Hà Nội
23°C / 22-25°C

'Né' chạm mặt con 15 tuổi, biểu hiện nào cần đi khám trầm cảm tuổi dậy thì?

Chủ nhật, 07:38 25/09/2022 | Mẹ và bé

Đi học ngồi một lúc con trai đang tuổi dậy thì của chị H. lại xuống phòng y tế hoặc ra ghế đá ngồi. Tan học không thích về, nếu có thì cũng giam mình chơi điện thoại.

Sau một lần lỡ vung tay với cậu con trai tuổi dậy thì, thằng bé luôn tìm mọi cách tránh mặt bố. Không còn cách nào cải thiện tình hình, anh đành phải lánh đi một thời gian…

Không thích về nhà, xin bố mẹ nghỉ học 

Con trai thứ 2 của chị H. năm nay học lớp 11 (SN 2006). Thời gian gần đây cháu có những biểu hiện chống đối, bướng, làm ngược lại với cả nhà, không thích về nhà. Nếu có về nhà cũng chỉ vào phòng và ngồi chơi điện thọai.

“Bạn bè con cũng không chơi với ai, cô giáo chủ nhiệm thông báo đến lớp học được một lúc thì cháu lại xuống phòng y tế nằm hoặc ra ghế đá trường ngồi mà không vào lớp. Dù các thầy cô có gặp hỏi lý do, khuyên bảo nhưng con không nghe ai nói cả, học không vào đầu và lúc nào cũng kêu mệt mỏi”, chị H kể.

Cực chẳng đã, chị H. đưa con đi test ở trung tâm trị liệu thì nhận được thông báo con bị trầm cảm tuổi dậy thì.

“Cả nhà đang rất hoang mang còn con thì lại không muốn đi hoc, không nghe bố mẹ nói và cũng không hợp tác với bố mẹ, nhất là bố. Mình cũng đã gần gũi nói chuyện với con nhưng hiện tại cũng chưa có phương pháp nào để dung hòa cả bố mẹ và con. Giờ không biết phải làm sao để giúp con vượt qua giai đoạn khó khăn này?”, người mẹ trẻ bối rối.

'Né' chạm mặt con 15 tuổi, biểu hiện nào cần đi khám trầm cảm tuổi dậy thì?
 - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Rơi vào cảnh tương tự như chị H, anh Đặng Văn Anh (Cầu Giấy) thì buộc phải xin đi chi nhánh ở Hải Dương chỉ để “né” mặt con trai 15 tuổi mỗi ngày. Con trai anh là đứa trẻ cá tính từ bé. Ngay từ khi học cấp 1, tuần nào cũng được cô giáo thông báo gây ra lỗi ở trường: đánh bạn, lấy đồ của bạn…

Gia đình cũng tìm mọi cách, nhất là mẹ của bé luôn theo sát bên con nhưng tính cách ngỗ ngược của con dường như ngày một “thăng hạng”. Đỉnh điểm là khoảng thời gian con bắt đầu bước vào lớp 9, con chính thức bước vào tuổi dậy thì.

Năm học cuối cấp nhưng con không lo học hành vẫn mải miết chơi, gần đây lại còn đua đòi hút thuốc lá điện tử. Một tối đi làm về muộn, anh Văn Anh nhận thấy đầu con nhuộm đỏ chót, tay lăm lăm thuốc lá điện tử ngồi lim dim trong phòng.

Không thể kiềm chế được nữa, người đàn ông vớ được chiếc gậy để góc nhà phang con tới tấp. “Nó vừa đỡ đòn, vừa chạy ra cửa nhà mồm nó nói “ông không xứng đáng là bố tôi” rồi đi luôn. Tôi nghĩ thôi bố mẹ không dạy được để xã hội dạy, cứ để nó đi xem ai chứa nó được mãi. Nhưng vợ tôi thì không đồng ý, cả đêm cô ấy tìm, van vỉ con về nhà.

Nó về nhưng thay đổi hẳn tính cách, đi học thì chớ về nhà nó nhốt mình ở trong phòng không nói không rằng với bố mẹ một câu. Ở lớp cũng không chơi với bạn. Mẹ hỏi gì nó cũng không trả lời. Thậm chí đến bữa ăn mà có tôi thì nó đứng lên.

Vợ chồng đành bàn với nhau để tôi đi công tác xa một thời gian, hai mẹ con ở nhà tỷ tê với nhau hy vọng con thay đổi. Nhưng nào ngờ, tuần trước mẹ nó gọi điện khóc mếu bảo, nó đòi nghỉ học”, anh Văn Anh chán nản.

