Ngăn chặn các hiện tượng phản cảm trong lễ hội 2019
GiadinhNet - Cơ quan chức năng kiên quyết không cấp phép tổ chức những lễ hội có yếu tố bạo lực, phản cảm; giảm tần suất, thời gian tổ chức lễ hội văn hóa; nhấn mạnh trách nhiệm của người đứng đầu địa phương trong việc quản lý lễ hội…
Hiện tượng tranh cướp, chen lấn, xô đẩy, giành lộc tại một số lễ hội gây phản ứng xấu trong dư luận xã hội. Ảnh: T.L
Nhiều lễ hội không phù hợp với xu thế thời đại
Nhằm đảm bảo cho mùa lễ hội 2019 được diễn ra an toàn, văn minh, Bộ VHTT&DL vừa tổ chức “Hội nghị triển khai công tác quản lý, tổ chức lễ hội năm 2019”. Theo Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở Ninh Thị Thu Hương, năm 2018, công tác quản lý, tổ chức lễ hội trong cả nước đã có nhiều chuyển biến tích cực, từng bước đi vào nề nếp.
Phần lớn các lễ hội đều được diễn ra trong không khí trang trọng, an toàn, tiết kiệm, hiệu quả với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và các trò chơi dân gian đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân, góp phần giáo dục truyền thống tốt đẹp của lễ hội; tôn vinh công lao của các bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, những người có nhiều đóng góp trong quá trình hình thành phát triển đất nước và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
Các lễ hội có tập tục mang yếu tố bạo lực, không phù hợp với xu thế thời đại đã chuyển đổi hình thức thực hành nghi lễ như: Lễ hội Ném Thượng (Bắc Ninh) năm thứ ba không tổ chức chém lợn giữa sân đình; hội Phết Đình Đông Lai, xã Bàn Giản (Vĩnh Phúc) không có nội dung tổ chức cướp phết mà chỉ thực hành trình diễn nghi lễ; hội Phết Hiền Quan (Tam Nông, Phú Thọ) đã thay đổi hình thức tổ chức mới, chia đội và giới hạn khu vực chơi đảm bảo cho hoạt động lễ hội diễn ra an toàn; lễ hội Đền Sóc, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn năm đầu tiên thay đổi hình thức cướp lộc, không xuất hiện cảnh tranh giành cướp giò hoa tre.
Nhiều lễ hội dân gian có quy mô lớn như lễ hội chùa Hương (Hà Nội), lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh), lễ hội Côn Sơn-Kiếp Bạc (Hải Dương), lễ hội Phủ Dày (Nam Định), lễ hội bà Chúa Xứ núi Sam (An Giang), lễ hội Núi Bà Đen (Tây Ninh)... được đầu tư tổ chức công phu, kết hợp hài hòa giữa yếu tố thiêng của lễ và không khí tưng bừng của phần hội với các trò chơi, trò diễn dân gian truyền thống và hiện đại…
Tuy nhiên, công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2018 còn một số hạn chế, vẫn còn hiện tượng tranh cướp, chen lấn, xô đẩy, giành lộc tại một số lễ hội. Tục đốt đồ mã, vàng mã vẫn còn nhiều tại các di tích, đền, phủ, gây ô nhiễm môi trường, lãng phí, nguy cơ hỏa hoạn. Vẫn còn hiện tượng khai ấn, phát ấn không đúng với nguồn gốc lịch sử, hồ sơ của di tích.
Bên cạnh đó, một số cơ quan còn buông lỏng quản lý, để cán bộ, công chức, viên chức và người lao động vi phạm kỷ luật lao động, đi lễ hội trong giờ hành chính… Một số lễ hội, di tích vẫn để xảy ra tình trạng bán hàng rong, ăn xin, gây ảnh hưởng tới mỹ quan di tích; công tác vệ sinh môi trường, ùn tắc giao thông, đặt tiền giọt dầu, thu gom tiền công đức tại một số di tích chưa được xử lý kịp thời...
Tổ chức lễ hội truyền thống theo đúng ý nghĩa lịch sử văn hóa
Những hình ảnh phản cảm tại mùa lễ hội.
Lễ hội Đền Trần (Nam Định) - một trong những lễ hội được dư luận quan tâm đã thay đổi hình thức, thời gian phát ấn nhưng tình trạng chen lấn, xô đẩy vẫn diễn ra do lượng người dự hội đông. Ông Nguyễn Đức Bình, Trưởng Ban quản lý Lễ hội đền Trần cho biết, năm nay BTC lễ hội vẫn thực hiện theo đúng đề án mặc dù BTC có nhận được nhiều ý kiến muốn quay trở lại thời gian phát ấn theo truyền thống, tức là vào 24h đêm. Lý do của việc vẫn giữ nguyên đề án tổ chức, thay đổi thời gian phát ấn muộn hơn, bởi lượng khách đổ về đền Trần năm nào cũng đông.
Còn với lễ hội Hà Nội, bà Bùi Thị Thu Hiền, Phó Giám đốc Sở VH-TT Hà Nội cho biết, công tác quản lý lễ hội Hà Nội 2019 tiếp tục chú trọng vào việc triển khai tuyên truyền quy tắc ứng xử trong các lễ hội. Những lễ hội lớn từng có hình ảnh chưa đẹp như hội Gióng đền Sóc, lễ hội chùa Hương… sẽ tăng cường quản lý. Hội Sóc sẽ tiếp tục thay đổi hình thức tán lộc; hội chùa Hương rút kinh nghiệm sâu sắc từ những lần tổ chức trước, tránh có những hình thức phát lộc tự phát.
