Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nghệ nhân “sinh” rồng cổ đất Thăng Long

Thứ sáu, 08:38 08/10/2010 | Xã hội

GiadinhNet - “Làm rồng thật khó. Để rồng có hồn càng khó gấp bội. Ai không có tâm sẽ chỉ làm ra những con rồng vô hồn mà thôi...”.

Đó là tâm sự của ông Lê Ngọc Nguyện, nghệ nhân duy nhất còn sót lại của làng rồng nghìn năm tuổi Đa Sỹ, Kiến Hưng, Hà Đông, Hà Nội.

Công phu như “sinh” rồng
 
Theo nghệ nhân Lê Ngọc Nguyện, muốn làm được rồng phải thạo ít nhất 3 nghề: Thứ nhất là nghề đan; Thứ hai là nghề may, thêu thùa; Thứ ba là nghề kẻ vẽ. Ngày xưa, để làm rồng, các cụ còn phải thạo nghề rèn, nghề hàn. Thiếu 1 trong 3 nghề trên thì có yêu rồng đến mấy, người thợ cũng đành phải ngậm ngùi ngắm rồng trên tivi chứ không thể “sinh” rồng.
 
Nghệ nhân Nguyện lý giải, phải thạo nghề đan nan tre để tạo khung cốt cho rồng. Đan khung rồng không đơn giản, không phải ai cũng làm được. Đan rổ rá và các vật dụng bình thường, người thợ chỉ cần tuân thủ một số nguyên tắc là thành thạo, còn đan cốt rồng, phải vừa làm vừa sáng tạo, đan uốn lượn và không tuân theo một quy tắc nào. Tre để đan khung rồng cũng là tre đặc biệt, không phải vớ tre nào cũng dùng được. “Tháng Tám tre non làm nhà, tháng Ba tre già chẻ lạt”, theo kinh nghiệm mà cha ông đúc kết thì người làm rồng chỉ chọn tre chặt hạ trong các tháng trên để dùng. Mỗi con rồng sinh ra phải phục vụ hội làng đến cả chục năm, nếu không chọn tre tốt, xử lý cầu kỳ thì chỉ được vài năm, thân rồng sẽ bị mọt phá hỏng.
 

Nghệ nhân Lê Ngọc Nguyện đang chỉnh sửa những nét cuối cùng để “sinh” rồng.


Sau khi chọn được tre, công đoạn tiếp theo là sơn dầu chống mọt, chống ngấm nước cho khung rồng. Tiếp đến là bọc tải, bọc nệm mút làm cho rồng mềm mại. Khi hình thành cơ bản hình khối, nghệ nhân lại chuyển sang nghề may để... may áo cho rồng. Nghệ nhân Nguyện cho biết: “Các công đoạn nêu trên là để tạo khí cho rồng. Và muốn rồng có hồn, khó nhất là lắp ghép các bộ phận như râu, hàm, tua...”. Trong làng nghề làm rồng Đa Sỹ, hiện chỉ duy nhất nghệ nhân Nguyện mới có đủ kinh nghiệm và nhãn quan nghệ thuật để thực hiện khâu quan trọng này.
 
Thông thường, để làm ra một con rồng, nghệ nhân Lê Ngọc Nguyện phải cặm cụi ít nhất nửa tháng. Theo ông, nếu không có tâm, không có niềm đam mê thì không thể gắn bó được với nghề này. Trước đây, vào các dịp lễ Tết, rằm Trung thu, khách các nơi mới về Đa Sỹ đặt làm rồng nhưng trong năm nay, để phục vụ Đại lễ 1.000 Thăng Long – Hà Nội, hàng đặt ùn ùn. Vài năm trở lại đây, nhiều địa phương có điều kiện, kinh tế phát triển, lượng doanh nhân đến đặt rồng tặng quê hương ngày một tăng.
 
