Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nghĩa địa dưới đáy Hồ Tây

Thứ năm, 10:12 03/06/2010 | Xã hội

GiadinhNet - Báo GĐ&XH đã từng đăng bài về thực hư ngôi mộ thật của nữ sỹ Hồ Xuân Hương. Từ nhiều căn cứ khoa học, lịch sử chỉ ra rằng mộ của bà nằm ở dưới Hồ Tây (Hà Nội).

 
Một số con cháu dòng họ Hồ đã tìm đến Hồ Tây để tìm mộ bà thì được những người dân ở đây cho biết, còn rất nhiều ngôi mộ đang nằm sâu dưới đáy hồ.
 
Chúng tôi tìm đến những người dân sống lâu năm ở quanh hồ. Một số người gắn đời mình với nghề chài lưới trên Hồ Tây tiết lộ rằng, trong nhiều lần lặn xuống đáy hồ, thỉnh thoảng họ lại bắt gặp những... nấm mồ.
 

Hàng ngày vẫn còn hàng trăm người đánh bắt cá trên hồ mà trong số đó ít ai biết rằng có hàng nghìn ngôi mộ đang chìm dưới nước.

 
Chuyện nhặt về những nấm mồ dưới nước
 
Đi ven hồ, phía đường Thụy Khuê ai cũng dễ dàng nhìn thấy giữa biển nước mênh mông vẫn nổi lên một vài ngôi mộ đã nhuốm màu thời gian chìm nổi sau những đợt sóng nước. Không ai biết mộ của ai, từ đời nào cả. Chúng tôi hỏi một số người dân địa phương, phần lớn không biết, số ít còn lại mơ hồ rằng, cứ đến gần Tết Nguyên đán lại có người chèo thuyền ra hồ thắp hương, khấn vái nhưng việc này không thường xuyên, năm có, năm không. Không ai quan tâm, vậy là bí mật về gốc gác một số ngôi mộ nổi giữa hồ chưa bao giờ được sáng tỏ.
 
Chúng tôi được cụ ông Nguyễn Trọng Lân (người làng Yên Phụ, Tây Hồ) cho biết, ông từng là người trực tiếp chứng kiến nghĩa địa cuối cùng bị sóng Hồ Tây nhấn chìm xuống đáy. Đó là nghĩa địa của làng Nghi Tàm. Hồi những năm 60, 70 của thế kỷ trước, khi Mỹ bắn phá Hà Nội, ông Lân đã chứng kiến cảnh bộ đội ta đưa pháo cao xạ ra gò đất nằm giữa Hồ Tây, gần làng Nghi Tàm, cách bờ chừng 200m để bắn máy bay địch.
 
Hòn đảo thực ra là một gò đất trong nghĩa địa cổ còn nổi lên mặt nước. Khi đó, xung quanh gò đất này dày đặc những ngôi mộ, nằm xâm xấp mặt nước mà những người trai trẻ như ông Lân thường bơi ra trong những lần đánh cá đều bắt gặp. Năm tháng qua đi, không ai để ý, sông hồ bồi lở?
 
Giờ đứng bên làng Nghi Tàm nhìn ra không còn thấy bóng dáng gò đất xưa đâu nữa. Nghĩa địa cổ mênh mông của làng Nghi Tàm đã nằm sâu dưới đáy hồ. Mùa nước cạn, lội xuống khu nghĩa địa này sâu đến ngực, còn mùa nước lớn, ngập quá đầu.
 
Ông Lân khẳng định: "Chỉ cần lặn xuống đáy Hồ Tây, khu vực làng Hồ, Võng Thị, Trích Sài thuộc phường Bưởi, có thể phát hiện cả một góc hồ là một nghĩa địa khổng lồ. Toàn bộ đáy Hồ Tây ở khu vực phường Bưởi là một nghĩa địa. Nghĩa địa đã bị những đợt sóng kiên trì đánh tan và nhấn chìm xuống đáy bùn lâu rồi".
 
Cụ Lân kể rằng, những năm 70 - 80 của thế kỷ trước, làng Yên Phụ nổi lên phong trào mò gỗ quý tại những nghĩa địa dưới lòng Hồ Tây. Hầu hết những thanh niên trẻ khỏe, lặn giỏi ở Yên Phụ đều tham gia mò gỗ. Phong trào này rộ lên sau khi một ngư dân ở làng vô tình kéo được nắp quan tài bằng gỗ pơmu. Từ đó, ngày nào người làng cũng đổ xô xuống hồ, mò mẫm dưới nước không bắt cá mò cua mà tìm gỗ. Hễ phát hiện có ván thiên làm bằng gỗ quý chìa lên khỏi mặt bùn là họ tiến hành đào bới lấy gỗ. Ngoài việc người dân ven Hồ Tây lặn mò quan tài đóng bằng gỗ tốt, thu lượm tiểu sành kè bờ chắn sóng giữ đất, thời ấy có cả đội ngũ chuyên lặn mò đồ cổ trong những nghĩa địa dưới đáy Hồ Tây từ nơi khác đến.
 
