Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ngư dân miền Trung quyết bám biển chủ quyền

Thứ tư, 09:12 14/05/2014 | Xã hội

GiadinhNet - “Chuyến đi biển lần này, ngoài công việc đánh bắt hải sản, sản xuất trên biển, anh em chúng tôi còn góp phần bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc”. Đó là lời tâm sự của đa số ngư dân miền Trung trước giờ xuất phát tiến ra vùng biển Hoàng Sa.

Ngư dân miền Trung quyết bám biển chủ quyền 1

Ông Trương Công Chơi (bên phải) cùng các ngư dân khác đang chuẩn bị nhiên liệu, thực phẩm…để ra khơi.

 
Thẳng tiến ra biển

Giữa trưa nắng như đổ lửa, ông Trương Công Chơi (50 tuổi, trú phường Xuân Hà, quận Thanh Khê, Đà Nẵng - thuyền trưởng tàu ĐNa 90499 TS) cùng hàng chục ngư dân khác đang hối hả chuẩn bị những dụng cụ, nhu yếu phẩm cần thiết cho lên tàu để bắt đầu một chuyến đi biển mới. Ông Chơi cho biết, khi nghe tin Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, ông cùng hàng trăm ngư dân khác đều phẫn nộ. Mặc dù mới đi biển về nhưng nhiều tàu của ngư dân lại nhanh chóng chuẩn bị nhiên liệu, thực phẩm để tiến ra vùng biển Hoàng Sa đánh bắt hải sản, góp phần bảo vệ chủ quyền.

“Mấy hôm nay ở trong bờ nghe tin tình hình ngoài đó căng thẳng quá, anh em ngư dân chúng tôi cũng cảm thấy “sôi máu”. Ngư trường Hoàng Sa, chúng tôi đánh bắt hải sản từ bao đời nay, bỗng dưng Trung Quốc xâm phạm vô lý. Với thâm niên 25 năm đi biển nhưng lần đi này, trong tôi có một cảm xúc thật đặc biệt. Tôi ra biển với tâm thế vì nhân dân mình, vì chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Vì thế, anh em chúng tôi sẽ góp phần cùng với các lực lượng khác quyết bảo vệ chủ quyền”, ông Chơi tâm sự.

Cũng như ông Chơi, những ngày này, tại Âu thuyền Thọ Quang (quận Sơn Trà, Đà Nẵng) - nơi neo đậu hàng trăm, hàng ngàn tàu thuyền của ngư dân miền Trung - không khí chuẩn bị cho những chuyến ra khơi đánh bắt hải sản sôi động hơn bao giờ hết. Loay hoay chuẩn bị từng khuôn đá lạnh chất dưới boong tàu, anh Nguyễn Văn Lời (quê Quảng Bình, chủ tàu QB 92936) cho biết, tàu câu mực của anh vừa mới vào đất liền. Lẽ ra sẽ nghỉ khoảng 1-2 tuần nhưng khi nghe tin tình hình ngoài khơi, anh Lời cùng hàng chục lao động khác quyết định đi biển sớm để cùng các ngư dân bảo vệ chủ quyền.

“Một số tàu đã xuất phát ra biển trước tàu tôi rồi. Tôi chuẩn bị xong nhiên liệu, thực phẩm sẽ xuất phát ngay. Biết chuyến đi này nguy hiểm nhưng anh em chúng tôi không ai sợ cả. Ra ngoài đó, anh em chúng tôi quây quần lại thành một tổ để cùng nhau đánh bắt hải sản và cùng nhau bảo vệ chủ quyền”, anh Lời cho biết.
 
Ngư dân miền Trung quyết bám biển chủ quyền 2

Ngư dân Dương Trường Tàu: “Dù khó khăn, vất vả tới đâu, anh em ngư dân chúng tôi vẫn bám biển để lá cờ Tổ quốc vẫn tung bay trên vùng biển Việt Nam, khẳng định chủ quyền”.


Ngồi trên mạn tàu, ngư dân Dương Trường Tàu (38 tuổi, trú phường An Hải Tây, quận Sơn Trà, Đà Nẵng, đi bạn tàu ĐNa 90295 TS) rít một hơi thuốc dài, mắt nhìn xa xăm. “Đã bao lần chúng tôi đối đầu với tàu Trung Quốc và chống lại sự hung hăng của họ. Có những lúc cái chết cận kề, nhưng anh em chúng tôi vẫn không sợ. Mình mà chùn bước là họ càng lấn tới nên dù khó khăn, vất vả tới đâu, anh em ngư dân chúng tôi vẫn bám biển để lá cờ Tổ quốc vẫn tung bay trên vùng biển Việt Nam, khẳng định chủ quyền của Tổ quốc”, ngư dân Dương Trường Tàu nói.
 
Ngư dân yên tâm bám biển

Để ngư dân yên tâm ra khơi, bám biển, nhiều ngày qua, Hội Nghề cá Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung đã làm việc với các cơ quan chức năng đề nghị hỗ trợ tối đa về mặt an ninh để bảo vệ ngư dân đánh bắt hải sản ở vùng biển Hoàng Sa. Mặt khác, tổ chức tuyên truyền, động viên ngư dân yên tâm bám biển, giữ vững chủ quyền.
 
Ngư dân miền Trung quyết bám biển chủ quyền 3

Tàu của ngư dân miền Trung tiến ra vùng biển Hoàng Sa. Ảnh Đức Hoàng


“Chúng tôi được các ngành chức năng động viên bám biển trong tình hình phức tạp như hiện nay. Nhưng tự bản thân tôi và hàng trăm, hàng ngàn ngư dân khác đều xem vùng biển Hoàng Sa là nhà, là nguồn sống của mình. Đời tôi, rồi con cháu tôi và nhiều ngư dân khác nữa sẽ vẫn mãi bám biển, đánh bắt hải sản và khẳng định chủ quyền Tổ quốc giữa trùng khơi”, ngư dân Trương Công Chơi nói.

