Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nghệ An vào mùa tận diệt thủy sinh

Thứ tư, 14:58 30/10/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Đến hẹn lại lên, lúa ngoài đồng đã được thu hoạch thì cũng là lúc nghề bắt tôm cá bằng bình ắc quy điện vào mùa. Dù phải đối mặt với lệnh cấm của chính quyền địa phương, dù có thể phải trả giá bằng cả mạng sống nhưng phương pháp đánh bắt này trở thành phong trào đang nở rộ tại Nghệ An.

Nghệ An vào mùa tận diệt thủy sinh 1

Những mũi dùi này đang ngày đêm dí xuống biết bao nhiêu cánh đồng khắp các địa phương xứ Nghệ tận diệt mọi thuỷ sinh. Ảnh: HP

 
Điện ra đồng, ra sông, xuống biển

Khắp nơi trong địa bàn các huyện Yên Thành, Nghi Lộc, Quỳnh Lưu, Diễn Châu (Nghệ An) đông đảo nông dân đang vào vụ đánh bắt cá bằng phương pháp kích điện đầy nguy hiểm này. Đây là một nghề phụ kiếm bộn tiền trong những ngày rảnh rỗi khi mùa vụ đã kết thúc.

Người đánh bắt chỉ cần có bộ đồ nghề đơn giản, gồm một bình ắc quy khoảng 9V, bộ kích điện cùng chiếc sào và cái vợt tự chế. Khi dùng nguồn điện đó nhúng xuống nước thì mọi tông chi họ hàng của các loài thuỷ sinh trong vòng bán kính 2m đều bị điện giật nổi trắng bụng.

Dọc các xã vùng hạ lưu sông Lam, sông Dinh, sông Bùng của tỉnh này, đâu cũng thấy bóng dáng người dân chèo thuyền mang theo kích điện đánh cá thay vì các công cụ truyền thống là lưới và vó như trước kia. Thậm chí có những người liều mạng, dùng điện lưới nhúng xuống nước trong những ngày nước ngập gần 1m. Mấy hôm mưa lũ, cá từ trong các ao hồ theo dòng nước thoát ra. Có những người "kích" được cả tạ cá, kiếm được tiền triệu mỗi ngày.

Thường thì những người chuyên đánh cá bằng xung điện ắc quy chỉ bắt các loại cá quả, cá chép, lươn hoặc những loại cá to, còn lại rô đồng, rô phi và các loại sinh vật nhỏ hơn chẳng ai buồn nhặt. Xác các sinh vật đó nổi lềnh bềnh đầy mặt nước. Chẳng ai có thể thống kê được khi dòng điện rà xuống nước thì có bao nhiêu loài cá mú, thủy sinh bị tiêu diệt nằm lại nơi đáy sông, đáy hồ. Vẫn biết hình thức đánh bắt này là thủ phạm làm tuyệt diệt nguồn lợi thủy sản về lâu về dài nhưng vì cái lợi trước mắt họ vẫn bất chấp.

Không những dùng kích điện đánh bắt trên đồng ruộng mà ngư dân còn dùng nó để đánh cá trên biển. Họ nhúng nguồn điện xuống nước rồi dùng lưới quét tất các các loại thủy sinh, từ những sinh vật nhỏ li ty đến những loài cá lớn, đang mang trong mình cả một bụng trứng đều bị diệt. Theo các ngư dân thì mỗi mẻ lưới như vậy họ chỉ thu được giỏi lắm 30% số sinh vật bị điện giật, số còn lại chìm xuống đáy biển, một số khác may mắn sống sót thì không còn khả năng sinh sản. Không chỉ gây ô nhiễm, đây cũng là một lãng phí đáng tiếc và gây nguy hại lâu dài.

Đến các làng chài ở Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành bây giờ, rất hiếm có gia đình nào còn giữ lại vó lưới và những dụng cụ đánh bắt cá truyền thống khác. Thay vào đó là một bộ kích ắc quy to tướng có khả năng sát thương cao và thu lợi nhanh.
 
Suýt mất mạng vì kích điện

Anh Nguyễn Văn Công, nông dân kiêm “thợ kích điện” ở xã Diễn Vạn (huyện Diễn Châu) bảo rằng, tuy đồng ruộng ngày càng khan hiếm cá tôm nhưng hiện tại phương pháp dùng kích điện dí xuống nước đánh bắt đang là nghề hái ra tiền đối với bà con buổi nông nhàn. “Đều như vắt chanh, giá lươn là 60.000 đồng/kg, cá tuỳ loại mà bán, còn chạch thì đắt lắm tận 90.000 đồng/kg, mỗi tối xoàng nhất cũng kiếm được trăm nghìn. Hôm nào “đỏ” kiếm được 300.000 - 400.000 đồng chứ chẳng chơi. Trong khi chỉ cần bỏ ra khoảng 1.200.000 đồng là mua được bộ kích”, anh Công nói.

