Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người “cầm cương” rối nước Bình Phú

Chủ nhật, 08:10 06/09/2009 | Xã hội

Giadinh.net - Rối nước Bình Phú (Quốc Oai, Hà Nội) nổi danh từ lâu như một bộ môn nghệ thuật truyền thống lâu đời ở một miền quê đồng bằng Bắc bộ.

Xuất hiện từ một miền quê dân dã, bộ môn nghệ thuật truyền thống ở đây từ thuở sơ khai đã mang đậm tư chất, hồn quê của người nông dân Việt. Ông Nguyễn Hữu Đoàn (67 tuổi) là một trong những người còn nắm rõ những tinh túy và chính là người “cầm cương” rối nước Phú Bình hiện nay.
 
Gốc tích nghề và người
 

Ông Đoàn giới thiệu các con rối.


Tương truyền, rối nước Bình Phú đã ra đời từ thế kỷ XI từ thời Lý. Và do sư thầy Từ Đạo Hạnh trụ trì chùa Thầy, phủ Quốc Oai gần đó truyền dạy. Sư thầy đi hành đạo qua các miền quê, nhưng khi đến đây, thấy quê này có truyền thống văn võ, nhà sư cảm phục nên quyết ở lại dạy cho bà con bộ môn nghệ thuật này. Bình Phú cũng là vùng quê đã sản sinh ra một vị tướng tài ba, thao lược tên là Đào Khang đã từng theo Hai Bà Trưng đánh quân Hán từ năm 40 sau công nguyên. Sau này, nhân dân ở đây đã tôn ông lên làm Thành Hoàng làng. Nay ở làng có đền thờ ông...

Người kể lại gốc tích đó cho tôi chính là trưởng phường rối Bình Phú hiện nay, ông Nguyễn Hữu Đoàn, 67 tuổi. Người đàn ông có thâm niên 17 năm làm trưởng phường rối quê nhà hẳn là hiểu hơn ai hết gốc tích bộ môn nghệ thuật của làng. “Rối nước ra đời từ thế kỷ XI ở đất này. Nó tồn tại và phát triển đến thế kỷ thứ XVI thì được nhân dân xây nhà thuỷ đình để diễn rối ở đây.
 
Nếu không diễn thì thử hỏi xây để làm gì nhỉ? Sau này đến năm 1992 thì xã cho xây lại nhà thủy đình mới, lại cũng chỉ diễn rối chứ còn làm gì nữa? Nghĩa là bộ môn này theo thời gian không mất đi được, truyền từ đời này sang đời khác, cho đến mai sau... Xã Bình Phú thì rộng vậy, nhưng sư thầy họ Từ lại chỉ truyền nghề cho thôn Phú Hoà, (quen gọi là làng Ra – “ra quân” ấy mà) chúng tôi thôi.
 
Làng Ra đến nay ngoài các họ phụ ít người, vẫn có mấy họ Nguyễn chính là: Nguyễn Hữu, Nguyễn Văn, Nguyễn Khắc... Cùng Nguyễn cả đấy, nhưng khi họp làng, bàn đến rối nước là tranh luận, cãi nhau về nghề đến mất mặn mất nhạt, bất đồng quan điểm, tức nhau đến nỗi về nhà cơm ăn không ngon, vợ con trách móc, cũng chỉ vì phường rối của làng cả thôi. Nhiều lúc cảm tưởng sẽ tan nghề mất. Nhưng, nghĩ tan mà lại không thể tan được. Nghề đã thấm vào máu, nên sau đó, ai cũng lại quên giận làm lành để cùng tập, cùng diễn rối. Thiếu rối là thiếu mất một điều gì đấy linh thiêng trong đời sống thường ngày của mỗi người dân”-ông Đoàn nói.

Cũng theo ông Đoàn thì nghệ sĩ phường rối của làng cũng “toàn là dân quê một cục”. Nói như thế không phải ai cũng được chọn vào trong phường, mặc dù tất cả mọi người đều có thể diễn rối. Khi hội về, thì từ trẻ con 5- 7 tuổi đến ông già 70- 80 đều là nghệ sĩ, họ chăm lo khuân khiêng đạo cụ, dựng phông màn... vui như làm việc nhà. Nhưng diễn viên chính của phường rối Bình Phú chỉ có 22 người. Hai mươi hai con người này, ngày nào cũng phải lo kiếm cơm gạo cho gia đình, họ là thợ xây, thợ mộc, bươn bả làm việc ở trong làng, trong xã, cũng nhiều người làm các nơi xa. Nhưng khi đã được “triệu tập” cho một chuyến, một đợt diễn thì dù bận mấy, công việc có thu nhập cao mấy, họ cũng sẵn sàng về tập diễn đã.

