Nam sinh châu Phi học Bách khoa Hà Nội, yêu tha thiết lịch sử Việt Nam
Biết đến Việt Nam qua trang sách lịch sử của Mozambique, Oraiden Manuel Sabonete ấn tượng bởi người Việt Nam anh dũng, kiên cường trong từng trận chiến chống giặc ngoại xâm. Vì thế, cậu luôn ước ao một lần được đặt chân tới đất nước này.
Oraiden Manuel Sabonete, sinh năm 2000, hiện là sinh viên ngành Kỹ thuật điện của ĐH Bách khoa Hà Nội. Trước khi tới Việt Nam học tập, Oraiden từng có thời gian theo học chuyên ngành Máy tính tại một trường đại học top đầu Mozambique.
“Ai cũng bất ngờ khi em quyết định tới Việt Nam. Thậm chí, bố mẹ còn ra sức ngăn cản em vì cho rằng Việt Nam vẫn còn chiến tranh”, Oraiden nhớ lại thời điểm từ bỏ ngôi trường ở Mozambique. Nhưng nam sinh cho rằng, có nhiều lý do khiến mình đưa ra quyết định như vậy.

Oraiden Manuel Sabonete, sinh năm 2000, hiện là sinh viên ngành Kỹ thuật điện của ĐH Bách khoa Hà Nội.
Nhà đông con, với Oraiden, để được đi học đã là may mắn. Nhiều người bạn trong hoàn cảnh như cậu, thậm chí đã phải ra ngoài bươn chải ngay sau khi vừa học hết phổ thông.
“Bố mẹ không có đủ tài chính để cung cấp cho em. Do đó, khi nghe tới học bổng theo diện Hiệp định chính phủ có thể chi trả toàn bộ học phí và chi phí sinh hoạt, em nghĩ đây là cơ hội cho mình”.
Một lý do khác, theo Oraiden, là vì cậu rất thích học Lịch sử và Địa lý. Năm lớp 8, khi học tới Lịch sử nước ngoài, Oraiden ấn tượng về người Việt Nam anh dũng, kiên cường qua từng trận chiến chống giặc ngoại xâm.
Đặc biệt, Việt Nam và Mozambique đều là thành viên của Phong trào Không liên kết, có nhiều nét tương đồng và đã thiết lập mối quan hệ ngoại giao từ năm 1975, ngay sau khi 2 quốc gia giành độc lập. Vì vậy, chàng trai Mozambique luôn ước ao một lần được đặt chân tới đất nước này.
Với thành tích học tập tốt từ thời phổ thông, khi đang học năm thứ 2, chàng trai 19 tuổi quyết định nộp hồ sơ đăng ký và là một trong 10 sinh viên được lựa chọn đi học trao đổi tại Việt Nam.

