Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nghiệt ngã cụ bà 88 tuổi mưu sinh dưới cột điện thủ đô

Thứ ba, 08:48 23/03/2010 | Xã hội

Phố Bảo Khánh (Hà Nội), nằm khuất giữa nhà cao cửa rộng với người xe sang trọng đi lại tấp nập, dưới cột đèn điện, 30 năm nay một cụ già đã 88 tuổi ngày đêm lặng lẽ mưu sinh để kiếm tiền nuôi mình và những người con tật nguyền.

 
Ngay dưới chân giữa hai cây cột điện là hình ảnh một cụ bà tóc bạc phơ ngồi thu lu bên quán nước vỉa hè của mình. Những chiếc xe hơi sang trọng đậu dưới đường che khuất, cụ bà chìm lấp mất nên người đi đường ít ai để ý khiến cái quán của cụ ít khi nào có khách. Gọi là quán cho sang chứ thực ra chỉ là một cái mẹt với vài bao thuốc lá, mấy gói hướng dương, vài chai nước, hai phong kẹo lạc, và nước chè…
 
Thấy có tiếng người, cụ nghiêng tai lắng nghe rồi nhờ một bà lão cũng đang ngồi góp chuyện lấy ghế cho khách. Khi tôi ngỏ ý xin chén nước thì bà lão đang ngồi đó cầm ca nước rót giúp rồi phân bua: “Bà ấy bị mù, chẳng nhìn thấy đâu”. Bà cụ chủ quán nghe vậy cũng cười móm mém giải thích: “nếu không có ai nhờ, nhiều khi khách phải tự rót chứ tay tôi lóng ngóng thường rót ra ngoài. Nghe tiếng thôi chứ cũng chẳng hình dung ra mặt mũi cô thế nào đâu”.
 
Gần 30 năm mưu sinh ở cột điện
 
Cụ Nguyễn Thị Yến, ngồi bán nước ở đây đã gần 30 năm. Bao nhiêu năm nay, cái quán của cụ cũng chỉ lèo tèo thế vì không có tiền để mua thêm nhiều mặt hàng. Vốn sinh ra ở Hà Nội, cả cuộc đời, cụ chưa một ngày hạnh phúc. Mẹ bị mù chết sớm, bố đi bước nữa nên cụ phải sống với ông bà ngoại. Nhưng chỉ được một thời gian thì ông bà ngoại mất nên cụ phải đi ở đợ cho nhà người. Năm 20 tuổi cụ lấy chồng và sinh được bốn người con. Chồng là thợ may lương không cao nhưng tằn tiện cũng lo được cho gia đình sống một cách đạm bạc để cụ ở nhà chăm sóc cho các con. Nhưng rồi bất hạnh ập xuống khi người con gái duy nhất của cụ đột nhiên đổ bệnh, chân ngày càng teo đi rồi bị liệt. Một mình chồng vừa lo cho gia đình, vừa kiếm tiền chữa bệnh cho con không đủ nên cụ phải lao vào đời kiếm sống. Lúc đầu cụ bán xôi ở chợ Đồng Xuân, rồi quay sang bán cháo dạo, bán hoa quả để kiếm tiền chữa bệnh cho con. Rồi chồng mất, chỗ dựa tinh thần và là trụ cột gia đình không còn nữa khiến cụ suy sụp. Sức khoẻ ngày càng yếu dần, không còn rong ruổi khắp các phố phường bán dạo được, cụ đành ra đầu phố Bảo Khánh, mở một quán trà vỉa hè ngay dưới chân cây cột điện để mưu sinh.
 
Cụ Yến ngày ngày vẫn lặng lẽ mưu sinh bên cây cột điện.

Trước đây nhà ở phố Bảo Khánh nên cụ mới chọn chỗ này bán hàng. Bây giờ, cụ đã chuyển ra sống ở ngoài đê sông Hồng chỗ đường Hồng Hà. Khi tôi hỏi tại sao cụ lại chuyển ra đó thì những giọt nước mắt lăn dài trên gương mặt nhăn nheo. Cụ gục mặt xuống hai cánh tay đầy đồi mồi cho qua cơn xúc động rồi mới ngẩng lên lau nước mắt và kể. Khi chồng mất không được bao lâu thì các con nhảy vào tranh giành ngôi nhà tập thể mà cả gia đình đang sống. Không chịu nổi cảnh các con hàng ngày cãi vã giận ghét nhau, cụ đành bán nhà, cho mỗi đứa một ít rồi cùng người con trai út và cô con gái bại liệt lại bị tim bẩm sinh ra thuê nhà ở ngoài bãi ven sông Hồng.