Món quà từ Havard
 
Hàng chục năm gắn bó với nghề “đẻ” rồng, tuy đơn độc vì chỉ còn mình nghệ nhân Lê Ngọc Nguyện bám trụ với nghề truyền thống của cha ông nhưng bù lại, ông được nhiều niềm động viên khích lệ. Cảm động nhất trong số các khách hàng đến đặt rồng là nhóm giảng viên đến từ đại học Havard, Mỹ.
 
Năm 2007, nhóm giảng viên giảng dạy bộ môn Văn hoá dân gian châu Á tới nhà ông đặt hàng một con rồng để đưa sang ĐH Havard làm giáo cụ trực quan. Ông vô cùng bất ngờ trước lời đề nghị này. Ngày nhận hàng, nhóm giảng viên tặng lại ông một con rồng khắc trên chất liệu bạc và cho biết sẽ viết bài đăng báo, giới thiệu cho người Mỹ biết về nghệ nhân làm rồng cổ ở Việt Nam.
 
Bẵng đi một thời gian, ông nhận được giấy báo nhận bưu phẩm từ Mỹ. Cả nhà bất ngờ, không có con cháu, họ hàng nào ở Mỹ, biết đâu ai gửi nhầm? Lên bưu điện, thì đúng địa chỉ người nhận là ông. Trong bưu phẩm là một bài báo được cắt ép cẩn thận, nội dung đúng như lời nhóm giáo viên nọ hứa giới thiệu ông trên khắp nước Mỹ. Cũng sau bài báo đó, ông đã nhận được 4 đơn hàng của Việt kiều đặt hàng sang Mỹ để phục vụ các lễ hội của người Việt. Với ông, niềm vui không chỉ đơn thuần là có thêm đơn hàng để sản xuất mà ý nghĩa nhất, đó chính là một nghề truyền thống tưởng chừng bị mai một lại được thế giới biết đến.
 
Nghệ nhân Nguyện tiếp tục câu chuyện của mình. Trước đó, vào năm 2005, có một đơn hàng cũng khiến ông vô cùng cảm động. Lần đó, một nữ doanh nhân hơn 70 tuổi ở Hà Nội nhờ ông làm một con rồng để tặng quê hương Nam Định của bà. Ngày hoàn thành, nữ doanh nhân mừng rỡ, thuê hẳn một chiếc xe về Nam Định chở các bậc cao niên trong làng lên Đa Sỹ đón rồng. Món quà của người con xa quê đã khiến các cao niên cảm động, nữ doanh nhân như mở tấm lòng, nước mắt lấm tấm cảm ơn nghệ nhân Nguyện đã giúp bà toại nguyện.
 

Là nghệ nhân cuối cùng làm nghề, ông Nguyện đau đáu tìm hậu duệ.

 
Còn nhiều những kỷ niệm khác, là niềm động viên khiến ông ngày đêm sáng tạo bám trụ với nghề. Ông vẫn nhớ như in cái ngày mà ông giải ngũ về quê, lúc đó, nghề làm rồng vải gần như đã mai một, bà con trong làng phần lớn đã chuyển sang làm nghề rèn. Chính cảnh tượng đau lòng mà ông chứng kiến ở đình làng, nơi đặt con rồng cổ của cha ông đã bạc màu, bục nát, cáu bẩn theo thời gian đã khiến ông quyết tâm phục dựng lại nghề. Ông tâm sự, lúc chứng kiến cảnh tượng đó, lòng ông đau quặn, những hình ảnh thân thương của các nghệ nhân cặm cụi, miệt mài ngày đêm bên con rồng giấy, hình ảnh đàn trẻ thơ, đầu để chỏm tung tăng vui nhộn trong những ngày hội làng âm vang tiếng trống hoà theo điệu múa rồng lại trào dâng trong ký ức.
 