“Chỉ là những anh nông dân làm nghệ thuật thôi, nhưng các thành viên trong phường tôi họ tài hoa lắm đấy nhé! Họ đủ các lứa tuổi, từ chàng trai 20 đến  đến các bô lão 70- 80 nhưng họ rất khéo tay, tinh trí. Tất cả những con rối của phường, dù theo khuôn mẫu nào, các nghệ sĩ làng cũng tự làm lấy hết. Nghề thợ mộc vận dụng vào đây khá đắc địa. Chúng tôi còn làm rối cho các nơi, làm để bán nữa chứ... Còn bản thân tôi thì lại càng không có việc gì hơn ngoài chăm lo cho việc rối. Xuất thân từ một anh giáo quèn. Tôi bỏ về quê sau mươi năm bục phấn. Từ bấy, chỉ  còn mỗi việc trưởng phường rối khiến tôi phải quan tâm. May là con cái tôi nay cũng đã phương trưởng, có nhà cửa, vợ con đàng hoàng. Nhiều hôm đi bàn việc rối về đến nhà bực giận đến không ăn được cơm, vợ con trách cứ “sao ông ôm việc vào người làm gì cho khổ”, nhưng có dứt được việc đâu”- ông Đoàn tâm sự.

Những vòng quay vinh hiển
 

Ông Đoàn (phải) và anh Vệ - Phó Bí thư Đảng ủy xã


Ông Nguyễn Hữu Đoàn giải thích cho tôi hay về nét độc đáo riêng của bộ môn rối nước ở đây. Theo ông thì rối nước Bình Phú có những đặc tính chung như rối nước truyền thống, biểu thị đời sống người nông dân Việt. Từ trong cốt cách, nó thể hiện đời sống hàng ngày của người nông dân trong lao động sản xuất, gồm những tiết mục thể hiện công việc cầy bừa, cấy hái, hoặc vui chơi, giải trí như: đấu vật, đu tiên, đu cây. Rối nước Bình Phú có nét riêng khác với các rối nước nơi khác.

 Xuất phát điểm đây là đất võ, nên tự thuở sơ khai, sư thầy Từ Đạo Hạnh đã tạo ra nét rối khác độc đáo. Vào tiết mục, rối nước ở đây dùng ông tướng Loa giới thiệu- không như rối nước thông thường là dùng chú Tễu, sau đó mới đến tiết mục mời trầu theo phong cách Á Đông. Rối nước vùng đất võ này, trong các tiết mục có dùng ngựa giao chiến, thêm những chú ngựa lửa đầy dũng khí. Rối nước Bình Phú đây bao giờ cũng có trò “Rước Tượng dời kiệu” thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, vọng bái đến vị sư tổ nghề rối. Rối đây khác nơi khác là tỷ lệ dây máy chiếm tới 70% trò diễn, chỉ còn 30% trò sào chỉ dùng ở những nơi gần cửa mành...

Trước đây, người đứng đầu phường rối gọi là “trùm”. Sau hoà bình năm 1954, gọi là trưởng phường. Đã có những cụ trưởng phường là nghệ nhân giỏi của địa phương như các cụ: Nguyễn Hữu Lượng, Nguyễn Khắc Đường, Nguyễn Văn Hồng, Nguyễn Hữu Cơ... Trước đây, rối Bình Phú diễn chỉ ở hồ thủy đình, nay được sự quan tâm của Nhà nước, của Bộ VH-TT (nay là Bộ VH,TT&DL) thông qua các loại qũy như Qũy văn hoá Việt Nam- Thụy Điển, Quỹ Ford (Mỹ) tài trợ để rối nước Bình Phú đào tạo được diễn viên, tài trợ để làm nhà thủy đình di động. Do vậy, rối Bình Phú trước thuần diễn ở ao hồ, nay đã có thể diễn khắp mọi địa hình. Phường rối này vì thế cũng đã đi diễn khắp các tỉnh thành trong nước, diễn được ở bồn nước to, diễn trên tầng 2 của nhà, diễn trên vùng núi cao Hà Giang, diễn trong cố đô Huế, Đà Nẵng, đã từng diễn phục vụ Đại hội Đảng lần thứ IV năm 1976.

Ông Hữu Đoàn cũng đã không ít lần dẫn phường rối quê mình đi biểu diễn ở nước ngoài. Tháng 3/1999, 17 nghệ nhân rối Bình Phú đã sang Đài Loan diễn; năm 2002, phường rối này lại sang biểu diễn ở Italia. Các đạo cụ, con rối ở đây do các nghệ nhân làng chế tác từng được trưng bày tại Hà Nội nhân kỷ niệm 990 năm Thăng Long- Hà Nội, từng đưa sang triển lãm giới thiệu nét văn hoá Việt ở nhiều nước khác như: Áo, Singapore, Mỹ.
 

Nhà thủy đình ở làng.