Chuyển ra bãi ở rồi nhưng cụ vẫn coi chân cây cột điện ở phố Bảo Khánh là chốn mưu sinh của mình. Hàng ngày, cụ lò dò đi bộ từ nhà ra đầu đê rồi nhờ người dắt ra chỗ bán hàng, chiều lại nhờ người dắt ra đầu đê và đi bộ về nhà. Hôm nào mệt quá, không đi bộ nổi cụ mới đi xe ôm. Nhiều khi không có tiền, phải nợ lại, chiều bán được tiền mới trả hoặc phải nợ lại mấy ngày sau. Người chở xe ôm thương bà nên cũng chẳng nề hà gì. Rồi bất hạnh ập xuống khi đôi mắt của cụ ngày càng mờ dần và không nhìn thấy gì nữa. Gần 20 năm nay, cụ sống trong bóng tối nhưng vẫn chưa một ngày vắng bóng dưới chân cây cột điện ở phố Bảo Khánh. Sáng nào cũng thế, 6 giờ cụ có mặt, 11 giờ đêm mới dọn hàng, cóp nhặt từng đồng bạc lẻ để lo cho người con bị bệnh.

Đời buồn, chỉ muốn nói chuyện vui

Khi kể chuyện về gia cảnh mình, cụ liên tục cúi xuống lau nước mắt. Rồi quay sang bà lão vẫn ngồi bên cạnh, bà cụ cười móm mém dù trên gương mặt nhăn nheo vẫn còn vương những vệt nước mắt: “Chả hiểu sao tôi nhiều nước mắt thế bà ạ”. Quay sang tôi, cụ bảo: “Thôi đừng nói chuyện buồn, đời buồn nên chỉ muốn nói chuyện vui thôi”. Quả thật, câu chuyện gia đình của bà cụ đúng hoạ vô đơn chí. Ngoài người con gái bị liệt nằm một chỗ bao nhiêu năm nay thì người con cả, vốn làm ăn được, là niềm hy vọng của cụ nhưng lại bị ung thư chết để lại vợ và hai đứa con thơ. Bản thân cô con dâu cả cũng bị bệnh tim nặng. Người con thứ hai vốn là công nhân nhà máy nước nhưng trong một lần đang làm thì không may bị ống nước đè gãy chân, trở nên tàn phế. Con trai út trước cũng đi làm nhưng giờ lại bị thất nghiệp, ở nhà trông chờ vào đồng lương của vợ là công nhân vệ sinh nhà máy nước. Hàng tháng, bà phải vừa kiếm đủ tiền nuôi mình, vừa phải phụ giúp thêm con trai trả tiền nhà và lo cho cô con gái.

Muốn nói chuyện vui, cụ Yến chuyển qua giọng lạc quan: “Cũng may, tôi và con gái được Nhà nước trợ cấp cho hàng tháng 300 ngàn nên đủ góp tiền nhà với thằng con”. Khi được hỏi cụ đã chuẩn bị gì cho hậu sự của mình, cụ bảo: “Nghe nói những người già nghèo khổ như chúng tôi chết sẽ được Nhà nước cho không cái quan tài”. Đấy, tôi chỉ thích nói những chuyện vui như thế. Rồi nụ cười bừng lên trên gương mặt cụ dù đôi mắt đã không còn khả năng để biểu đạt niềm vui. Nghe cụ nói, không chỉ tôi mà người khách vừa ghé lại uống nước cũng thấy ngậm ngùi chua xót. Khi đứng lên trả tiền nước, người khách biếu cụ thêm 100 ngàn. Đưa bàn tay xương xẩu ra nhận, cụ Yến rưng rưng: vậy là có thể trả tiền nợ xe ôm ba hôm nay rồi. Mấy hôm, cái lưng đau nhức, không thể đi bộ được.

Nghe cụ nói tôi càng xót xa và rùng mình nghĩ tới câu thành ngữ: Rét tháng ba, bà già chết cóng. Tháng ba sắp về, thân già mong manh biết chống chọi nổi với mấy cơn gió lạnh buốt da người?
 