Khoảng hơn 10 năm về trước, dân sống ở ven hồ ai cũng biết chuyện ông Nguyễn Văn Tiến làm nghề đánh cá thuê ở Hồ Tây từng lượm được rất nhiều đồ cổ đem bán. Trong số đó, có một cái hũ rất đẹp. Lòng chiếc hũ tráng men xanh, mặt ngoài có nhiều hình thù cổ quái. Bây giờ thì việc "nghề lạ" một thời và "số đỏ" của ngư dân ven hồ dường như lại lắng xuống, không còn chài được đồ cổ như ngày trước nữa.
 

Chìm nổi trên mặt nước vẫn còn đó những ngôi mộ cổ.

 
Có bao nhiêu nghĩa địa?
 
Trở lại quá khứ, Hồ Tây xưa kia là một đoạn của sông Hồng cổ còn sót lại sau khi sông đã đổi dòng. Bên cạnh Hồ Tây có hàng chục làng mạc cổ, cánh đồng, ruộng vườn bám ở mép hồ và cũng dễ hiểu khi có hàng chục cái nghĩa địa để chôn cất những người trong làng, hoặc chôn người chết ở các làng phía trong bãi.
 
Chúng tôi tìm đến làng Yên Phụ, một ngôi làng cổ ven Hồ Tây. Bây giờ làng đã đổi khác rất nhiều, song đối với các bậc cao niên trong làng, vẫn còn đó ký ức của những lần lặn ngụp dưới đáy hồ bắt cá, thỉnh thoảng "đụng" phải tàn tích của những nấm mộ dưới đáy hồ. Những người làm nghề sông nước quanh Hồ Tây lâu đời ở các làng Hồ Khẩu, Thụy Khuê và Nghi Tàm kể lại rằng, phường Nghi Tàm xưa có nghĩa địa Đồng Táo rất lớn, bà con phường Khán Xuân thường sang chôn cất, đặt mộ ở nghĩa địa này.
 
Ông Hồ Bá Hiền, Trưởng ban sử họ Hồ toàn quốc, người bỏ nhiều công sức tìm mộ nữ sỹ Hồ Xuân Hương cho biết, xưa kia nghĩa địa Đồng Táo nằm bên cạnh chùa Kim Liên, cách chùa một đoạn không quá 300m. Có  nghĩa là hiện nghĩa địa này đang nằm dưới hồ. 
 
Nhiều năm trước đây ông Nguyễn Viết Bân, nguyên Giám đốc Trung tâm cá giống Nhật Tân, thuộc Công ty Đầu tư khai thác Hồ Tây đã nói rằng khu vực làng Xuân La cũng từng có một nghĩa địa rộng chừng 3ha, dưới mặt nước, cách bờ vài trăm mét cũng có một nghĩa địa rộng mênh mông với dày đặc các ngôi mộ nhấp nhô. Đã rất nhiều xuồng máy của các doanh nghiệp quản lý, khai thác Hồ Tây bị gãy chân vịt mỗi khi chạy qua khu vực này vì chạm vào mộ.
 

Hồ Tây buổi chiều.

 
Bí ẩn vẫn là bí ẩn
Thời gian đã quá lâu, các nghĩa địa cũng bị chôn vùi lẫn lộn và cũng có thể chúng bị vùi rất sâu dưới đáy hồ và điều quan trọng là ít người nhắc tới.
Ngư dân Hồ Tây còn kể cho nhau nghe chuyện nhiều lần quăng lưới lôi lên được cả hộp sọ... Chúng tôi đi hỏi khắp các làng chài ven hồ, chưa ai thấy “đầu lâu” cả. Có lẽ câu chuyện "sởn gai ốc" kia chỉ là lời đồn.
 
Có bao nhiêu nghĩa địa dưới đáy hồ? Trao đổi với PV Báo GĐ&XH, PGS.TS Nguyễn Lân Cường cho biết, ngành khảo cổ chưa từng nghiên cứu về vấn đề này. Đưa những thắc mắc này đến một số nhà khoa học khác, tất cả đều lắc đầu.
 