Ông Nguyễn Văn Trung - Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư Việt Nam cho biết, hiện nay đang vào vụ đánh bắt hải sản chính nên lực lượng Kiểm ngư sẽ bảo vệ cho ngư dân sản xuất trên biển, nhất là vùng biển Hoàng Sa. Vì thế, bà con ngư dân yên tâm sản xuất trên biển. Ông Trung khuyến cáo bà con ngư dân khi đi sản xuất trên biển thì nên đi theo các tổ, đội. Khi có sự cố ảnh hưởng đến việc sản xuất trên biển thì ngư dân thông báo ngay cho cơ quan chức năng, trong đó có lực lượng Kiểm ngư. Riêng đường dây nóng của Kiểm ngư tiếp nhận thông tin, sự cố trên biển 24/24 giờ theo số điện thoại: 0462737323. Ngoài ra, ngư dân có thể liên lạc với số điện thoại các đài thông tin duyên hải khi gặp sự cố.
 
Ánh Dương
 
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Trách nhiệm pháp lý vụ sập tường khu vui chơi khiến 3 cháu bé tử vong thương tâm

Trách nhiệm pháp lý vụ sập tường khu vui chơi khiến 3 cháu bé tử vong thương tâm

Pháp luật - 19 phút trước

GĐXH - Trong cơn mưa xối xả, bức tường của khu vui chơi tự phát tại nhà một hộ dân bất ngờ đổ sập, vĩnh viễn cướp đi sinh mạng của 3 cháu bé vô tội trước mắt người thân.

Hiếp dâm con riêng của vợ, cha dượng lãnh 15 năm tù

Hiếp dâm con riêng của vợ, cha dượng lãnh 15 năm tù

Pháp luật - 30 phút trước

Trong khoảng thời gian từ tháng 10-2021 đến ngày 2-3-2022, cha dượng đã nhiều lần hiếp dâm con riêng của vợ

Hiện trường vụ tai nạn liên hoàn giữa xe khách, xe tải và container khiến 10 người bị thương

Hiện trường vụ tai nạn liên hoàn giữa xe khách, xe tải và container khiến 10 người bị thương

Thời sự - 1 giờ trước

Vào khoảng 13h ngày 13-5, trên đường ĐT 741, đoạn qua tổ 7 ấp Minh Hòa, xã Tân Tiến, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước, đã xảy ra vụ tai nạn liên hoàn giữa xe khách với xe tải và xe container...

Bỏ lương cơ sở, lương hưu được tính như thế nào sau cải cách tiền lương?

Bỏ lương cơ sở, lương hưu được tính như thế nào sau cải cách tiền lương?

Đời sống - 1 giờ trước

Từ ngày 1/7/2024, việc bãi bỏ lương cơ sở đã mở đường cho một cơ chế mới trong việc xác định mức hưởng lương hưu. Vậy mức lương hưu được tính thế nào?

Mất hàng trăm triệu đồng khi đăng ký học hè cho con trên mạng

Mất hàng trăm triệu đồng khi đăng ký học hè cho con trên mạng

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Đăng ký lớp học hè cho con trên mạng xã hội, người phụ nữ ở Nghệ An đã bị các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng.

Danh tính lái xe taxi nghi 'chặt chém' du khách nước ngoài ở Hà Nội

Danh tính lái xe taxi nghi 'chặt chém' du khách nước ngoài ở Hà Nội

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Nam tài xế taxi 34 tuổi đã trình diện, làm việc với Công an quận Hoàn Kiếm sau khi bị hai khách du lịch nước ngoài tố 'chặt chém' khi di chuyển quãng đường dài chưa đầy 200m ở phố cổ Hà Nội.

Gây án giết người vì nghi bị nói xấu

Gây án giết người vì nghi bị nói xấu

Pháp luật - 2 giờ trước

Chiều 12/5, Công an tỉnh Tiền Giang đang tạm giữ Nguyễn Minh Dũng (SN 1993, ngụ phường 1, TP Gò Công) để điều tra về hành vi giết người.

Trường chuyên Ngoại ngữ tăng học phí, công bố tỉ lệ chọi vào lớp 10

Trường chuyên Ngoại ngữ tăng học phí, công bố tỉ lệ chọi vào lớp 10

Giáo dục - 3 giờ trước

Theo thông báo của trường, học phí lớp 10 trường chuyên Ngoại ngữ năm tới là 1,3-1,97 triệu đồng một tháng, tăng gấp 4 lần so với mức học phí trước đây.

Cháu bé 6 tuổi mất tích lúc đi gửi trẻ, chỉ tìm thấy chiếc dép sát biển

Cháu bé 6 tuổi mất tích lúc đi gửi trẻ, chỉ tìm thấy chiếc dép sát biển

Thời sự - 4 giờ trước

Lực lượng chức năng huyện Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế) đang tìm kiếm cháu bé 6 tuổi mất tích.

Hậu Giang đề xuất mức hỗ trợ hằng tháng đối với lực lượng an ninh, trật tự cơ sở

Hậu Giang đề xuất mức hỗ trợ hằng tháng đối với lực lượng an ninh, trật tự cơ sở

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Công an tỉnh Hậu Giang đang tổ chức lấy ý kiến từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân cho dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh liên quan tới tiêu chí thành lập, chính sách hỗ trợ đối với lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở.

Top