Ngày 30/4 lịch sử và hồi ức của người chiến sỹ Ê Đê làm nhiệm vụ đặc biệt
GiadinhNet - Trong những ngày tháng 4 lịch sử, chúng ta lại được sống trong ký ức hào hùng ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong những ngày tháng này, chúng tôi may mắn được gặp ông Y Sơn Kpă - người từng làm nhiệm vụ đặc biệt trong chiến dịch giải phóng miền Nam năm xưa.

Người 4 lần được gặp Bác Hồ
Ông Y Sơn Kpă (SN 1936), khi mới 15 tuổi đã bắt đầu đi theo cách mạng. Lúc ấy, ông chủ yếu hoạt động giao liên cho các cán bộ chống Pháp. Đến năm 1953, khi đã trở thành một chàng trai khỏe mạnh, ông chính thức gia nhập vào quân đội, chiến đấu ở chiến trường Khánh Dương, Khánh Hòa (nay là huyện M’Drăk, tỉnh Đắk Lắk).
Khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc, ông theo tiếng gọi của cách mạng ra tập kết ở Miền Bắc. Giờ đây, trong ký ức của người đàn ông đã ngoài 80 tuổi như vẫn còn vẹn nguyện những tháng ngày nghĩa tình đó, mà hình ảnh làm ông xúc động nhất chính là 4 lần được gặp Bác Hồ kính yêu.
Lần đầu tiên, ông Y Sơn được gặp Bác Hồ là tháng 12/1954 tại Bạch Mai, Hà Nội. Lúc đó, Bác đến kiểm tra, thăm hỏi đội duyệt binh. Trong trí nhớ của ông, dáng của Bác gày, nước da dám nắng nhưng đôi mắt thì sáng như những vì sao. Tiếng nói của Bác ân cần, trầm ấm hỏi thăm và động viên chiến sĩ, trong đó có những người là dân tộc thiểu số từ miền Nam xa xôi như ông. Ông Y Sơn xúc động chia sẻ, lúc Bác ra về ông cùng một số người đã không kìm được cảm xúc cứ đuổi theo xe của Bác đến vài cây số mới chịu thôi.
Lần thứ hai chính là ngày duyệt binh trọng đại 1/1/1955. Trong dòng người như thác chảy đổ về quảng trường Ba Đình, ông Y Sơn với trang phục Ê Đê truyền thống cùng quân đội bước vào lễ đài. Một lần nữa, ông lại được gặp Bác trong bộ quần áo ka ki trắng giản dị đứng vẫy tay chào đón.
Vào năm 1958, trước khi lên đường làm nhiệm vụ đánh Mỹ tại mặt trận Xiêng Khoảng, nước bạn Lào, ông Y Sơn cùng các chiến sỹ lại xúc động được Bác tới thăm hỏi động viên. Bác rất chu đáo đi khắp các nơi trong đơn vị từ nhà ăn, phòng ngủ đến nhà vệ sinh để xem các đồng chí ăn ở thế nào. Rồi Bác ngồi xuống trò chuyện với chiến sỹ rất gần gũi. Bác dặn dò các anh em bộ đội khi sang chiến đấu tại Lào phải hết sức quyết tâm.
Lần cuối cùng được gặp Bác Hồ là khi ông Y Sơn đang theo học Trường Công an Trung ương (nay là Học viện An ninh). Ông vẫn nhớ như in đó là ngày 25/4/1963, Bộ Công an tổ chức Hội nghị chuyên đề tại Trường Công an Trung ương. Bác Hồ đến thăm trường và nói chuyện với đại biểu dự Hội nghị. Từng lời Bác nói được ông ghi lại cẩn thận trong cuốn sổ tay và luôn nằm trong đáy ba lô những ngày chiến đấu sau này.
Làm nhiệm vụ đặc biệt
Ông Y Sơn tâm sự, những ngày sống trên đất Bắc, ông đã vinh dự 4 lần được gặp Bác Hồ, tuy thời gian gặp không nhiều, nhưng từng lời Bác nói như thấm vào máu thịt theo ông suốt những tháng ngày chiến đấu tại chiến trường Miền Nam.