Từ ngày đó, dựa trên khuôn mẫu của con rồng cổ mà theo ông đích thị là rồng thời nhà Lý vì rồng có 5 tua gáy và 7 tua đuôi, ông đã phục dựng và dồn hết thời gian chuyên tâm vào nghề “sinh” rồng”.
 
Hành trình tìm… hậu duệ
 
Hiện nay, tuy cả làng Đa Sỹ không còn ai gắn bó, tiếp nối nghề truyền thống này thì chính đứa cháu nội Lê Phúc An của ông Nguyện (năm nay học lớp 7) lại sớm thể hiện là con nhà nòi. Những lúc rảnh rỗi, thấy ông nội làm rồng thì An làm giúp, thấy ông đan cái to, An đan cái nhỏ, học được nghề đan, rất dễ để bén hơi với nghề làm rồng. Tuy còn nhỏ nhưng An không mấy khi đi chơi với bạn cùng lứa mà ở nhà giúp ông kẻ vẽ làm rồng. Ông tâm sự, An là đứa cháu mà ông đặt rất nhiều hy vọng để truyền nghề.
 
Mặc dù biết rằng niềm hy vọng đó là mong manh, nhưng ông vẫn giữ một niềm tin sắt đá rằng, Đa Sỹ không thể mất nghề làm rồng và rồng sẽ không bao giờ vắng bóng trong các hội làng Đa Sỹ. Theo ông, đất làng Đa Sỹ nằm trên thân con rồng, cách đó không xa là 2 cái giếng được coi là đôi mắt rồng. Chính nhờ thế nằm trên thân rồng nên sự học của người Đa Sỹ rất thịnh. Từ cái ngày xưa, làng Đa Sỹ chỉ vẻn vẹn có 200 nhân khẩu nhưng đã sản sinh ra 18 vị tiến sỹ, 2 vị trạng nguyên, 1 quốc sư, 1 phò mã và nhiều chức sắc khoa bảng có tiếng khác. Tới nay, truyền thống hiếu học đó vẫn chảy trong huyết quản người làng Đa Sỹ.
 
Ngày chúng tôi đến cũng là ngày anh Lê Ngọc Phúc, con trai ông Nguyện, bố đẻ cháu An đang tất bật “chạy sô” múa rồng tại các lễ hội chào mừng Đại lễ 1.000 Thăng Long trên khắp các vùng quê đất kinh kỳ. Ở những nơi đó, hình ảnh những con rồng cổ được làm từ đôi bàn tay của người nghệ nhân già lại cuộn sóng hoà vào tiếng trống rồng âm vang và niềm vui của hàng triệu người dân Thủ đô ngày Đại lễ.
 
“Mỗi con rồng một khác, không có quy luật chung nên từ việc đặt mắt, lắp râu, ghép cằm… đều phải có nhãn quan tinh tường mới thổi hồn vào rồng. Chỉ cần đặt lệch một tí, con rồng sẽ trở nên vô hồn. Khi múa không thể hiện được cái sắc, cái khí mà rồng phải toát lên”.  Nghệ nhân Lê Ngọc Nguyện
 
Công Tâm
vietanh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Khởi tố người cha cùng 'vợ hờ' bạo hành bé trai 6 tuổi ở TP.HCM

Khởi tố người cha cùng 'vợ hờ' bạo hành bé trai 6 tuổi ở TP.HCM

Pháp luật - 40 phút trước

Công an Quận 8, TP.HCM đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt giam người cha cùng "vợ hờ" - bạo hành bé trai 6 tuổi - để điều tra về hành vi Cố ý gây thương tích.

Phát hiện 37 bộ hài cốt khi đào móng làm nhà ở Gia Lai

Phát hiện 37 bộ hài cốt khi đào móng làm nhà ở Gia Lai

Đời sống - 43 phút trước

Đội quy tập hài cốt liệt sĩ vừa tìm thấy 37 bộ hài cốt nghi từ hố chôn tập thể tại huyện Đăk Pơ (Gia Lai).

