Hà Nội
23°C / 22-25°C

Muốn biết con lớn lên thành công hay không hãy xem trẻ bắt đầu làm việc nhà từ tuổi nào?

Thứ tư, 06:59 27/03/2024 | Nuôi dạy con

GĐXH - Tuổi được làm việc nhà là một yếu tố rất quan trọng để dự đoán thành công của một đứa trẻ khi trưởng thành.

Trẻ nên làm việc nhà từ độ tuổi nào?

Bắt trẻ em làm việc nhà là điều khó khăn trong hầu hết các nền văn hóa. Cha mẹ thường phải nhắc nhở, thúc giục. Một số phụ huynh cho rằng khi đứa trẻ không muốn làm hoặc làm không đến nơi đến chốn, họ tự làm sẽ nhanh, hiệu quả hơn.

Tuy nhiên các nghiên cứu nhấn mạnh việc nhà là bước đệm và công cụ học tập, giúp trẻ tự tin, xây dựng khả năng phục hồi và trở nên độc lập khi lớn hơn. Nó cũng khuyến khích trách nhiệm, tinh thần làm việc nhóm và kỷ luật công việc rất cần thiết trong cuộc sống sau này.

"Bằng cách bắt trẻ làm việc nhà, trẻ sẽ sớm nhận ra mình phải làm công việc của cuộc sống để trở thành một phần của cuộc sống", Julie Lythcott-Haims, Đại học Stanford, tác giả cuốn How to Raise an Adult, nói.

Muốn biết con lớn lên thành công hay không hãy xem trẻ bắt đầu làm việc nhà từ tuổi nào?- Ảnh 1.

Một nghiên cứu kéo dài 75 năm của Harvard cũng kết luận rằng trẻ em làm việc nhà sẽ thành công hơn khi trưởng thành. Họ thành công vì có được nguyên tắc làm việc bằng cách làm việc nhà. Ảnh minh họa

Bắt đầu làm việc nhà mang lại nhiều lợi ích cho trẻ. Nghiên cứu của phó giáo sư về giáo dục gia đình Marty Rossmann, Đại học Minnesota, Mỹ, cho thấy "yếu tố dự đoán tốt nhất về thành công của thanh niên ở độ tuổi giữa 20 là đã tham gia vào các công việc gia đình khi 3 hoặc 4 tuổi. Nếu tận 15 tuổi trở lên mới tập làm việc nhà thì dự đoán này không còn tác dụng".

"Có vẻ như trẻ em sẽ học được trách nhiệm từ việc nhà nếu chúng bắt đầu khi còn nhỏ", Marty Rossmann nói.

Theo các nhà khoa học, trẻ em biết làm việc nhà sẽ sống tốt hơn khi trưởng thành. Những công việc gia đình còn giúp cải thiện sức khỏe, tinh thần của trẻ vì chúng được tham gia và cảm thấy bản thân có vai trò quan trọng trong nhà.

Những công việc tưởng như không đáng kể như dọn bàn hay gấp đồ giặt, trên thực tế là những khối xây dựng nhỏ bé giúp hình thành tính độc lập.

Bản chất tự nhiên của trẻ là thích được giúp đỡ, chúng muốn được làm người khác hài lòng. Tận dụng sự nhiệt tình sẵn có này, hãy chấp nhận trẻ làm việc không hoàn hảo, nhưng theo thời gian, con sẽ giỏi hơn.

Tuy nhiên, nên chia việc phù hợp với độ tuổi, đừng ép buộc trẻ làm giúp để cha mẹ hoàn thành công việc của mình. Hãy sử dụng việc nhà này như một cách để dạy trẻ những bài học cuộc sống quý giá.

Phân chia việc nhà theo độ tuổi của trẻ

Muốn biết con lớn lên thành công hay không hãy xem trẻ bắt đầu làm việc nhà từ tuổi nào?- Ảnh 2.

Công việc nhà không nên là tùy ý hoặc có thể thương lượng, bất kể bạn sống ở đâu, vì lý do gì. Bỏ qua các lý do trì hoãn như: "Con sẽ làm việc đó sau", "Không công bằng", "Con có quá nhiều bài tập về nhà"... Ảnh minh họa

Đối với trẻ từ 2 đến 5 tuổi

Đối với trẻ mới biết đi, công việc nhà giúp trẻ phát triển các kỹ năng mới và cho trẻ thấy rằng mọi công việc đều có điểm đầu, điểm giữa và điểm kết thúc - bạn mặc quần áo, bạn cởi quần áo và sau đó bạn cho quần áo vào giỏ giặt.

Các công việc được đề xuất: dọn dẹp đồ chơi và sách vở, mang đồ giặt vào thùng, dọn giường và dọn đĩa sau khi ăn.

