Hà Nội
23°C / 22-25°C

Năm 2024, làm thêm giờ của người lao động được quy định thế nào?

Chủ nhật, 10:51 26/11/2023 | Đời sống

GĐXH - Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật. Năm 2024, làm thêm giờ được quy định thế nào?

Thời gian làm thêm giờ là gì?

Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.

Điều kiện sử dụng người lao động làm thêm giờ, tăng ca năm 2024

Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:

- Phải được sự đồng ý của người lao động về các nội dung sau đây (trừ các trường hợp quy định tại Điều 108 Bộ luật Lao động 2019):

+ Thời gian làm thêm;

+ Địa điểm làm thêm;

+ Công việc làm thêm.

- Bảo đảm quy định về số giờ làm thêm tối đa trong 01 ngày, 01 tháng, 01 năm theo quy định của pháp luật về lao động.

Theo quy định tại Điều 108 Bộ luật Lao động 2019 thì người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm theo quy định và người lao động không được từ chối trong trường hợp sau đây:

- Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

Căn cứ: Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 và Điều 59 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

Tiền lương làm thêm giờ của người lao động có được miễn thuế thu nhập cá nhân?Tiền lương làm thêm giờ của người lao động có được miễn thuế thu nhập cá nhân?

GĐXH - Theo Bộ luật Lao động 2019 việc tính tiền lương làm thêm giờ được áp dụng cho tất cả người lao động. Vậy khoản tiền lương làm thêm giờ của người lao động có phải nộp thuế thu nhập cá nhân?

Năm 2024, làm thêm giờ của người lao động được quy định thế nào? - Ảnh 2.

Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định của Bộ luật Lao động. Ảnh minh họa: TL

Năm 2024, số giờ làm thêm, tăng ca tối đa được quy định thế nào?

Số giờ làm thêm, tăng ca tối đa trong 1 ngày:

(i) Tổng số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày làm việc bình thường, trừ trường hợp nêu tại mục (ii) và (iii).

(ii) Trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày.

(iii) Trường hợp làm việc không trọn thời gian quy định tại Điều 32 Bộ luật Lao động 2019 thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày.

(iv) Tổng số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong một ngày, khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, Tết và ngày nghỉ hằng tuần.

(v) Thời giờ quy định tại các Khoản 1, Điều 58 Nghị định 145/2020/NĐ-CP được giảm trừ khi tính tổng số giờ làm thêm trong tháng, trong năm để xác định việc tuân thủ quy định tại Điểm b, Điểm c, Khoản 2, Điều 107 Bộ luật Lao động 2019.

Số giờ làm thêm, tăng ca tối đa trong 1 tháng:

Số giờ làm thêm, tăng ca tối đa không quá 40 giờ trong 01 tháng.

Số giờ làm thêm, tăng ca tối đa trong 1 năm:

Số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3, Điều 107 Bộ luật Lao động 2019.

Theo đó, Khoản 3, Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 quy định cho phép người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm trong một số ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp sau đây:

- Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản;

- Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;

- Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời;

- Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất;

- Trường hợp khác do Chính phủ quy định gồm:

+ Các trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn phát sinh từ các yếu tố khách quan liên quan trực tiếp đến hoạt động công vụ trong các cơ quan, đơn vị nhà nước, trừ các trường hợp quy định tại Điều 108 Bộ luật Lao động 2019.

+ Cung ứng dịch vụ công; dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; dịch vụ giáo dục, giáo dục nghề nghiệp.

+ Công việc trực tiếp sản xuất, kinh doanh tại các doanh nghiệp thực hiện thời giờ làm việc bình thường không quá 44 giờ trong một tuần.

Lưu ý, khi tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm, người sử dụng lao động phải thông báo cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại các nơi sau:

- Nơi người sử dụng lao động tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm;

- Nơi đặt trụ sở chính, nếu trụ sở chính đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với nơi người sử dụng lao động tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.

Việc thông báo phải được thực hiện chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày thực hiện làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm. Văn bản thông báo theo Mẫu số 02/PLIV Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

Trường hợp không bị giới hạn về số giờ làm thêm, tăng ca:

Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm theo quy định nêu trên và người lao động không được từ chối trong trường hợp sau đây:

- Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

Năm 2024, làm thêm giờ của người lao động được quy định thế nào? - Ảnh 3.

Số giờ làm thêm của người lao động được quy định Theo Bộ luật Lao động 2019. Ảnh minh họa: TL

Người sử dụng lao động có được phép sử dụng người khuyết tật làm thêm giờ không?

Theo Điều 160 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm hoặc làm việc tại mô trường công việc độc hại, nguy hiểm (trừ trường hợp người lao động đã được thông tin đầy đủ về công việc và đồng ý với việc làm thêm giờ).

Sử dụng người khuyết tật làm thêm giờ mà không có sự đồng ý, người sử dụng lao động bị phạt thế nào?

Theo Điều 31 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định:

"1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi:

a) Không tham khảo ý kiến của người lao động là người khuyết tật khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của họ;

b) Sử dụng người lao động là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên hoặc khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, trừ trường hợp người lao động là người khuyết tật đồng ý.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn".

