Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nguồn nhân lực chất lượng cao: Cửa sổ đã mở

GiadinhNet - Nâng cao chất lượng dân số hay phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những nội dung đặc biệt quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam trong giai đoạn tới.

Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước ta cho việc hoạch định chiến lược phát triển giai đoạn 2011-2020.

Dân số Việt Nam đã mở ra “Cửa sổ dư lợi nhân khẩu học” hay thường gọi là "Cơ cấu dân số vàng" .Đây cũng là giai đoạn liên quan mật thiết đến chương trình Nâng cao chất lượng dân số -  Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của quốc gia. Cửa sổ cơ hội đã mở ra, vấn đề đặc biệt quan trọng là việc tận dụng hiệu quả được cơ hội này cho công cuộc phát triển kinh tế- xã hội hay để cơ hội trôi qua và không tận dụng được.  Kinh nghiệm của các quốc gia thành công trong việc tận dụng tốt cơ hội này là sớm có chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Nhìn ra thế giới

Tổng số dân của Việt Nam vào 0 giờ ngày 01/4/2009 là 85.789.573 người, như vậy, Việt Nam là nước đông dân thứ 3 ở Đông Nam Á (sau Indonesia và Philippine) và đứng thứ 13 trong số những nước đông dân nhất thế giới. Dân số trung bình năm 2009 là 86,025 triệu người.

Theo phân tích và nhận định của các nhà nhân khẩu học kinh tế trong và ngoài nước, cơ cấu dân số Việt nam đã bước vào giai đoạn "Cơ cấu dân số vàng" hay "Cửa số cơ hội dân số" hoặc "Dư lợi dân số".Cửa số cơ hội nhân khẩu học được mở ra cho một quốc gia là giai đoạn khi tỷ trọng trẻ em dưới 15 tuổi ít hơn 30% và tỷ trọng người già từ 65 tuổi trở lên ít hơn 15% trong tổng dân số.

Theo đánh giá của những nhà nhân khẩu học trong và ngoài nước, cửa sổ cơ hội nhân khẩu học của Việt Nam đã mở ra từ 2005-2007 và sẽ chấm dứt vào những năm khoảng 2035 (khoảng 30 năm). Để  so sánh giữa cơ cấu dân số Việt Nam với một số nước ở Châu Á, để đồng nhất so sánh, chúng ta hãy xem xét thông qua số liệu phân tích và dự báo cơ cấu dân số của một số nước châu Á giai đoạn 1950-2050 do Liên Hợp Quốc công bố năm 2003.

Theo kết quả phân tích này, giai đoạn cơ cấu dân số vàng của một số nước khu vực châu Á như sau: Nhật Bản từ 1965 đến 2005, kéo dài 40 năm; Singapore từ 1980 đến 2020, sẽ kéo dài 40 năm; Hàn Quốc từ 1990 đến 2025, sẽ kéo dài 35 năm; Trung Quốc từ 1990 đến 2030, sẽ kéo dài 40 năm; Thái Lan từ 1995 đến 2030, sẽ kéo dài 35 năm; Việt Nam từ 2010 đến 2040, sẽ kéo dài 30 năm; Indonesia từ 2010 đến 2040, sẽ kéo dài 30 năm; Malaysia từ 2015 đến 2045, sẽ kéo dài 30 năm; Phillippine 2025 đến 2045, sẽ kéo dài 30 năm.

 Bài học kinh nghiệm cho thấy, trong số những nước trên, chỉ có Nhật Bản đã trải qua giai đoạn cơ cấu dư lợi nhân khẩu học và được coi như một bài học kinh nghiệm thành công trong việc tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng phục vụ cho việc phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Hai nước được gọi là những con rồng châu Á là Hàn Quốc và Singapore cũng được đánh giá là đã tận dụng tốt cơ hội dư lợi nhân khẩu học cho việc phát triển kinh tế-xã hội và cũng còn khoảng 10 năm nữa cửa sổ cơ hội nhân khẩu học sẽ đóng lại. Tiếp đến là hai nước Trung Quốc và Thái Lan đều bước vào giai đoạn cơ cấu dư lợi nhân khẩu học vào thập niên 90 và cũng mới được phân nửa thời gian sử dụng cơ cấu dân số vàng.

Thái Lan nếu tính về các chỉ số phát triển kinh tế-xã hội là tốt và cao hơn nhiều so với Việt Nam, nhưng gần đây, các nhà nhân khẩu học kinh tế Thái Lan đã khẳng khái khẳng định là đất nước của họ đã bỏ lỡ mất cơ hội nhân khẩu học vì đã không kịp thời sớm có chiến lược đầu tư phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Mặc dù giai đoạn cơ cấu dân số vàng của Thái Lan mới trải qua được 15 năm và còn một nửa thời gian nữa (kết thúc vào 2030). Việt Nam và Indonesia được đánh giá là hai nước bắt đầu giai đoạn cơ cấu dân số vàng và thời gian này sẽ chỉ kéo dài khoảng 30 năm.
 