Ở xóm Phong Hảo, xã Hưng Hòa (TP Vinh), người dân cho hay, nhà nào cũng sở hữu một bộ ắc quy kích cá. Những hôm trời mưa lụt vừa rồi cả xã kéo nhau đi kích điện và thu được rất nhiều cá, tôm, chạch… chủ yếu thoát ra từ các ao hồ nuôi trong vùng.


Với sức tàn phá như vậy, từ khi phong trào đánh cá bằng kích điện rộ lên, nguồn lợi thủy sản ở các sông, suối ao hồ đều giảm đi nhanh chóng. Thế nhưng, nghề này cũng vô vàn hiểm nguy rình rập. Anh Công giơ bàn tay trái to bè và đầy sẹo nói: “Kích nguy hiểm lắm. Không cẩn thận có ngày toi mạng như chơi. Tay tôi bị giật thường xuyên, nhất là những hôm đi gặp trời mưa. Tú “bèo” bạn tôi ở xóm dưới có lần hai vợ chồng đi kích, sơ ý dí điện trúng chân vợ khiến cô vợ suýt mất mạng”.

Theo anh Công thì ở vùng này chưa có ai chết vì kích điện nhưng mà bị thần kinh, dở hơi thì đã có vài trường hợp. “Chẳng biết là trùng hợp ngẫu nhiên hay là vì điện kích mà có mấy ông kích cá lâu năm, giờ đầu óc không được bình thường. Bắt cá bằng điện là nghề chui. Thỉnh thoảng, tôi bị công an xã bắt, tịch thu bộ kích nhưng vì người trong làng với nhau, xin họ lại trả. Một số lần kích ở nơi khác, bị bắt, ngoài bị tịch thu đồ còn bị phạt hơn 1 triệu đồng, nhưng rồi vẫn phải đi mua bình ắc quy khác để làm ăn. Vì thời điển này, không có nghề gì kiếm ra tiền nhanh như vậy. Tivi, đài báo nói kích này hại lắm, dẫn đến vô sinh. Có lẽ điều này, không chỉ tôi mà nhiều bà con biết, song vì nguồn lợi trước mắt, vì miếng cơm manh áo mà liều thôi”, anh Công thành thật.

Trên những mảnh ruộng sau mùa gặt, trong những ngày nông nhàn, hôm nay người này rút chân đi, ngày mai lại có người khác đặt chân đến. Như thường lệ, dòng điện lại được nhúng xuống nước. Tất cả diễn ra cứ như thể mọi người đang ra quân tận diệt triệt để mọi sinh vật đang tồn tại dưới nước. Cứ như thế này, rồi một ngày không xa, khắp các cánh đồng xứ Nghệ chẳng kiếm ra một con tép, chứ không phải chỉ là “cá mú dạo này ít đi” như lời anh Công thổ lộ.

Mỗi năm mùa tận diệt thủy sinh kéo dài từ đầu mùa mưa bão cho đến ra khoảng tháng 1, tháng 2 năm mới. Từ bây giờ cho đến lúc đó không biết bao nhiêu loài thủy sinh bị tiêu diệt. Nếu để tình trạng này tiếp diễn thì hậu quả khôn lường đối với môi trường sống của sinh vật dưới nước.
 
Hà Phương
phamhuongthuviec
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Giáo dục - 18 phút trước

Thêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Xã hội - 41 phút trước

GĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Pháp luật - 2 giờ trước

Thông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Pháp luật - 2 giờ trước

Vào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Pháp luật - 2 giờ trước

Ngày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Giáo dục - 3 giờ trước

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.

Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường

Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH – Theo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.

Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học

Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH - Xe chở rác rơi xuống sông được trục vớt thành công. Tuy nhiên, công tác tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích vẫn chưa có kết quả; hội đồng kỷ luật đã đưa ra hình thức kỷ luật đối với một số học sinh liên quan tới vụ nữ sinh lớp 11 bị đánh hội đồng, gãy đốt sống cổ.

Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương

Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương

Thời sự - 4 giờ trước

Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, người nhái và các lực lượng phối hợp đã tham gia tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích sau khi xe tải chở rác đâm sập lan can cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), rơi xuống sông Hương.

Top