Đối với trẻ từ 6 đến 7 tuổi

Ở độ tuổi này, trẻ có thể tham gia nhiều trò chơi xung quanh nhà hơn. Đây là thời điểm tốt để thấm nhuần tầm quan trọng của tinh thần đồng đội và giúp đỡ người khác: trẻ em có thể giúp bạn nấu ăn, dọn bàn ăn, lập danh sách hàng tạp hóa và mang đến những món đồ cần thiết từ cửa hàng.

Các công việc được đề xuất: giúp chuẩn bị bữa ăn, mua hàng tạp hóa, dọn bàn ăn, cho thú cưng ăn và tưới cây.

Đối với trẻ từ 8 đến 9 tuổi

Khi trẻ lớn hơn, chúng có thể tự chịu nhiều trách nhiệm hơn, chẳng hạn như quản lý đồ đạc của mình. Các em nên được hướng dẫn để tổ chức không gian sống của mình sao cho mọi đồ dùng học tập, đồ chơi và quần áo ở đúng vị trí của nó.

Các công việc được đề xuất: sắp xếp đồ đạc của họ, gấp và cất đồ giặt,...

Muốn biết con lớn lên thành công hay không hãy xem trẻ bắt đầu làm việc nhà từ tuổi nào?- Ảnh 3.

Hãy chấp nhận rằng cách trẻ làm việc nhà sẽ không hoàn hảo, nhưng chúng sẽ trở nên tốt hơn. Với mỗi thành tích, hãy ghi nhận sự tham gia và đóng góp của con vào cuộc sống gia đình. Ảnh minh họa

Đối với trẻ từ 10 đến 11 tuổi

Bây giờ đã đến lúc để cho trẻ lớn và sẵn sàng cho những nhiệm vụ lớn hơn! Tại thời điểm này, bạn có thể để trẻ làm những công việc nhạy cảm về thời gian, chẳng hạn như dọn bữa trưa hoặc chuẩn bị bữa sáng trước khi đi học.

Những công việc phức tạp, gồm nhiều giai đoạn như nấu bữa sáng khuyến khích trẻ lên kế hoạch trước và tìm ra các bước cần thiết để hoàn thành một nhiệm vụ. Điều này sẽ giúp trẻ có kỹ năng quản lý thời gian và giải quyết vấn đề.

Các công việc được đề xuất: làm bữa sáng, chuẩn bị đồ ăn trưa, đổ thùng rác, đổ rác, quét bụi, hút bụi,...

Đối với trẻ từ 12-15 tuổi

Đối với thanh thiếu niên, việc nhà có thể giúp xây dựng cái tôi tích cực nếu chúng cảm thấy được tin tưởng - hay nói cách khác - là được đối xử như người lớn. Vì vậy, giao cho trẻ những công việc phù hợp với lứa tuổi có thể tạo nên động lực cho trẻ.

Điều quan trọng là dạy chúng tính kỷ luật và cách thiết lập các ưu tiên. Bạn có thể cho phép chúng giải quyết mọi thứ một cách linh hoạt và tự do (trong khuôn khổ), nếu cần thiết.

Các công việc được đề xuất độ tuổi này là rửa xe, giặt là, dọn sân, cắt cỏ, thay khăn trải giường, may vá, giặt rèm cửa sổ...

Từ 16 tuổi: Chuẩn bị cho cuộc sống trưởng thành

Khi trẻ bước vào tuổi vị thành niên, với năng lực vốn có và khả năng tự lập, giờ đây trẻ có thể làm mọi thứ mà một người lớn bình thường có thể làm, bao gồm việc quản lý tiền và đối phó với các tình huống khẩn cấp. Các công việc được đề xuất ở tuổi này là mua sắm, nấu ăn, bảo dưỡng xe hơi, thay bóng đèn, vệ sinh sâu các thiết bị gia dụng...

Trẻ IQ cao có 6 biểu hiện "bất thường" khiến cha mẹ đau đầuTrẻ IQ cao có 6 biểu hiện 'bất thường' khiến cha mẹ đau đầu

GĐXH - Chỉ số IQ do di truyền chỉ chiếm 40% trong tổng số chỉ số IQ, 60% còn lại là kết quả của sự trau dồi mỗi ngày. Do đó, muốn nâng cao chỉ số IQ của con mình, cha mẹ cần phải bỏ công bỏ sức.