Cuối năm 1963, ông được phân công về lại chiến trường Phú Yên. Suốt từ năm 1963 - 1967, ông đã thu thập và cung cấp hàng trăm tin tức có giá trị cho cách mạng. Thời gian này, ông cũng gia sức bảo vệ nhân dân địa phương cũng như vận động quần chúng ủng hộ bằng cách góp gạo, tiền…
Tuy nhiên 1967, ông Y Sơn bị địch phát hiện, chúng đưa cả một trung đội tới bắt và giải ông về trụ sở. Ông bồi hồi kể lại giây phút kề cận tử thần đó. Hai tay ông bị trói chặt và có 2 tên lính ngụy xốc nách đi bên cạnh, đằng sau có chừng hơn 20 tên khác lăm le khẩu tiểu liên AR15. Thế nhưng trước vòng vây của địch, ông không hề nao núng. Bằng sự tinh nhanh của mình, ra đến đường cái, ông đã tự tháo dây trói, chạy rất nhanh vào rừng mặc cho súng đạn của địch bắn rất rát phía sau lung.
Sau lần đó, ông đươc tổ chức chuyển công tác lên Tây Nguyên. Trên đường đi khi qua địa phận Gia Lai, quân địch đóng rất chắc, không có cách nào để đi qua. Tiểu đội của ông chỉ gồm 8 chiến sỹ công an và 5 cán bộ đặc công nhưng đã quyết định tiêu diệt cả một đồn địch mở đường máu.
Tại Đăk Lăk, ông Y Sơn được giao làm Phó ban An ninh quận Buôn Hồ. Đây là một địa bàn chiến lược, cửa ngõ để vào thủ phủ Buôn Mê Thuột. Tuy nhiên, suốt một thời gian dài, Buôn Hồ là vùng trắng của cách mạng, vì rất khó tiếp cận. Tuy nhiên, bằng sự nhanh trí của mình, ông đã vận động đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây đi theo cách mạng. Vì ông cũng là người Ê Đê nên cách nói cách sống của ông rất được đồng bào quý mến và tin tưởng. Vì thế, suốt những năm tháng hoạt động bí mật, ông đã được đồng bào đùm bọc, che chở. Đồng bào còn giúp ông làm tai mắt cho cách mạng, cung cấp nhiều thông tin quý giá.
Đặc biệt, trong cuộc đời hoạt động của mình, ông Y Sơn không thể nào quên nhiệm vụ quan trọng đó là bảo vệ Đại tướng Văn Tiến Dũng trong chiến dịch Tây Nguyên. Cuối năm 1974, Đại tướng Văn Tiến Dũng cùng các đồng chí lãnh đạo cao cấp đã họp tại khu rừng xanh (bí danh A10). Tại đây, ông Y Sơn được giao nhiệm vụ tổ chức bảo vệ vòng ngoài. Suốt hàng tháng trời, đôi mắt ông như ngọn đèn không tắt cả ngày lẫn đêm.
Ông Y Sơn cho biết, mọi công tác được đảm bảo bí mật, an toàn tuyệt đối. Mặc dù đã chuẩn bị mọi lực lượng đánh vào Buôn Mê Thuột hàng tháng trời, nhưng kể cả kẻ địch và quần chúng nhân dân gần như không ai được biết. Đúng 9h sáng 10/3/1975, bộ đội ta tấn công như nước vỡ bờ vào Buôn Mê Thuột. Cú đánh trời giáng long trời lở đất đó đã giúp giải phóng Tây Nguyên, một nút thắt quan trọng để tiến tới giải phóng Sài Gòn thống nhất đất nước (30/4).
Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ông Y Sơn đã bén duyên với mảnh đất Tây Nguyên đầy nắng gió. Ông đã ở lại và trở thành Trưởng Công an huyện Krông Buk - một trong những người đầu tiên góp công xây dựng chính quyền huyện. Ông Y Sơn cho biết, những ngày mới sau giải phóng, tàn dư của chế độ cũ còn rất nhiều, cùng với bọn Fulro hoạt động khiến cho lực lượng an ninh của ông vẫn phải căng mình hoạt động mới đảm bảo được bình yên cho buôn làng.
Thiên Đức

