Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nghẹn ở "phố cơm trắng" Sài Thành

Thứ sáu, 18:00 17/01/2014 | Xã hội

Giữa thành phố giàu sang hoa lệ đầy những nhà hàng đặc sản, sơn hào hải vị, quán nhậu ngập đường, vẫn có những người suốt đời chỉ biết độc món cơm trắng ngày này qua tháng khác.

Cô bán hàng vừa nhanh tay xới cơm đưa cho khách vừa vui vẻ: “Hôm nay chú giàu giữ hen. Lấy những nửa kí cơm luôn”. Thầy giáo già cười đáp lại: “Lấy cho mấy sắp nhỏ gần đấy cùng ăn. Ăn một mình buồn quá”.

Xong đâu đấy, ông lại lặng lẽ lọc cọc đạp chiếc xe cà tàng mất hút vào một con ngõ nhỏ.

Nghẹn ở "phố cơm trắng" Sài Thành 1
Từ lúc sinh ra đến nay, cơm trắng là món "đặc sản" của ông Ngô Văn Dũng

Những cuộc đời chỉ dám ăn cơm không

Theo lời cô Nguyễn Thị Thanh Nga – chủ cửa hàng cơm trắng trên đường Nguyễn Thông, Q.3, đó là ông giáo già 72 tuổi đã về hưu. Sáng nào ông cũng từ Q.5 lên đây mua cơm không về để ăn. Không vợ con, không người thân thích nên món cơm trắng đã trở thành “đặc sản” đồng hành cùng ông suốt hơn một chục năm qua.

Nghẹn ở "phố cơm trắng" Sài Thành 2
Quán cơm không của chị Nga là nổi tiếng nhất phố ga tàu

Ông Ngô Văn Dũng, 59 tuổi, bán vé số trên đường Nguyễn Thông là một người như vậy. Ông kể, ông sinh ra ở Hà Nội nhưng theo mẹ vào Sài Gòn mưu sinh từ ngày mới lên 5. Tuổi thơ của ông gắn liền với những ngày cơm độn ngô, khoai, rau cỏ. Hôm nào may mắn lắm mới có món cơm trắng nóng hổi để ăn.

Đến năm 1983, ông lấy vợ nhưng cái đói, cái nghèo bủa vây khiến cuộc sống quá cơ cực, người vợ bỏ đi để lại cho ông một đứa con gái. Ông chạy xạc cả chân, hết chỗ này đến chỗ nọ bán vé số mà cũng không có đủ tiền nuôi con. Nhất là năm con bé bị ốm nặng, "có đồng nào cũng hết sạch nhưng tội nhất là chả bao giờ tôi cho nó được miếng thức ăn ngon, chỉ có cơm trắng cho đến khi nó lấy chồng. Chồng nó cũng nghèo và đi làm suốt nên giờ nó vẫn thường về ở với tôi”, ông Dũng run run nói.

Nghẹn ở "phố cơm trắng" Sài Thành 3
Khách của họ chủ yếu là những người lao động nghèo

Hiện sức khỏe đã yếu, mắt không thấy rõ đường, ông Dũng làm một chiếc bàn gỗ nhỏ đặt trên đường Nguyễn Thông và bán vé số tại chỗ. Hàng ngày, ông thuê xe ôm từ Q. Phú Nhuận lên đây bán rồi lại bắt xe ôm đi về. Ngày nào bán đắt nhất, ông cũng chỉ bán được khoảng 100 tờ vé số nhưng ông để tiết kiệm còn nuôi mẹ già 78 tuổi.

Cứ 11h trưa, ông Dũng lại mua 2.000 đồng cơm ra đây ngồi ăn. "Tối thì ăn bậy ăn bạ thôi, còn để nuôi mẹ. Tôi cũng chỉ mong đến cuối đời mẹ tôi được ăn no, mặc đủ" và Tết này mua, "mua được cho mẹ một cái áo mới".

Buổi trưa ở đây đông khách nhưng sao tôi bỗng thấy chạnh lòng. Hết người này đến người kia lại lần lượt tới trước biển “bán cơm không” trên đường Nguyễn Thông (Q.3), nghĩa là tất thảy chừng ấy người chỉ có cơm không trong bữa trưa nay, những nắm cơm 2.000 đồng hoặc nhiều lắm cũng chỉ 5.000 đồng.