Ông Đoàn không ngần ngại bới tung cả những hòm xiểng bảo quản con rối cho tôi xem, vì cũng mấy khi có khách đến tìm hiểu về bộ môn nghệ thuật độc đáo của làng. Cũng như bao nhiêu lần các đoàn khách du lịch về làng, ông đã cùng các nghệ sĩ làng bận rộn phục vụ cho họ thưởng thức. Cao hứng, ông còn đọc cho tôi nghe những vần thơ đẹp do dân làng truyền tụng về nghề rối: “Khách xem như thấy xa gần đâu đây/Tâm linh hiện thực giãi bày/ Mùi thơm của đất, cỏ cây ngàn đời”.
 
Kiều Tuấn
kimngan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Những khuyến cáo đối với người dân vào trung tâm TP.HCM xem pháo hoa tối 30/4

Những khuyến cáo đối với người dân vào trung tâm TP.HCM xem pháo hoa tối 30/4

Xã hội - 2 giờ trước

Nhiều tuyến đường trung tâm TP.HCM sẽ bị hạn chế, phân luồng và cấm xe nhằm phục vụ chương trình bắn pháo hoa trong tối nay (30/4). Do đó, Phòng Cảnh sát giao thông - Công an TP.HCM vừa đưa ra một số khuyến cáo đề nghị người dân.

Đi trên đường, người phụ nữ bị sét đánh tử vong

Đi trên đường, người phụ nữ bị sét đánh tử vong

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Đang đi trên đường, người phụ nữ ở Thừa Thiên Huế bị sét đánh trúng vào người rồi tử vong.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 30/4/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 30/4/2024

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Ba ngày 30/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Vụ truy sát trong đêm và phát súng giữa đèo (P cuối): Cuộc truy đuổi dọc đất nước

Vụ truy sát trong đêm và phát súng giữa đèo (P cuối): Cuộc truy đuổi dọc đất nước

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Qua khai thác chủ nhân chiếc xe ô tô màu đỏ đã xuất hiện tại nơi anh H bị sát hại vào tối 6/4/2017, Công an tỉnh Nam Định thấy nổi lên đối tượng Nguyễn Hoàng Linh (SN 1987, trú tại Nam Định). Linh là kẻ có tiền án cùng nhiều mối quan hệ xã hội rất phức tạp. Sau khi anh H tử vong, Linh cũng "biến mất" khỏi Nam Định.

Nhận biết 3 mối đe dọa khiến bạn đuối nước khi tắm biển

Nhận biết 3 mối đe dọa khiến bạn đuối nước khi tắm biển

Đời sống - 4 giờ trước

Tắm biển khác xa với bể bơi, hay khi tắm sông. Đó là bởi sóng và các dòng chảy có thể khiến bạn dễ mất sức, dẫn tới đuối nước, hoặc bị cuốn ra xa bờ.

Những tình huống gây ùn ứ trên cao tốc dịp nghỉ lễ

Những tình huống gây ùn ứ trên cao tốc dịp nghỉ lễ

Xã hội - 5 giờ trước

Đôi khi ùn tắc trên cao tốc dịp nghỉ lễ không phải do tai nạn giao thông, lưu lượng phương tiện gia tăng mà lại từ nguyên nhân chủ quan của các tài xế.

TP.HCM yên bình, đẹp lạ thường dưới sắc cờ đỏ rực rỡ sáng 30/4

TP.HCM yên bình, đẹp lạ thường dưới sắc cờ đỏ rực rỡ sáng 30/4

Xã hội - 7 giờ trước

Từ đường phố lớn đến các con hẻm nhỏ ở TPHCM, cờ đỏ sao vàng rực rỡ hòa vào không khí kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Nhà vắng chủ cháy ngùn ngụt ở Hà Nội

Nhà vắng chủ cháy ngùn ngụt ở Hà Nội

Xã hội - 7 giờ trước

Sáng nay, một ngôi nhà cấp 4 nằm trong khu dân cư ở phường Xuân Đỉnh (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) bốc cháy ngùn ngụt.

Video: Khoảnh khắc hai xe khách va chạm kinh hoàng trong đêm khiến nhiều người thương vong

Video: Khoảnh khắc hai xe khách va chạm kinh hoàng trong đêm khiến nhiều người thương vong

Thời sự - 7 giờ trước

GĐXH - Hai xe khách di chuyển với tốc độ cao, dù đi qua nút giao nhưng không chú ý quan sát, không giảm tốc độ, hậu quả tai nạn thảm khốc đã xảy ra.

Hoài niệm về 'ngày non sông thống nhất'

Hoài niệm về 'ngày non sông thống nhất'

Xã hội - 7 giờ trước

Thủ đô Hà Nội trái tim của cả nước, những ngày tháng 4 của 49 năm về trước rực rỡ cờ hoa. Người dân Thủ đô vốn hân hoan náo nhiệt chào mừng thành công của kỳ bầu cử Quốc hội khóa V và Hội đồng nhân dân các cấp, lại càng thêm náo nức khi tin thắng trận liên tiếp báo về, để rồi vỡ òa trong cảm xúc vào trưa ngày 30/4/1975 “ngày non sông thống nhất”.

Top