 
Theo Sài Gòn Tiếp Thị
kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Một học sinh lớp 6 rơi lầu chung cư sau tin nhắn “con tự tử”

Một học sinh lớp 6 rơi lầu chung cư sau tin nhắn “con tự tử”

Xã hội - 1 giờ trước

Ngày 7-5, lãnh đạo phường Hòa Thọ Đông (quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) xác nhận vừa có vụ việc học sinh lớp 6 rơi lầu trên địa bàn.

Kênh mương Kẻ Khế ở Hà Nội tràn ngập rác, nguồn nước đen kịt tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh

Kênh mương Kẻ Khế ở Hà Nội tràn ngập rác, nguồn nước đen kịt tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Dự án cống hóa mương Kẻ Khế chảy qua phường Đội Cấn và Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội dù đã được phê duyệt từ năm 2008 nhưng đến nay vẫn "án binh bất động", trở thành nơi tập kết rác thải sinh hoạt, nguồn nước đục ngầu gây ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nguy cơ bệnh tật.

Sau cú điện thoại, người phụ nữ cao tuổi mất 15 tỷ đồng

Sau cú điện thoại, người phụ nữ cao tuổi mất 15 tỷ đồng

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Nhận cuộc gọi từ người tự xưng là công an, bà P bị đưa vào “bẫy” và mất 15 tỷ đồng.

Bảng lương của giáo viên có gì thay đổi từ ngày 1/7/2024?

Bảng lương của giáo viên có gì thay đổi từ ngày 1/7/2024?

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Theo chính sách cải cách tiền lương, bảng lương của giáo viên có sự thay đổi theo quy định. Vậy bảng lương của giáo viên thay đổi thế nào từ ngày 1/7/2024?

Chuyên gia nói gì về việc sổ đỏ có thể in mã QR trong thời gian tới?

Chuyên gia nói gì về việc sổ đỏ có thể in mã QR trong thời gian tới?

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, đề xuất in mã QR vào sổ đỏ là một xu thế tất yếu của chuyển đổi số và phù hợp với công nghệ 4.0. Từ đó, giúp giải quyết được nhiều vấn đề trong công tác quản lý đất đai của cơ quan Nhà nước.

Đổi vỏ sữa lấy sen đá: Cách giới trẻ lan tỏa lối sống xanh

Đổi vỏ sữa lấy sen đá: Cách giới trẻ lan tỏa lối sống xanh

Xã hội - 4 giờ trước

GĐXH - "Đổi chai nhựa, vỏ sữa lấy sen đá" là hoạt động thường niên được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức người dân về thói quen phân loại rác tại nguồn, hạn chế rác thải ra môi trường.

 Hà Nội đẹp ngỡ ngàng mùa hoa bằng lăng tím

Hà Nội đẹp ngỡ ngàng mùa hoa bằng lăng tím

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Những ngày này, phố phường Hà Nội lại khoác lên mình sắc tím mộng mơ khi hoa bằng lăng nở rộ. Màu hoa tím dưới nắng đầu mùa phủ khắp nhiều tuyến phố tạo nên vẻ đẹp lãng mạn, thơ mộng.

Lịch cắt điện Hải Dương tuần này (từ 6 - 12/5/2024): Nắng nóng quay trở lại, hàng loạt khu dân cư nằm trong danh sách mất điện

Lịch cắt điện Hải Dương tuần này (từ 6 - 12/5/2024): Nắng nóng quay trở lại, hàng loạt khu dân cư nằm trong danh sách mất điện

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Theo lịch cắt điện của Công ty Điện lực Hải Dương, tuần này một số khu vực mất điện liên tục gồm có: TP. Hải Dương, Chí Linh, Thị xã Kinh Môn, huyện Bình Giang, Ninh Giang, Cẩm Giàng, Kim Thành…

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 7/5/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 7/5/2024

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Ba ngày 7/5/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

5 công việc cực kỳ nguy hiểm nhưng lại có mức lương rất cao

5 công việc cực kỳ nguy hiểm nhưng lại có mức lương rất cao

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Với tính chất nguy hiểm, nhưng có một số ngành nghề vẫn được ưa chuộng và có số lượng ứng viên đăng ký ứng tuyển cao.

Top