Lãi ít, vất vả nhưng vẫn làm vì lo người nghèo đói bụng

Thấy những cảnh đó, nhiều người qua đường không khỏi lạ lùng cho rằng, thời buổi này ăn cơm không ai mà ăn!? Riêng chị Nga thì biết lý do vì sao: “Đừng nghĩ thời buổi này ăn cơm vỉa hè, cơm bình dân mà đã than nghèo, than khổ. Có những người ngày nào cũng đến đây ăn cơm trắng không à. Họa hoằn lắm mới có một hôm thêm được chút rau dưa cho đỡ lạt miệng”.

Nghẹn ở "phố cơm trắng" Sài Thành 4
Họ thường chỉ mua 2.000 đồng cơm mỗi ngày, nhiều lắm cũng chỉ đến 5.000 đồng.

Phố cơm trắng nơi chúng tôi ghé nằm trên đường Nguyễn Thông, Q.3 và một con hẻm nhỏ 240 đường Cách mạng tháng Tám, cách ga Sài Gòn độ chừng chưa đến 100m. Gọi là “phố” cho oai chứ thực ra chỉ có 5 – 6 quán cơm nằm rải rác với những chiếc nồi cơm điện to ngoại cỡ. Quán của chị Nga trên đường Nguyễn Thông là quán lớn nhất vì có mặt bằng vừa bán vừa nấu tại chỗ. Còn lại đều là các quán vỉa hè được chất lên những chiếc xe đẩy tự chế cùng một chiếc dù cũ mòn.

Chị Nga mở quán cơm này đến nay là được 14 năm. Mỗi ngày, chị phải dậy từ 4h30 sáng. “Mỗi ngày tôi bán cũng được 500 – 600kg gạo. Bán chạy nhất vào khoảng 10 – 12h trưa, ít nhất là vào buổi sáng vì người nghèo ít khi có chuyện ăn sáng”.

Phần lớn, khách ghé lại là những người bán ve chai, vé số, công nhân, sinh viên, họa lắm một vài hôm mới có những người khá giả chạy xe ga tới hỏi mua cơm vì nhà mất điện. Giá mỗi ký cơm ngon chỉ có 10.000 đồng, loại cơm thường có giá 8.000 đồng/kg. Chị Nga cũng cho biết thêm, khách ghé lại chủ yếu mua loại cơm thường, người nào phải lao động cật lực thì ngày ăn 2 bữa hết 8.000 đồng, còn người những người già cả thì 5.000 đồng.

Vào những ngày giáp Tết, nhiều người đi tàu về quê thường ra đường Nguyễn Thông tranh thủ mua chừng 10.000 – 15.000 đồng cơm trắng để mang lên tàu. “Họ thường mang sẵn thức ăn ở nhà đi rồi ăn kèm với cơm trắng phố ga tàu, chứ ăn trên tàu những 30.000 – 40.000 đồng/suất, không mua nổi”, chị Nga cho hay.

Nghẹn ở "phố cơm trắng" Sài Thành 5
  

Chị Bích, bán đối diện cửa hàng chị Nga cũng cho biết, những người bán cơm trắng như chị chẳng bao giờ mong ước giàu lên từ việc này. Bởi mỗi ký cơm trắng, người bán chỉ lãi được từ 500 – 1.000 đồng. Đa số, người bán cơm ở đây chỉ lấy công làm lời. Giá gạo, giá gas mỗi lần biến động là mỗi lần họ xót ruột xót gan. “Lúc đó chỉ lo mình không cố mà bán được nữa, hay phải tăng giá thì người nghèo lại đói cái bụng”, chị Bích thở dài.

Theo Thúy Ngà (Infonet.vn)

kimngan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cứu nam bệnh nhân suýt tàn phế vì bị chẩn đoán sai bệnh 2 lần

Cứu nam bệnh nhân suýt tàn phế vì bị chẩn đoán sai bệnh 2 lần

Xã hội - 4 giờ trước

Dù đã điều trị ở Mỹ và Hàn Quốc với chẩn đoán thoát vị đĩa đệm, nam bệnh nhân 43 tuổi, quê Cà Mau vẫn không cải thiện tình trạng đau nhức và khó đi lại. Khi trở về Việt Nam, anh được phát hiện nguyên nhân thực sự là hoại tử chỏm xương đùi và chữa trị nhanh chóng.