Đứng trước những bất cập trong mùa lễ hội trước, năm 2019, Bộ VH-TT&DL yêu cầu ngành văn hóa các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu về nguồn gốc, nhận diện đúng giá trị của lễ hội, di tích và các nhân vật được thờ phụng, tôn vinh. Bảo tồn có chọn lọc những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc theo xu hướng lành mạnh, tiến bộ, tiết kiệm, phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của địa phương, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân.
Ngoài ra, lễ hội phải được tổ chức trang trọng, thiết thực, hiệu quả; phù hợp với quy mô, nội dung của lễ hội. Tổ chức lễ hội truyền thống theo đúng bản chất, ý nghĩa lịch sử văn hóa; giảm tần suất, thời gian tổ chức lễ hội văn hóa. Không lợi dụng việc tổ chức lễ hội nhằm mục đích trục lợi cá nhân, phục vụ lợi ích nhóm. Không ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội. Kiên quyết không cho phép tổ chức lễ hội có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam.
Đặc biệt, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trước, trong và sau khi tổ chức lễ hội, kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm, đặc biệt là các hành vi lợi dụng di tích, lễ hội, tín ngưỡng để trục lợi, kích động bạo lực và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Bày tỏ ý kiến về việc nhiều địa phương đề xuất những phương án thay đổi cách tổ chức để lễ hội năm 2019 diễn ra an toàn và lành mạnh hơn, PGS.TS Nguyễn Thị Phương Châm - Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa Việt Nam cho rằng, lễ hội là hoạt động vui vẻ của cộng đồng, nhân dân địa phương trong khoảng thời gian nhất định. Việc kiểm soát, quản lý lễ hội là việc cần phải thực hiện hài hòa để nhân dân vẫn vui mà không mất đi bản sắc văn hóa của lễ hội.
Nguyễn Lan
Sạt lở làm sập nhà dân ở miền núi Thừa Thiên - Huế, 2 người bị thương
Thời sự - 59 phút trướcNgọn đồi sạt lở vùi lấp một phần ngôi nhà có 8 thành viên ở huyện miền núi A Lưới (Thừa Thiên - Huế) khiến hai người bị thương, tài sản chưa thể di dời ra ngoài.
Hà Nội: Cháy lớn tại quán bar trên phố Hai Bà Trưng
Thời sự - 1 giờ trướcGĐXH - Sáng 25/11, đám cháy lớn bất ngờ bùng phát tại một cơ sở kinh doanh quán bar trên phố Hai Bà Trưng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Hiện các lực lượng chức năng vẫn đang triển khai công tác chữa cháy, khống chế ngọn lửa.
Sang năm 2025, có 4 con giáp sẽ đạt đỉnh cao sự nghiệp
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Khi bánh xe của thời gian tiếp tục lăn bánh, năm 2025 được dự báo sẽ mang lại sự thay đổi vô cùng tích cực cho 4 con giáp dưới đây.
Hà Nội: Danh tính 4 nạn nhân trong vụ xe máy lao xuống mương nước ở Chương Mỹ
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH - Cơ quan chức năng huyện Chương Mỹ (TP Hà Nội) đang khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ việc khiến 4 người trong cùng một gia đình tử vong dưới mương nước tại xã Đồng Lạc tối 24/11.
Mất 2 tỷ vì tham gia tuyển dụng vào ngân hàng
Pháp luật - 2 giờ trướcGĐXH - Công an quận Long Biên (Hà Nội) đang xác minh, điều tra vụ giả danh ngân hàng tuyển dụng nhân sự, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân.
Lũ dâng nhanh, hơn 290.000 học sinh tỉnh Thừa Thiên-Huế nghỉ học
Thời sự - 3 giờ trướcCác hồ chứa thủy điện, thủy lợi tăng mức điều tiết nước về hạ du do mưa rất lớn ở thượng nguồn, nước lũ trên các sông dâng nhanh khiến hơn 290.000 học sinh tỉnh Thừa Thiên-Huế (TT-Huế) phải nghỉ học để bảo đảm an toàn.
Công an phát hiện bí mật động trời trong thùng thuốc nam
Pháp luật - 3 giờ trướcLượng lớn chất ma túy được đối tượng ngụy trang cẩn thận trong thùng thuốc nam nhưng vẫn không qua mặt được công an.
Đón gió mùa Đông Bắc dồn xuống, miền Bắc rét đậm kéo dài?
Thời sự - 5 giờ trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết hôm nay, đợt không khí lạnh mạnh tăng cường tràn xuống miền Bắc, nền nhiệt hạ còn khoảng 16-18 độ, riêng vùng núi cao dưới 10 độ. Đây là đợt rét đậm nhất từ đầu mùa.
Đội tuyển Việt Nam tỏa sáng tại Robothon Quốc tế 2024
Giáo dục - 5 giờ trướcNgày 24/11, cuộc thi Robothon Quốc tế 2024 đã diễn ra thành công rực rỡ tại thủ đô Bangkok, Thái Lan. Đội tuyển Việt Nam đã xuất sắc ghi dấu ấn với nhiều giải thưởng quan trọng trong hạng mục thi đấu Leanbot.
Tìm kiếm bé 2 tuổi mất tích hơn 2 ngày, nghi rơi xuống suối
Đời sống - 5 giờ trướcLực lượng chức năng Quảng Nam đang tìm kiếm bé 2 tuổi ở miền núi mất tích hơn 2 ngày qua, nghi do rơi xuống suối, bị nước cuốn trôi.
Chiêu trò chuyển tiền mua hàng nhầm để chiếm đoạt
Pháp luậtGĐXH - Các đối tượng lợi dụng việc đổi tiền, mua hàng rồi chuyển khoản để chiếm đoạt tài sản của người dân. Đây là thủ đoạn không mới nhưng vẫn có nhiều người dân mắc bẫy của chúng.