Dấu hiệu nào cảnh báo con trở nên trầm trọng? 

BSCKI Nguyễn Giang Nam, Trưởng khoa Tâm thần Bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai cho biết, dậy thì là lứa tuổi có những bất thường trong tính cách, hành vi. Khi thiếu niên có những biểu hiện không tích cực thì có thể đây là bắt đầu của bệnh trầm cảm tuổi dậy thì.

Theo đó, trầm cảm là bệnh lý của rối loạn cảm xúc, giảm khí sắc. Người bệnh luôn buồn rầu, giảm các hứng thú, sút cân, rối loạn giấc ngủ, giảm tập trung chú ý, không thích hoạt động. Nặng hơn, người bệnh có ý nghĩ mình phạm tội lỗi, thấy bản thân không xứng đáng và có thể dẫn tới hành vi tự sát.

Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh, trầm cảm của trẻ vị thành niên và thanh thiếu niên biểu hiện một số hoặc bao gồm tất cả các triệu chứng:

Thường xuyên cảm thấy buồn bã hoặc bực bội, khó chịu, hoặc đôi khi cảm thấy đầu óc trống rỗng; Giảm hoặc mất quan tâm, hứng thú trong công việc và sinh hoạt mà trước đây là sở thích.

Ngoài ra, có trẻ lại rơi vào trạng thái ăn nhiều hơn hoặc ít hẳn đi, ăn không ngon kèm theo đó là khó ngủ, ngủ gián đoạn, thức giấc sớm hoặc ngủ nhiều.

Trái với tâm lý nổi loạn nhiều trẻ dậy thì lại lo lắng nhiều một cách vô cớ cảm thấy mình không xứng đáng, mất tự tin hoặc thấy mình là gánh nặng cho những người xung quanh.

Nhiều trẻ giảm hoặc mất khả năng tập trung, khó khăn khi quyết định công việc. Mệt mỏi hoặc mất sinh lực, thấy khó khăn ngay cả với việc đơn giản. Đặc biệt, ở giai đoạn vị thành niên và thanh thiếu niên hay có trạng thái cảm xúc đặc trưng là có ý nghĩ mình vô dụng, có ý nghĩ và hành vi tự xâm hại bản thân, ý nghĩ tự sát, tự tử.

“Những biểu hiện này nếu kéo dài trên 2 tuần có thể ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt, học tập của trẻ. Cha mẹ nên cho trẻ đi khám để được các bác sĩ chuyên khoa tâm thần hoặc các chuyên gia tâm lý tư vấn, hỗ trợ kịp thời. Biểu hiện của trầm cảm tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh”, BS Giang Nam cảnh báo.

Bác sĩ cũng lưu ý, cha mẹ cùng quan tâm chia sẻ, làm bạn với con dù trẻ ở bất cứ lứa tuổi nào đặc biệt trong tuổi dậy thì bằng cách lắng nghe trẻ chia sẻ mọi khó khăn cũng như niềm vui trẻ có trong cuộc sống.

Đặc biệt là các khó khăn trẻ có thể đã gặp phải ở trường học, trong các mối quan hệ bạn bè. Chia sẻ và cùng thảo luận với trẻ để giúp con từng bước vượt qua các khó khăn trong cuộc sống.

Bố mẹ cũng đồng hành cùng con sắp xếp các hoạt động sinh hoạt hàng ngày phù hợp, không đặt ra nhiều kỳ vọng cũng như gây thêm cho trẻ các áp lực về thành tích học tập để trẻ có được tâm lý tốt.

Đối với trẻ, nhất là ở giai đoạn dậy thì – khi có sự thay đổi về hormone tâm sinh lý cũng thay đổi theo và rất dễ gặp phải các khó khăn tâm lý như: Lo âu, trầm cảm, kém tự tin, giảm tự trọng, rối loạn hành vi,… Lúc này, BS Nam khuyến cáo, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý đến từng các biểu hiện nhỏ của trẻ như: Ngủ muộn, mất ngủ, chán ăn, uể oải, mệt mỏi, hay tức giận, buồn bực, lầm lì ít nói, lười vệ sinh cơ thể, không thích đi ra khỏi nhà, giảm hoặc mất các hứng thú trước đây vẫn làm,… và những thay đổi nhỏ của trẻ để có hướng xử lý kịp thời.

