh và ho,…, đồng thời có thể giải quyết tình trạng khi ăn phải cua cá độc.

Thanh bì

Vỏ quýt xanh có tên thanh bì, có vị cay, đắng, tính ấm có tác dụng phá khí tiêu trệ, chức năng tiêu đờm còn tốt hơn so với trần bì, ăn thanh bì thường xuyên có thể trị thoát vị đau nhức.

Hạt quýt

Hạt quýt vị đắng, tính bình, có công hiệu điều hòa khí, giảm đau, tan u cục, thường dùng chữa sa nang, sưng đau tinh hoàn, đau lưng, viêm tuyến sữa, ung thư vú giai đoạn đầu...

Xơ quýt

Có vị đắng, tính bình, có vitamin P giúp phòng chữa cao huyết áp, rất có ích đối với người cao tuổi. Nó cũng có tác dụng điều hòa khí, tan đờm, thông lạc, thông kinh, thường dùng trị các chứng khí trệ kinh lạc, ho tức ngực, ho ra máu...

6 điều cấm kỵ khi ăn quýt

1. Quýt không nên ăn quá nhiều

Theo chuyên gia y tế, ăn 3 quả quýt mỗi ngày có thể đáp ứng nhu cầu vitamin C hàng ngày cho mỗi người. Nếu bạn ăn quá nhiều, lượng vitamin C nạp vào cơ thể quá độ, quá trình chuyển hóa axit oxalic của cơ thể sẽ tăng lên, dễ gây sỏi tiết niệu, sỏi thận. Ngoài ra ăn nhiều quýt cũng có hại cho miệng, răng và gây tổn thương niêm mạc dạ dày, đặc biệt là đối với trẻ em.

Nếu trẻ em tiêu thụ quá nhiều quýt, nhiệt sinh ra không thể chuyển thành chất béo, nó được lưu trữ trong cơ thể và không thể tiêu thụ kịp thời, sẽ dẫn đến "nóng trong", biểu hiện là viêm miệng, viêm nha chu, viêm họng và táo bón.

2. Không ăn vỏ quýt tươi

Vỏ quýt tươi sau khi sấy khô và bào chế mới gọi là trần bì, trần bì để càng lâu càng tốt. Trần bì tính ấm, có tác dụng kiện vị (khỏe dạ dày), long đờm, trị ho, trị phong, lợi tiểu, chữa ợ hơi, đau thượng vị, cách sử dụng là ngâm trần bì với nước nóng để uống. Tuy nhiên, ngâm vỏ quýt tươi với nước nóng thì khác, vì vỏ quýt tươi chứa nhiều dầu dễ bay hơi nên dễ kích thích đường tiêu hóa, dẫn đến rối loạn tiêu hóa.

Ngoài ra, vỏ quýt tươi ngoài việc kích thích dạ dày, còn có thể là do bề mặt của vỏ quýt dính thuốc trừ sâu hoặc thuốc bảo quản. Vì vậy, tốt nhất không nên sử dụng trà vỏ quýt tươi. Khi ngâm trà với vỏ quýt sấy khô cũng nên chú ý đến bề mặt của vỏ quýt có bị mốc hay không.

3. Những người có chức năng tiêu hóa kém không nên ăn

Những người này, ăn quá nhiều quýt, dễ bị đau dạ dày. Tiêu thụ quá nhiều trái cây họ cam quýt có thể xuất hiện các triệu chứng như vàng da.

4. Quýt và sữa không nên ăn cùng nhau

Protein trong sữa dễ dàng phản ứng với axit trái cây và vitamin C trong quýt, gây đông cứng thành một khối, không chỉ ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thu, mà còn gây ra đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy và các triệu chứng khác. Sau khi uống sữa khoảng 1 tiếng mới được ăn quýt. Ngoài ra, những người có chức năng tiêu hóa, thận, phổi suy nhược không thể ăn quýt, phòng ngừa gây đau bụng, đau thắt lưng và đầu gối.

5. Không nên ăn quýt với củ cải

Củ cải sau khi vào cơ thể, nó sẽ nhanh chóng sản xuất ra một chất gọi là sulfate, và sớm chuyển hóa thành chất gây ức chế tổng hợp hormone tuyến giáp là Thiocyanate. Nếu lúc này mà ăn quýt, Flavonoid trong quýt sẽ bị phân giải trong dạ dày và chuyển thành hydroxy axit và axit ferulic. Hai chất này có thể tăng cường tác dụng ức chế của Thiocyanate đối với tuyết giáp, ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp.

6. Không ăn quýt trước bữa cơm và khi đói

Trên thực tế quýt có rất nhiều công dụng nhưng không nên ăn quá nhiều trong một lần và không nên ăn trong khi đói bởi quýt chứa axít, nó dễ làm tổn thương dạ dày.

Theo Khám phá

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Sống khỏe - 10 giờ trước

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng lá tía tô để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt như chữa hàn, nhức đầu, ho, chướng bụng, ngộ độc cá, cua và nhiều bệnh khác. Vậy dùng lá tía tô để chữa bệnh gout có hiểu quả hay không, đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Sống khỏe - 10 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên uống chè nụ vối thường xuyên vì loại nước này có công dụng giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, chống oxy hóa tự nhiên...

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 12 giờ trước

GĐXH - Mắm là món ăn rất dễ nhiễm vi khuẩn. Do đó, mọi người khi mua mắm cần lựa chọn các loại có nguồn gốc rõ ràng, kiên quyết loại bỏ mắm thừa sau bữa ăn, tuyệt đối tránh sử dụng kéo dài từ bữa này sang bữa khác...

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Sống khỏe - 16 giờ trước

Canxi là khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, là thành phần cơ bản cấu tạo nên xương và răng. Nếu cơ thể thiếu canxi có thể làm tăng nguy cơ bị loãng xương, gãy xương... Vậy, đâu là dấu hiệu cần bổ sung canxi?

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Sống khỏe - 17 giờ trước

Rối loạn lipid máu (mỡ máu) là một trong những nguy cơ hàng đầu của các bệnh tim mạch. Thay đổi chế độ ăn góp phần giảm cholesterol, phòng ngừa xơ vữa động mạch.

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Sống khỏe - 19 giờ trước

Nghiên cứu đăng trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ mới đây cho biết, có mối quan hệ giữa giai đoạn tức giận cấp tính và nguy cơ đau tim gia tăng. Theo đó, chỉ tức giận trong 8 phút có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

(Tổ Quốc) - Lòng bàn tay cũng có thể là “tài liệu tham khảo” cho thấy tình trạng sức khỏe tổng thể của chúng ta.

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Dưa hấu ngọt, mát, nhiều nước nên rất được yêu thích vào mỗi mùa hè. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng có thể kết hợp cùng loại trái cây này.

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Sống khỏe - 1 ngày trước

Điều trị suy giáp bao gồm thuốc, các phương pháp không dùng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong đó, các bài tập dưỡng sinh sẽ hỗ trợ tốt trong việc điều trị triệu chứng.

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Thủy đậu là bệnh lành tính, có thể hồi phục sau khi phát bệnh. Tuy nhiên nếu không điều trị đúng thì thủy đậu cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy đến sức khỏe.

Top