Giới trẻ Hà Nội đổ xô đến đền Mai Hoa cầu tình duyên, tìm 'một nửa' của mình

Giới trẻ Hà Nội đổ xô đến đền Mai Hoa cầu tình duyên, tìm 'một nửa' của mình

Đời sống - 55 phút trước

GĐXH - Những tháng gần đây, đền Mai Hoa thu hút đông đảo giới trẻ tìm đến với mong muốn cầu duyên và tìm được "một nửa" của đời mình.

Thầy giáo nêu lý do trường học không thể xóa bỏ hội phụ huynh

Thầy giáo nêu lý do trường học không thể xóa bỏ hội phụ huynh

Giáo dục - 56 phút trước

Có ban đại diện cha mẹ học sinh, thầy cô sẽ yên tâm tập trung cho giáo dục, không tham gia vào việc thu chi tiền bạc nên giữ được uy tín và dễ thành công trong giảng dạy.

Nhóm tội phạm chuyên trộm hộp đen ô tô sa lưới

Nhóm tội phạm chuyên trộm hộp đen ô tô sa lưới

Pháp luật - 2 giờ trước

Lực lượng chức năng tỉnh Hà Tĩnh vừa triệt phá thành công nhóm tội phạm chuyên đột nhập rồi lấy trộm hộp đen của ô tô.

Tin vui cho người nghỉ hưu, được tăng lương hưu lần 3 từ 1/7/2025

Tin vui cho người nghỉ hưu, được tăng lương hưu lần 3 từ 1/7/2025

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Khi Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025, nhiều người sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng lương hưu lần thứ 3. Đó là những đối tượng nào?

Tin sáng 5/10: Thông tin mới nhất vụ vận chuyển lậu 3kg vàng qua đường hàng không; Bộ GD-ĐT dự kiến bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10

Tin sáng 5/10: Thông tin mới nhất vụ vận chuyển lậu 3kg vàng qua đường hàng không; Bộ GD-ĐT dự kiến bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH - Cơ quan chức năng đã phát hiện thanh niên quốc tịch nước ngoài giấu 3 thỏi kim loại màu vàng, nặng khoảng 3kg qua cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài; năm 2025 là năm đầu tiên kỳ thi lớp 10 được tổ chức theo chương trình giáo dục phổ thông mới nên được rất nhiều phụ huynh quan tâm.

Hành khách giấu 3 kg vàng trong đế giày và vùng kín khi nhập cảnh vào Việt Nam

Hành khách giấu 3 kg vàng trong đế giày và vùng kín khi nhập cảnh vào Việt Nam

Pháp luật - 11 giờ trước

Số vàng nam hành khách vận chuyển trái phép ước tính có giá trị khoảng 6 tỉ đồng

Hai tuần tới có 3 con giáp nghênh đón tài lộc bất ngờ

Hai tuần tới có 3 con giáp nghênh đón tài lộc bất ngờ

Đời sống - 14 giờ trước

GĐXH - Hai tuần tới đây là khoảng thời gian tốt lành khi ba con giáp được chọn mặt gửi vàng, hứa hẹn đạt đến đỉnh cao của vận may. Tin vui sẽ đến không ngừng, mang lại niềm vui và sự háo hức trong từng nhịp đập của cuộc sống.

Cái chết bí ẩn của nam thanh niên ở ven đường (P cuối): Kẻ sát nhân lang thang

Cái chết bí ẩn của nam thanh niên ở ven đường (P cuối): Kẻ sát nhân lang thang

Pháp luật - 15 giờ trước

GĐXH - Sau nhiều giờ điều tra, Công an tỉnh Bắc Giang đã phần nào dựng lên diễn biến về cái chết của anh Hoàng Quốc Huynh. Tuy nhiên, trong tất cả những đoạn clip thu thập được không có bất cứ hình ảnh nào rõ nét về nghi phạm.

Top