Triệu tập các đối tượng tung tin đồn vỡ đập thủy điện Bản Vẽ

Triệu tập các đối tượng tung tin đồn vỡ đập thủy điện Bản Vẽ

Xã hội - 4 giờ trước

Ngày 28/7, thông tin từ Công an tỉnh Nghệ An cho biết đã triệu tập các đối tượng đăng tải thông tin sai sự thật về vỡ đập Thủy điện Bản Vẽ. Tin đồn này đã gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh, trật tự tại địa phương.

Người phụ nữ Hải Phòng nguy kịch khi làm đẹp ở cơ sở thẩm mỹ đã không qua khỏi

Người phụ nữ Hải Phòng nguy kịch khi làm đẹp ở cơ sở thẩm mỹ đã không qua khỏi

Xã hội - 4 giờ trước

Trả lời PV Báo Sức khỏe và Đời sống, người thân chị Nguyễn Thị Th. cho biết: "Em tôi mất lúc 12h52 hôm nay (28/7) tại Bệnh viện Bạch Mai. Hiện cơ quan chức năng đang tiến hành khám nghiệm tử thi...".

Tử hình thanh niên đâm chết mẹ vì không làm đồ ăn sáng cho mình

Tử hình thanh niên đâm chết mẹ vì không làm đồ ăn sáng cho mình

Xã hội - 5 giờ trước

Ngủ dậy, Khanh đi xuống nhà bếp tìm đồ ăn sáng nhưng không có. Cho rằng mẹ không lo chu đáo việc ăn uống trong gia đình, Khanh lấy dao đâm mẹ chết.

Người dân vùng lũ Nghệ An bới tìm tài sản trong lớp bùn dày đặc

Người dân vùng lũ Nghệ An bới tìm tài sản trong lớp bùn dày đặc

Xã hội - 5 giờ trước

Nước lũ rút, tài sản của nhiều hộ dân vùng lũ Nghệ An lẫn trong lớp bùn dày đặc. Người dân mệt mỏi bới bùn, cố gắng vớt vát những gì còn lại.

Sớm tìm ra nguyên nhân dẫn đến các vết nứt gãy toà nhà 36 tầng ở TP.HCM

Sớm tìm ra nguyên nhân dẫn đến các vết nứt gãy toà nhà 36 tầng ở TP.HCM

Xã hội - 6 giờ trước

Chiều 28/8, UBND phường Tam Thắng, TP.HCM (trước đây thuộc TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu) cho biết, phường đã kiến nghị Sở Xây dựng TP.HCM sớm tìm ra nguyên nhân dẫn đến sự cố nứt, gãy tại toà nhà Lapen Centre ở số 33A đường 30/4.

Yêu cầu đề xuất giải pháp xử lý lỗ hổng chết người từ vụ lật tàu Vịnh Xanh 58

Yêu cầu đề xuất giải pháp xử lý lỗ hổng chết người từ vụ lật tàu Vịnh Xanh 58

Xã hội - 6 giờ trước

Văn phòng Chính phủ có công văn truyền đạt ý kiến chỉ đạo của PTT Thường trực Nguyễn Hòa Bình về việc đề xuất các giải pháp xử lý lỗ hổng từ vụ lật tàu Vịnh Xanh 58.

Danh sách 350 xe bị phạt nguội trong một tuần ở Bắc Ninh

Danh sách 350 xe bị phạt nguội trong một tuần ở Bắc Ninh

Xã hội - 6 giờ trước

Từ ngày 18-24/7, Phòng Cảnh sát giao thông Bắc Ninh đã phát hiện và xử lý 350 xe vi phạm thông qua hệ thống camera giám sát.

Tử hình kẻ sát hại mẹ ruột, đem xác đi phi tang

Tử hình kẻ sát hại mẹ ruột, đem xác đi phi tang

Xã hội - 6 giờ trước

Nam thanh niên ở Đà Nẵng vừa bị tuyên án tử hình về vì hành vi sát hại mẹ ruột rồi đem xác đi phi tang.

Robot đào hầm ngầm tuyến metro Nhổn – ga Hà Nội đã đến ga Văn Miếu

Robot đào hầm ngầm tuyến metro Nhổn – ga Hà Nội đã đến ga Văn Miếu

Xã hội - 6 giờ trước

Ngày 28/7, máy đào hầm TBM số 1 có tên "Thần tốc" đã chính thức tiến vào ga ngầm S11 - Văn Miếu, đánh dấu cột mốc kỹ thuật quan trọng trong quá trình thi công đoạn hầm tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội.

Top