Nâng cao tay nghề để đáp ứng yêu cầu của công việc. Ảnh: Chí Cường

Để có nguồn nhân lực chất lượng cao, có nhiều chỉ số để đánh giá vấn đề này, chúng ta điểm qua chỉ số tổng hợp chung nhất là Chỉ số phát triển con người (HDI). Đây cũng là chỉ tiêu mà Việt Nam đạt mức cao và hoàn thành mục tiêu trong Chiến lược dân số Việt Nam giai đoạn 2001-2010. Theo số liệu công bố trong báo cáo phát triển con người của các nước ASEAN, in trong niên giám thống kê tóm tắt năm 2009 của TCTK mới công bố. Chỉ số HDI của các nước ASEAN như sau: Brunây 0,919; Campuchia 0,575; Indonesia 0,726; Lào 0,608; Malaysia 0,823; Myanmar 0,585; Philipine 0,745; Thái Lan 0,786; Singapore 0,918; Việt Nam 0,718. Như vậy, mặc dù đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực này nhưng ngay trong khối ASEAN chỉ số HDI của chúng ta cũng chỉ cao hơn 3 nước là Lào, Campuchia và Myanmar. Cũng theo số liệu của TĐTDS 2009, tỷ lệ lao động được đào tạo có trình độ từ sơ cấp trở lên cũng chỉ đạt 14,9%. Sơ bộ những điều này cho thấy mặc dù đã đạt nhưng thành tích nhất định nhưng để nâng cao chất lượng dân số, phát triển được nguồn nhân lực chất lượng cao, tận dụng hiệu quả dự lợi nhân khẩu học, thì còn là một thách thức rất lớn đối với chương trình phát triển kinh tế-xã hội của nước ta trong giai đoạn tới.  

Theo kinh nghiệm của Nhật Bản và Hàn Quốc cho thấy đánh giá các điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội thì nếu tổng số là 10 phần thì cửa sổ cơ hội nhân khẩu học đem lại 3-4 phần thuận lợi.

Đối mặt thách thức

Chất lượng dân số cũng liên quan chặt chẽ với chất lượng cuộc sống. Trong tổng dân số của cả nước, có 25.374.262 người (chiếm 29,6% so với 23,5% vào năm 1999) cư trú ở khu vực thành thị và 60.415.311 người cư trú tại khu vực nông thôn. Trong thời kỳ 1999-2009, dân số thành thị tăng với tỷ lệ tăng bình quân năm là 3,4%/năm, trong khi ở khu vực nông thôn tỷ lệ tăng dân số chỉ có 0,4%/năm. Giữa hai cuộc Tổng điều tra 1999 và 2009, dân số cả nước đã tăng 9,47 triệu người. Trong đó 7,3 triệu người (chiếm 77%) tăng lên ở khu vực thành thị và khoảng 2,17 triệu người (chiếm 23%) tăng lên ở khu vực nông thôn. Đô thị hoá ở Việt Nam cũng có sự khác biệt lớn giữa các vùng. Đông Nam Bộ là vùng có mức độ đô thị hoá cao nhất và tốc độ đô thị hoá khá nhanh, dân số thành thị chiếm 57,1% (năm 1999 là 55,1%), vùng này có ba trung tâm đô thị lớn là thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu. Đồng bằng sông Hồng có mức đô thị hoá cũng tương đối cao với 29,2% dân số thành thị (năm 1999 là 21,1%), vùng có ba trung tâm đô thị lớn là Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh. Tỷ trọng dân số thành thị, nông thôn là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước (để trở thành một nước công nghiệp tỷ trọng dân số thành thị phải đạt trên 45%).

Trong gần hai thập kỷ qua, Việt Nam đã thực hiện thành công chương trình DS-KHHGĐ, mặc dù vậy trong thời gian qua chúng ta mới tập trung vào mục tiêu giảm sinh để giải quyết vấn đề qui mô dân số. Mục tiêu giảm sinh đã đạt được, nhưng để giải quyết vấn đề qui mô dân số cũng cần phải có một thời gian dài để khắc phục đà tăng dân số của nhiều năm trước đây. Một điều đặc biệt quan trọng trong giai đoạn tới theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội là phải nâng cao chất lượng dân số-phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong giai đoạn tới ở Việt Nam, trước mắt là giai đoạn 2011-2020.

Việt Nam đã mở ra những cơ hội nhưng cũng có nhiều thách thức, với nhiệm vụ là cơ quan chuyên ngành, hệ thống tổ chức DS-KHHGĐ cần đặc biệt chú trọng tham mưu cho chính quyền các cấp xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011- 2020.
 
Tháp tuổi dân số Việt Nam 2009
 
Tỷ trọng dân số đô thị của Việt Nam tăng trong giai đoạn vừa qua nhưng so với mục tiêu trở thành nước công nghiệp thì cũng còn một khoảng cách khá xa, nếu so sánh theo qui định thì trong 6 vùng của cả nước chỉ có vùng Đông Nam Bộ là đạt tiêu chí này. Việc phát triển đô thị, ngoài việc xây dựng hạ tầng cơ sở, cũng kèm việc xây dựng mạng lưới an sinh xã hội, lối sống văn hoá đô thị, . . . đấy cũng là những vấn đề thách thức rất lớn trong chương trình DS-SKSS/KHHGĐ Việt Nam trong giai đoạn tới.