Lần đầu được tiếp xúc với tiếng Việt là khi theo học tại Trường ĐH Sư phạm, ĐH Thái Nguyên, Oraiden sốc vì không nghĩ tiếng Việt khó tới vậy.
“Ở nước em mọi người thường nói tiếng Bồ Đào Nha, nhưng các quốc gia quanh khu vực đều nói tiếng Anh nên em có thể giao tiếp thoải mái. Còn tiếng Việt là ngôn ngữ thực sự khó, ngữ pháp cũng khác so với tiếng Anh. Thậm chí sau 1 năm, em vẫn còn bị nhầm hai dấu huyền, sắc”.
Dù vậy, Oraiden cảm thấy may mắn vì người Việt Nam rất thích giao tiếp với người nước ngoài và không cảm thấy phiền vì điều đó.
“Ví dụ khi học đến bài: “Bạn làm nghề gì?”, em thường tới quán cà phê hay đi lên phố để tìm kiếm người trò chuyện. Có rất nhiều người tốt sẵn sàng giúp đỡ và chỉ em cách phát âm chuẩn. Em rất thích nói chuyện với trẻ em – những người có thể nói về mọi thứ và người cao tuổi – những người thích nói về lịch sử, văn hóa, xã hội”, Oraiden nói.
Ngoài ra mỗi khi đi học về, Oraiden và các bạn trong ký túc xá cũng thường đặt ra thử thách cho nhau. Ví dụ nếu học về trang phục Việt Nam, cả phòng sẽ hỏi nhau: “Áo dài là gì?”, “Áo dài mặc trong dịp nào?”.
Dù đã nắm được ngữ pháp và dần có vốn từ vựng khá nhưng theo Oraiden, để giao tiếp tiếng Việt thuần thục trong 1 năm cũng rất khó. “Em chỉ biết cố gắng không ngừng, không ngại nói và liên tục tập luyện về những chủ đề yêu thích để có thêm cảm hứng”, Oraiden cho hay.
Vượt qua kỳ thi ngôn ngữ với 10 điểm nói, đến khi lựa chọn ngành học, Oraiden chọn Kỹ thuật điện ở ĐH Bách khoa Hà Nội vì những kiến thức học được tại đây rất cần thiết để xây dựng nền công nghiệp năng lượng ở Mozambique. Nhưng những buổi học đầu tiên vẫn là các tiết học đầy căng thẳng với Oraiden.
“Hạn chế về ngôn ngữ vốn chỉ đủ để giao tiếp khiến em không hiểu gì hết. Mặc dù khi ở Mozambique, em đã học môn Giải tích nhưng khi sang Việt Nam, em vẫn thấy rất khó. Một số môn đại cương thậm chí em còn phải học lại”.
Với các môn chuyên ngành vốn nhiều từ khó, Oraiden thường phải nhờ thầy cô hoặc bạn học giải thích giúp. Cậu cũng thường tự học 3-4 tiếng/ngày để có thể theo kịp các bạn. Oraiden thừa nhận việc học ở Bách khoa khá “khó nhằn”. Thậm chí, một trong hai người bạn Mozambique của cậu đã phải bỏ về nước vì cảm thấy căng thẳng, không theo được.
Vượt qua rào cản về ngôn ngữ, Oraiden cũng có một số môn đạt điểm tuyệt đối, chẳng hạn môn Kinh tế chính trị Mác – Lênin.
Chàng trai mê mẩn lịch sử, văn hóa Việt Nam
Theo Oraiden, khi đã nói về lịch sử một nước, cậu rất thích tìm hiểu về kinh tế và tài chính của quốc gia ấy. Vì thế, Oraiden thường tự tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, kinh tế Việt Nam thông qua sách báo và Youtube.
Ấn tượng về cậu học trò ngoại quốc mê sử Việt, thầy cô tại ĐH Bách khoa Hà Nội động viên Oraiden tham gia một số cuộc thi và nghiên cứu khoa học. Năm 2021, Oraiden từng giành giải Nhất sinh viên nghiên cứu khoa học cấp đại học với đề tài “Quan hệ kinh tế Việt Nam – Mozambique dưới góc nhìn từ chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam”.

Oraiden cùng giảng viên tham gia cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Ngoài ra, cậu còn cùng giảng viên tham gia cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đạt giải triển vọng vòng toàn quốc, giải Nhất thể loại tạp chí và giải Nhì thể loại video do Thành ủy Hà Nội khen thưởng.
Cuối tháng 10 năm nay, Oraiden cùng hai bạn người Lào và Campuchia tham gia cuộc thi hùng biện tiếng Việt cho lưu học sinh nước ngoài học tập tại Việt Nam. Tại cuộc thi này, Oraiden cùng các bạn chọn chủ đề “Những thắng lợi to lớn mang ý nghĩa thời đại của Cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến nay”.
Mặc dù chỉ đạt giải Khuyến khích nhưng theo Oraiden, thông qua các cuộc thi, cậu đã được học thêm về lịch sử, địa lý, văn hóa và con người Việt Nam.
“Lịch sử Việt Nam không khó, thậm chí em rất thích vì trước đây em đã được biết đến Việt Nam qua các trang sách lịch sử của Mozambique”.
Theo Oraiden, Việt Nam nổi tiếng trong lịch sử với những trận chiến kiên cường, không khuất phục trước giặc ngoại xâm. Bên cạnh đó, con người Việt Nam rất tốt bụng, mang Internet phủ sóng cả những vùng nông thôn ở quê hương cậu.
“Trước đây, khi biết em sẽ sang Việt Nam, bố mẹ ngăn cản em rằng Việt Nam có chiến tranh đấy. Nhưng em nói rằng đó chỉ là lịch sử thôi, còn hiện tại Việt Nam là một trong những đất nước an toàn”.

Oraiden cùng hai bạn người Lào và Campuchia tham gia cuộc thi hùng biện tiếng Việt cho lưu học sinh nước ngoài học tập tại Việt Nam.
Sau 3 năm học tập tại ĐH Bách khoa Hà Nội, Oraiden nhận thấy tiếng Việt của mình đã cải thiện nhiều, có thể tự tin nói chuyện với bạn bè và thầy cô. Cậu thấy yêu Việt Nam và yêu cái tên được thầy cô đặt cho là Đức.
Mong muốn của sinh viên Mozambique trong thời gian còn lại ở Việt Nam là được trải nghiệm thêm về văn hóa, ẩm thực, địa lý trước khi quay trở về nước theo cam kết của chương trình học bổng.