Hồ Tây có một lịch sử gắn liền với sự hình thành kinh đô Thăng Long, ẩn chứa trong đó nhiều câu chuyện trở thành huyền tích. Giá trị lịch sử, văn hoá, cảnh quan và không gian của Hồ Tây thì ai cũng đã biết rõ. Có rất nhiều tài liệu về Hồ Tây, nhưng việc có hàng nghìn ngôi mộ tồn tại lâu đời dưới đáy hồ kia thì chưa hề có. Cứ như đáy Hồ Tây vẫn còn nguyên vẹn chôn vùi trong lòng nó những điều bí ẩn chưa ai giải đáp.
 
 
An Quỳnh
kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người lao động lại sắp được nghỉ dài 4 ngày?

Người lao động lại sắp được nghỉ dài 4 ngày?

Đời sống - 46 phút trước

GĐXH - Theo Thông báo 6150/TB-BLĐTBXH, dịp lễ Quốc khánh 2/9 năm 2025, người lao động sẽ được nghỉ 4 ngày.

Người dân Hà Nội làm thủ tục thuận tiện trong ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp

Người dân Hà Nội làm thủ tục thuận tiện trong ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Từ sáng sớm, nhiều người dân ở Hà Nội đã có mặt tại các trụ sở hành chính mới để làm các thủ tục liên quan đến cư trú, chứng thực, giấy tờ đất đai, xác nhận nơi cư trú, đăng ký xe.

Bắt cặp vợ chồng cầm đầu đường dây sản xuất 70.000 chai dầu gió giả ở TP.HCM

Bắt cặp vợ chồng cầm đầu đường dây sản xuất 70.000 chai dầu gió giả ở TP.HCM

Pháp luật - 1 giờ trước

Cặp vợ chồng chỉ đạo nhân viên sản xuất các sản phẩm giả thương hiệu nước ngoài như: dầu gió con Ó, kem dưỡng ẩm Thái Lan, dầu ông già Thái Lan, dầu lăn Hàn Quốc...

Nhiều chính sách mới, thiết thực có hiệu lực từ 1/7/2025

Nhiều chính sách mới, thiết thực có hiệu lực từ 1/7/2025

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Thêm nhiều trường hợp phải đóng BHXH, bỏ 8 tội danh có khung hình phạt tử hình, mở rộng đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng… là những chính sách mới sẽ có hiệu lực từ đầu tháng 7/2025.

Các xã, phường mới ở Hà Nội vận hành ra sao trong ngày đầu tiên hoạt động theo mô hình chính quyền 2 cấp?

Các xã, phường mới ở Hà Nội vận hành ra sao trong ngày đầu tiên hoạt động theo mô hình chính quyền 2 cấp?

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH - Ngày 1/7, các xã, phường ở TP Hà Nội chính thức hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Từ sáng sớm, nhiều người dân đã có mặt tại các trụ sở hành chính mới để làm các thủ tục liên quan đến cư trú, chứng thực, giấy tờ đất đai...

Ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp ở Ninh Bình diễn ra như thế nào?

Ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp ở Ninh Bình diễn ra như thế nào?

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH - Từ 6h, các chuyến xe của tỉnh Ninh Bình đã có mặt tại điểm xuất phát chở cán bộ đi làm. Các xã, phường, trung tâm hành chính công tỉnh Ninh Bình đều đã sẵn sàng phục vụ người dân.

Không khí ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp ở tỉnh Thái Nguyên

Không khí ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp ở tỉnh Thái Nguyên

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH - Ngay từ sáng ngày 1/7, các đơn vị hành chính cấp xã, phường mới của tỉnh Thái Nguyên không khí làm việc diễn ra nghiêm túc, nề nếp.

Ngày sinh Âm lịch của người được Thần Tài bao bọc

Ngày sinh Âm lịch của người được Thần Tài bao bọc

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Trong số những ngày Âm lịch, ai sinh vào những ngày dưới đây được xem là có số may mắn.

Ngày đầu cả nước vận hành chính quyền 2 cấp

Ngày đầu cả nước vận hành chính quyền 2 cấp

Thời sự - 6 giờ trước

GĐXH - Từ hôm nay (1/7/2025), bộ máy chính quyền địa phương cả nước chính thức bước sang giai đoạn mới - chính quyền địa phương 2 cấp.

Khởi tố vụ án nam sinh lén chụp ảnh đề Toán thi tốt nghiệp THPT rồi giải bằng AI

Khởi tố vụ án nam sinh lén chụp ảnh đề Toán thi tốt nghiệp THPT rồi giải bằng AI

Pháp luật - 7 giờ trước

Thí sinh N.V.K lén mang điện thoại vào phòng thi rồi chụp ảnh một phần đề môn Toán và đăng tải lên ứng dụng StudyX để giải, K còn chụp ảnh, đăng tải đề Hoá, Lý.

Top