Nửa đêm lẻn vào Đền Quan Hoàng Bảy để trộm tiền công đức
Pháp luật - 6 giờ trướcGĐXH - Lợi dụng đêm tối, Danh đã đột nhập vào khu vực thờ tự của Đền Quan Hoàng Bảy, với mục đích chiếm đoạt tiền công đức. Tuy nhiên, mọi hành vi của đối tượng đều không qua mắt được lực lượng công an cùng quần chúng nhân dân.

Hà Nội: Vì sao dự án đường nối Đỗ Đức Dục - Mễ Trì dài hơn 800m nhưng 'mắc kẹt' gần 10 năm?
Đời sống - 7 giờ trướcGĐXH - Sau gần 10 năm khởi công, con đường dài hơn 800m của dự án đường nối Đỗ Đức Dục - Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) vẫn dang dở, ngổn ngang. Theo người dân sinh sống tại khu vực dự án đi qua, nguyên nhân khiến dự án này "mắc kẹt" là bởi sự thiếu minh bạch liên quan đến hồ sơ pháp lý, quy hoạch cũng như công tác giải phóng mặt bằng...

Ngày hội đổi đồ 'đặc biệt' ở trường học tại Hải Dương - san sẻ yêu thương, nhân lên lòng nhân ái
Xã hội - 7 giờ trướcGĐXH - "Mục đích lớn nhất của ngày hội này là san sẻ yêu thương, chống lãng phí, dạy cho học sinh cách tiết kiệm, tăng cường tinh thần đoàn kết làm việc cộng đồng và nhân lên lòng nhân ái...", Hiệu trưởng trường THCS Vĩnh Hòa cho biết.

Em bé 1 tháng tuổi đã biết 'lườm bố cháy mặt' khiến cộng đồng mạng cười không ngớt
Đời sống - 8 giờ trướcGĐXH - Ánh mắt 'lườm bố' là một khoảnh khắc tưởng như rất đời thường của một em bé mới tròn một tháng tuổi lại bất ngờ gây sốt khiến cộng đồng mạng không khỏi bật cười.

'Trận chiến' bảo vệ dữ liệu cá nhân: "Bạn đang là nạn nhân mà vẫn không hay biết?"
Pháp luật - 8 giờ trướcGĐXH - Mỗi cú click, mỗi lần nhập số điện thoại hay tài khoản ngân hàng, bạn đang vô tình 'hiến dâng' dữ liệu cá nhân cho hàng loạt nền tảng không rõ danh tính. Luật An ninh mạng và Nghị định 13/2023 ra đời như một 'lá chắn' pháp lý, nhưng liệu chúng ta đã thực sự hiểu và sử dụng đúng quyền được bảo vệ của mình? Hãy cùng giải mã cách thức bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thời đại số trước khi quá muộn.

Cụm công nghiệp Yên Bằng ở Nam Định hiện ra sao sau hơn 3 năm thi công?
Thời sự - 9 giờ trướcGĐXH - Khởi công xây dựng từ tháng 12/2021, đến nay đã hơn 3 năm, thế nhưng dự án xây dựng cụm công nghiệp Yên Bằng (huyện Ý Yên, Nam Định) vẫn ngổn ngang, cỏ mọc um tùm và nhiều đầm lầy trở thành nơi thả trâu bò.

Hà Nội: Nhà hàng bò tơ ở Mỹ Đình bốc cháy ngùn ngụt
Đời sống - 9 giờ trướcGĐXH - Chiều 3/4, đám cháy lớn bất ngờ bùng phát tại nhà hàng Bò Tơ Quán Mộc, trên đường Lưu Hữu Phước, thuộc Khu đô thị Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội)

Hà Nội yêu cầu kiểm tra dự án đội vốn trăm tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải
Xã hội - 11 giờ trướcGĐXH - Ngày 03/4, Chủ tịch UBND Thành phố vừa chỉ đạo bằng văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý thông tin về dự án đội vốn trăm tỷ "đắp chiếu" nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải, nước ngập khi mưa lớn.

Bắt nhóm đối tượng cố ý gây thương tích rồi bỏ trốn vào các tỉnh phía Nam
Pháp luật - 11 giờ trướcGĐXH - Đây là nhóm đối tượng manh động, coi thường pháp luật. Quá trình di chuyển trên đường đi, các đối tượng không đội mũ bảo hiểm, đi với tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, rú ga, bóp còi và cầm hung khí trên tay thị uy, gây mất an ninh trât tự.

Múc đất làm nhà, phát hiện quả bom còn nguyên kíp nổ
Xã hội - 11 giờ trướcGĐXH - Trong quá trình múc đất làm nhà, người dân phát hiện quả bom có ký hiệu MK-82, đường kính 27cm, dài 155cm, nặng khoảng 226kg, còn nguyên kíp nổ. Quả bom này có sức công phá mạnh và nguy hiểm.

Khối không khí lạnh tăng cường sắp tràn về, Hà Nội và miền Bắc có mưa to, rét đậm?
Thời sựGĐXH - Theo dự báo thời tiết, khoảng ngày 5 - 6/4, khả năng không khí lạnh tăng cường xuống miền Bắc, nhưng với cường độ yếu, chủ yếu gây mưa nhỏ. Mức nhiệt dao động từ 21-22 độ C.