Theo quy định trên, trường hợp người sử dụng lao động sử dụng người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm thì bị xử phạt hành chính với với mức phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

* Lưu ý: Mức xử phạt hành chính trên là mức phạt đối với người sử dụng lao động là cá nhân. Đối với tổ chức mức phạt sẽ nhân hai (theo quy định tại Khoản 1, Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

L.Vũ (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 con giáp phải chịu nhiều áp lực cuộc sống hơn người khác, may mắn hậu vận lại được hồi đáp

5 con giáp phải chịu nhiều áp lực cuộc sống hơn người khác, may mắn hậu vận lại được hồi đáp

Đời sống - 15 giờ trước

GĐXH - Trong vòng tròn 12 con giáp, có một số con giáp đặc biệt, cuộc đời họ trải qua nhiều thách thức và khó khăn, nhưng nhờ kiên trì và nỗ lực, họ đã có được cuộc sống tuổi già đáng mơ ước.

Hà Nội: Sẵn sàng tiếp tục thi công dự án D20 khu đô thị mới Cầu Giấy

Hà Nội: Sẵn sàng tiếp tục thi công dự án D20 khu đô thị mới Cầu Giấy

Đời sống - 16 giờ trước

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Cầu Giấy đã có chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương kiểm tra, báo cáo tiến độ, lên kế hoạch khởi động lại việc thi công thực hiện dự án.

Từ 1/1/2025, thời gian bắt buộc bật đèn xe khi tham gia giao thông đường bộ áp theo quy định mới

Từ 1/1/2025, thời gian bắt buộc bật đèn xe khi tham gia giao thông đường bộ áp theo quy định mới

Đời sống - 20 giờ trước

GĐXH - Theo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024, từ 1/1/2025, thời gian bắt buộc bật đèn xe khi tham gia giao thông đường bộ áp dụng theo quy định mới.

Tin sáng 26/7: Bắc Bộ nắng nóng trước khi đón đợt mưa lớn; giá đền bù đất nông nghiệp chuẩn bị tăng rất cao

Tin sáng 26/7: Bắc Bộ nắng nóng trước khi đón đợt mưa lớn; giá đền bù đất nông nghiệp chuẩn bị tăng rất cao

Đời sống - 23 giờ trước

GĐXH - Từ ngày 28-30/7, Bắc Bộ sẽ có mưa vừa mưa to trên diện rộng, nguy cơ xảy ra hiện tượng lũ quét và sạt lở đất; Sắp tới, người dân sẽ được hưởng thêm quyền lợi về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp...

Khách Việt chi 2 triệu đồng để ngồi ghế nhựa vỉa hè, ăn phở, nem thính tại Paris

Khách Việt chi 2 triệu đồng để ngồi ghế nhựa vỉa hè, ăn phở, nem thính tại Paris

Đời sống - 1 ngày trước

Một quán ăn tại Paris, Pháp đang "gây sốt" trên mạng xã hội với hình ảnh kê bàn ghế nhựa ở vỉa hè, bài trí những biển hiệu, đồ dùng "chuẩn Việt Nam".

Dưới đây là thông tin quan trọng cho hàng triệu người tham gia giao thông mỗi ngày

Dưới đây là thông tin quan trọng cho hàng triệu người tham gia giao thông mỗi ngày

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH - Bằng lái xe B2 lái được xe gì theo quy định hiện nay? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi trên.

4 con giáp khờ dại trong tình yêu

4 con giáp khờ dại trong tình yêu

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH - Những người cầm tinh 4 con giáp này thường ngày khá thông minh, tinh tế, thế nhưng trong tình yêu, họ lại trở nên rất ngốc nghếch.

Phòng khám Dinh dưỡng nhi Dr. Nutri đang thách thức cơ quan chức năng và chính quyền địa phương?

Phòng khám Dinh dưỡng nhi Dr. Nutri đang thách thức cơ quan chức năng và chính quyền địa phương?

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH - Ngày 23/7, cơ quan chức năng quận Cầu Giấy tiếp tục dựng barie trước Phòng khám Dinh dưỡng nhi Dr. Nutri ở số 24 Nguyễn Khang, Cầu Giấy, Hà Nội. Tuy nhiên, ngày 24/7, theo ghi nhận của PV, số hàng rào này đã bị dẹp sát vào lan can sông Tô Lịch.

Quy định mới nhất về lệ phí trước bạ xe ô tô từ ngày 25/7/2024, người dân nên cập nhật

Quy định mới nhất về lệ phí trước bạ xe ô tô từ ngày 25/7/2024, người dân nên cập nhật

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH - Từ ngày 25/7/2024, lệ phí trước bạ xe ô tô được áp dụng theo quy định mới. Bài viết dưới đây cung cấp các thông tin liên quan để bạn đọc nắm rõ.

3 con giáp mang vượng phúc khí, luôn sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp, càng về hậu vận càng may mắn

3 con giáp mang vượng phúc khí, luôn sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp, càng về hậu vận càng may mắn

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH – 3 con giáp này được cho là quý nhân của đồng nghiệp tại nơi công sở, luôn tạo ra những ảnh hưởng tích cực và sẵn sàng giúp đỡ người khác tiến bộ.

Top