TS. Nguyễn Quốc Anh (Tổng cục DS-KHHGĐ)

kieudiep
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn

Qua ứng dụng S-Health, bất ngờ trước những căn bệnh người già gặp phải (kỳ 2): Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi nói riêng trong thời đại công nghệ số 4.0

Qua ứng dụng S-Health, bất ngờ trước những căn bệnh người già gặp phải (kỳ 2): Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi nói riêng trong thời đại công nghệ số 4.0

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Thoái hóa đốt sống lưng tình trạng nặng có thể gây liệt nửa người, nhiều người bệnh rồi mà không biết rèn luyện thể lực, cũng không biết "Ứng dụng chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi (S-Health)" để được nhắc nhở, hướng dẫn, hay cấp cứu kịp thời.

Dùng thuốc trị động kinh khi mang thai, tăng nguy cơ trẻ mắc bệnh tự kỷ

Dùng thuốc trị động kinh khi mang thai, tăng nguy cơ trẻ mắc bệnh tự kỷ

Dân số và phát triển - 3 năm trước

Phụ nữ dùng thuốc trị động kinh acid valproic trong thời kỳ mang thai có nguy cơ sinh con mắc bệnh tự kỷ cao hơn gấp đôi, một nghiên cứu mới đây cho thấy.

Lộ sự thật về chứng "lên đỉnh" dồn dập ở chị em

Lộ sự thật về chứng "lên đỉnh" dồn dập ở chị em

Dân số và phát triển - 4 năm trước

Các nhà khoa học Harvard cuối cùng đã tìm ra nguyên nhân và chữa khỏi cho một số phụ nữ khổ sở bấy lâu nay vì cả trăm cơn "lên đỉnh" dồn dập mỗi ngày.

Tạo phôi thai chuột không cần trứng và tinh trùng

Tạo phôi thai chuột không cần trứng và tinh trùng

Dân số và phát triển - 4 năm trước

Các tế bào gốc này có khả năng tạo ra cả ba loại tế bào được tìm thấy trong phôi sớm.

Bao cao su đầu tiên được thiết kế để tiêu diệt virus HIV

Bao cao su đầu tiên được thiết kế để tiêu diệt virus HIV

Nghiên cứu - Trao đổi - 9 năm trước

Kết quả kiểm tra đã cho thấy bao cao su VivaGel có hiệu quả trong việc khử 99,9% virus HIV, herpes và các virus u nhú ở người.

Cho tương lai phát triển bền vững

Cho tương lai phát triển bền vững

Nghiên cứu - Trao đổi - 9 năm trước

GiadinhNet - Báo cáo số liệu Thanh niên Thế giới năm 2013 của Văn phòng Tham chiếu Dân số Hoa Kỳ (PRB) cho thấy, trên thế giới hiện nay, thanh niên (nhóm dân số từ 10-24 tuổi) là hơn 1,8 tỷ người, chiếm 25% tổng dân số thế giới.

Thử nghiệm mới giúp tăng tỉ lệ thụ tinh trong ống nghiệm thành công

Thử nghiệm mới giúp tăng tỉ lệ thụ tinh trong ống nghiệm thành công

Nghiên cứu - Trao đổi - 9 năm trước

Theo các nhà nghiên cứu từ Đại học Oxford (Anh), các tế bào sản xuất năng lượng sản sinh ra nhiều DNA trong phôi thai là một tín hiệu có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi khiến người phụ nữ được thụ tinh trong ống nghiệm nhưng không thành công.

Thêm một nguyên nhân khó thụ thai bị nhiều người bỏ qua

Thêm một nguyên nhân khó thụ thai bị nhiều người bỏ qua

Nghiên cứu - Trao đổi - 9 năm trước

Phụ nữ có lượng cholesterol cao sẽ mất nhiều thời gian để thụ thai hơn những người có lượng cholesterol bình thường.

Thuốc ngừa thai không giết chết khoái cảm tình dục

Thuốc ngừa thai không giết chết khoái cảm tình dục

Nghiên cứu - Trao đổi - 9 năm trước

Nghiên cứu mới của các nhà khoa học Anh, Scotland và Cộng hòa Czech cho thấy thuốc ngừa thai không giết chết ham muốn tình dục nhưng chính việc ngưng sử dụng thuốc có thể ảnh hưởng lên khoái cảm của người phụ nữ.

Những bí mật liên quan đến hệ thống sinh sản của phụ nữ

Những bí mật liên quan đến hệ thống sinh sản của phụ nữ

Chất lượng cuộc sống - 10 năm trước

Màng trinh là phần vô ích, tử cung có khả năng siêu đàn hồi, trong âm đạo có tính axit, không thể xác định chính xác lúc thụ thai... là những điều có thể bạn chưa biết về bộ máy sinh sản nữ giới.

Top