Trẻ lớn lên dễ bị hãm công danh, đánh mất nhiều cơ hội trong cuộc sống vì cha mẹ dạy con tiết kiệm sai cách từ nhỏTrẻ lớn lên dễ bị hãm công danh, đánh mất nhiều cơ hội trong cuộc sống vì cha mẹ dạy con tiết kiệm sai cách từ nhỏ

GĐXH - Cách nuôi dạy của cha mẹ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thói quen tiền bạc của con dẫn đến những hành vi gây cản trở thành công của con trong tương lai.

Cha mẹ làm điều này thường xuyên sẽ khiến IQ của con thấp đi

Như Ca (t/h)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chuyên gia tâm lý nổi tiếng: Có 9 thời điểm cha mẹ nói 'không' với con sẽ cực tốt cho sự phát triển của trẻ

Chuyên gia tâm lý nổi tiếng: Có 9 thời điểm cha mẹ nói 'không' với con sẽ cực tốt cho sự phát triển của trẻ

Nuôi dạy con - 2 ngày trước

GĐXH - Với một đứa trẻ, nghe thấy từ "không" quá thường xuyên có thể gây ra tác động lâu dài với chúng. Nhưng có 9 thời điểm các bậc cha mẹ nhất định phải nói "không" với con mình.

8 dấu hiệu điển hình chứng tỏ bạn là cha mẹ EQ thấp, con cái dễ bị 'hủy hoại' trong âm thầm

8 dấu hiệu điển hình chứng tỏ bạn là cha mẹ EQ thấp, con cái dễ bị 'hủy hoại' trong âm thầm

Nuôi dạy con - 5 ngày trước

GĐXH - Nếu có những dấu hiệu này thì bạn chính là kiểu cha mẹ 'độc hại' đang ảnh hưởng xấu tới con.

Nguyên nhân và cách xử lý thông minh cơn ăn vạ của trẻ

Nguyên nhân và cách xử lý thông minh cơn ăn vạ của trẻ

Nuôi dạy con - 1 tuần trước

GĐXH - Muốn xử lý được cơn giận của con một cách hiệu quả, bố mẹ cần hiểu rõ nguồn cơn.

Lý do cha mẹ càng chiều chuộng, con cái càng kém hạnh phúc, thậm chí vô ơn

Lý do cha mẹ càng chiều chuộng, con cái càng kém hạnh phúc, thậm chí vô ơn

Nuôi dạy con - 1 tuần trước

GĐXH - Cha mẹ yêu thương con cái không có gì sai, nhưng nếu yêu quá mức sẽ khiến trẻ lạc vào tình yêu dị dạng.

Chuyên gia nuôi dạy con nổi tiếng: Trẻ được rèn thành thục 7 kỹ năng này khi còn nhỏ, lớn lên dễ thành công hơn đứa trẻ khác

Chuyên gia nuôi dạy con nổi tiếng: Trẻ được rèn thành thục 7 kỹ năng này khi còn nhỏ, lớn lên dễ thành công hơn đứa trẻ khác

Nuôi dạy con - 1 tuần trước

GĐXH - Mỗi đứa trẻ có một tốc độ phát triển của riêng mình. Tuy nhiên, có một số nguyên tắc dạy con được chứng minh mang lại hiệu quả trong việc nuôi dạy những đứa trẻ thành công.

Vì sao trẻ con sẽ trở nên nghịch hơn khi ở cạnh mẹ?

Vì sao trẻ con sẽ trở nên nghịch hơn khi ở cạnh mẹ?

Nuôi dạy con - 2 tuần trước

GĐXH - Trẻ con đôi khi như thiên thần trước mặt người khác, nhưng lại vô cùng nhõng nhẽo, quậy phá trước mặt mẹ đều có lý do của chúng.

Giúp cha mẹ giải mã 7 hành động không thể hiểu nổi của trẻ

Giúp cha mẹ giải mã 7 hành động không thể hiểu nổi của trẻ

Nuôi dạy con - 2 tuần trước

GĐXH - Những hành động tưởng chừng như vô nghĩa và bạn không thể lý giải được tại sao thì với trẻ chúng đều có lý do cả.

Cha mẹ tốt không chăm chăm nhìn vào điểm kiểm tra của con

Cha mẹ tốt không chăm chăm nhìn vào điểm kiểm tra của con

Nuôi dạy con - 2 tuần trước

GĐXH - Phụ huynh tốt đương nhiên hy vọng con học giỏi nhưng họ biết chú trọng kiến thức con đạt được thay vì chỉ chăm chăm vào điểm số của con.

10 cách dạy con rất khác của các bậc cha mẹ thông thái

10 cách dạy con rất khác của các bậc cha mẹ thông thái

Nuôi dạy con - 2 tuần trước

GĐXH - Tương lai của một đứa trẻ thành hay bại phụ thuộc rất lớn vào cách giáo dục chúng nhận được từ cha mẹ mình.

Top