“Khi vấn đề của con trở nên khó khăn, cần gợi ý trẻ tìm đến các bác sĩ tâm thần để được thăm khám và đến với các chuyên gia tâm lý để được tư vấn và trị liệu cho trẻ”, BS Nam khuyến cáo.


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam sinh ngã rụng 5 chiếc răng, cốc sữa tươi của giáo viên trở thành "vật cứu mạng"

Nam sinh ngã rụng 5 chiếc răng, cốc sữa tươi của giáo viên trở thành "vật cứu mạng"

Mẹ và bé - 3 ngày trước

Không ai có thể ngờ rằng chính cốc sữa tươi đó lại là "sợi dây cứu mạng" cho hàm răng của nam sinh.

Trẻ em có bị rối loạn tiền đình không?

Trẻ em có bị rối loạn tiền đình không?

Mẹ và bé - 1 tuần trước

Nhiều người cho rằng rối loạn tiền đình là bệnh chỉ gặp ở người lớn. Tuy vậy, trẻ em cũng rất dễ mắc phải hội chứng này và nhiều cha mẹ cảm thấy lo lắng khi con bị rối loạn tiền đình.

Rotavirus gây tiêu chảy ở trẻ nguy hiểm thế nào?

Rotavirus gây tiêu chảy ở trẻ nguy hiểm thế nào?

Mẹ và bé - 3 tuần trước

Tiêu chảy cấp do Rotavirus là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Đáng nói đây là bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine nhưng trên thế giới vẫn có khoảng 600.000 trẻ tử vong vì Rotavirus mỗi năm.

Chế độ ăn cho trẻ dậy thì sớm

Chế độ ăn cho trẻ dậy thì sớm

Mẹ và bé - 4 tuần trước

Trẻ em ngày nay có xu hướng dậy thì sớm. Dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố góp phần gây dậy thì sớm ở trẻ.

Những điều cha mẹ cần biết khi điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ

Những điều cha mẹ cần biết khi điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Khi thời tiết thay đổi, nhất là mùa xuân khiến nhiều trẻ bị viêm mũi dị ứng. Tình trạng này có thể kéo dài khiến cha mẹ sốt ruột và có tâm lý muốn dùng thuốc cho trẻ mau khỏi. Nhưng dùng thuốc như thế nào để hiệu quả và có cách gì đề ngăn ngừa viêm mũi dị ứng cho bé?

7 mẹo đơn giản giúp mẹ bầu giữ sức khỏe trong mùa xuân

7 mẹo đơn giản giúp mẹ bầu giữ sức khỏe trong mùa xuân

Dân số và phát triển - 1 tháng trước

Việc giữ sức khỏe khi mang thai thường liên quan đến việc duy trì lượng nước, dinh dưỡng đầy đủ, vận động thường xuyên, thăm khám định kỳ... Dưới đây là 7 lời khuyên đơn giản giúp mẹ bầu giữ sức khỏe trong mùa xuân.

Cách ngăn ngừa tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ em

Cách ngăn ngừa tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ em

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Vitamin D thường được gọi là “vitamin ánh nắng”, rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, giúp hình thành xương chắc khỏe và hỗ trợ hệ thống miễn dịch… Tuy nhiên, tình trạng thiếu hụt dưỡng chất thiết yếu này ngày càng phổ biến ở trẻ em, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe của trẻ.

Mẩn đỏ, mụn li ti hay gặp ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

Mẩn đỏ, mụn li ti hay gặp ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

Dân số và phát triển - 1 tháng trước

SKĐS - Da bé sơ sinh vốn non nớt nên những vết mẩn đỏ, những hạt mụn li ti trên da hầu như bé nào cũng gặp. Vì vậy cha mẹ cần có kiến thức để biết cách phòng ngừa và chăm sóc da bé.

Rối loạn tiểu tiện ở trẻ em có tự khỏi?

Rối loạn tiểu tiện ở trẻ em có tự khỏi?

Mẹ và bé - 2 tháng trước

Trẻ 5 tuổi có thể kiểm soát được việc đi tiểu như người lớn. Do vậy, trẻ trên 5 tuổi mà chưa kiểm soát được việc đi tiểu thì trẻ đã mắc rối loạn tiểu tiện.

6 cách đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ trong những ngày Tết

6 cách đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ trong những ngày Tết

Mẹ và bé - 2 tháng trước

Trong những ngày Tết, có một số lý do dễ khiến trẻ khó duy trì thói quen ăn uống tốt. Dưới đây là một số gợi ý để trẻ có những ngày nghỉ Tết đảm bảo dinh dưỡng và sức khỏe tốt.

Top