Phó hiệu trưởng có tên độc lạ, cả nước ai cũng gọi nhiều lần trong đời
Giáo dục - 1 ngày trước“Ba tôi là một chiến sĩ cách mạng. Ông đặt cho tôi tên “Việt Nam” vì với ông đó là cái tên đẹp nhất. Tôi tin điều đó xuất phát từ tấm lòng yêu nước vô cùng của ông", tiến sĩ Phan Thị Việt Nam, Phó hiệu trưởng Đại học Hoa Sen nói.

Mầm non VSK Thăng Long ươm mầm tình yêu nước từ những trải nghiệm đầu đời
Giáo dục - 1 ngày trướcTừ thuở dựng nước và giữ nước, lòng yêu nước luôn là sức mạnh kỳ diệu giúp ông cha ta kiên cường bảo vệ từng tấc đất quê hương. Trong thời bình, tinh thần yêu nước vẫn âm thầm chảy trong huyết quản mỗi người Việt trẻ.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tăng gần 94.000 thí sinh
Giáo dục - 1 ngày trướcBộ GD-ĐT vừa thông tin về công tác đăng ký dự thi trực tuyến kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Tính đến 17h ngày 28/4, tổng số thí sinh đăng ký dự thi là 1.165.289.

Anh em sinh đôi Hiền - Hậu cùng giành Huy chương Vàng Olympic Toán
Giáo dục - 2 ngày trướcCặp anh em sinh đôi Nguyễn Trí Hiền - Nguyễn Trí Hậu, học sinh lớp 11 chuyên Toán của Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (Quảng Nam) vừa giành Huy chương Vàng ở kỳ thi Olympic Giao lưu Toán học.

Hơn 20 trường công bố điểm sàn thi đánh giá năng lực, tư duy 2025
Giáo dục - 3 ngày trướcHiện có ít nhất 21 trường đại học trên cả nước công bố điểm sàn theo phương thức xét điểm thi đánh giá năng lực, tư duy năm 2025.

Thêm một trường THPT chuyên hot nhất nhì Hà Nội bỏ xét tuyển thẳng
Giáo dục - 3 ngày trướcTrường THPT chuyên Ngoại ngữ (Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội) vừa có thông báo điều chỉnh phương thức tuyển sinh lớp 10, năm học 2025-2026.

"Nóng hơn cả mùa hè": Những nghề nghiệp "hot" năm 2026 bạn không thể bỏ lỡ
Giáo dục - 3 ngày trướcGĐXH - Trong bối cảnh công nghệ và xã hội thay đổi từng ngày, những nghề nghiệp hot năm 2026 đang dần lộ diện với tốc độ tăng trưởng chóng mặt. Bạn đã sẵn sàng cập nhật xu hướng để không bị bỏ lại phía sau?

Không còn quận, huyện, tuyển sinh đầu cấp ở Hà Nội có thay đổi?
Giáo dục - 4 ngày trướcGĐXH - Theo lãnh đạo TP Hà Nội, dù đơn vị hành chính có thay đổi, song Hà Nội vẫn giữ ổn định phương án và thời gian tổ chức tuyển sinh mầm non, lớp 1 và lớp 6 năm học 2025-2026.

Bộ GD-ĐT công bố thủ tục xét thăng hạng giáo viên, giảng viên
Giáo dục - 4 ngày trướcBộ GD-ĐT vừa công bố thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước lĩnh vực chế độ, chính sách đối với nhà giáo thuộc phạm vi quản lý của Bộ, trong đó nêu rõ thủ tục để giáo viên/giảng viên được đăng ký dự xét thăng hạng.

Nam sinh có điểm tốt nghiệp cao nhất trong lịch sử Đại học Bách khoa TPHCM
Giáo dục - 5 ngày trướcHọc ngành nổi tiếng nhất là Khoa học và kỹ thuật máy tính, Lã Nguyễn Gia Hy đã tốt nghiệp trước hạn và xếp loại xuất sắc với GPA 4/4.0 tại Trường Đại học Bách khoa TPHCM.

Xóa bỏ phòng GD&ĐT, các trường tiểu học, THCS giao đơn vị nào quản lý?
Giáo dụcNhiều giáo viên, học sinh, phụ huynh các cấp băn khoăn, sau khi sáp nhập, xoá bỏ cấp huyện và phòng GD&ĐT, các trường mầm non, tiểu học, THCS do đơn vị nào quản lý?