Nhân chứng 30/4/1975 và câu chuyện giờ mới kể
GiadinhNet - Hai người, một nhà văn, một nhà báo, đã có mặt ở Dinh Độc Lập vào đúng thời khắc lịch sử thống nhất đất nước, cùng nhìn lại và trải lòng về nhiều điều chưa nói.
Bất cứ ai đã trải qua năm tháng chiến tranh hào hùng của dân tộc sẽ không thể nào quên được giây phút thiêng liêng trong những ngày cuối tháng Tư lịch sử, Bắc - Nam sum họp một nhà. Với nhà văn Trần Kim Thành và nhà báo Đậu Ngọc Đản thì niềm hạnh phúc ấy còn được nhân lên gấp bội khi họ là những người có mặt ở Dinh Độc Lập, chứng kiến những khoảnh khắc đã đi vào lịch sử ấy. PV Báo GĐ&XH đã có cuộc trò chuyện với hai nhân chứng này.
Bức ảnh đặc biệt
Thưa nhà báo Đậu Ngọc Đản, là những nhân chứng có mặt ở Dinh Độc Lập vào trưa 30/4/1975, ông có cảm xúc gì về những khoảnh khắc thiêng liêng, hào hùng của dân tộc?
- Tháng 2/1975, tôi được lệnh vào Nam, theo bước các binh đoàn trong cuộc Tổng tiến công, nổi dậy. Ngày 26/3/1975, tôi có mặt ở Huế, sau đó đi xe máy vượt Hải Vân và vào đến Đà Nẵng là ngày 29/3. Một tháng sau, tức ngày 29/4, tôi vừa đến Xuân Lộc thì gặp Cục trưởng Cục Văn hóa Hồng Cư và Chủ nhiệm Chính trị Quân đoàn 2 Lê Khả Phiêu. Tôi trực tiếp nhận nhiệm vụ cùng Trung đoàn 66 của Sư đoàn 304 vào Sài Gòn và tiến thẳng vào Dinh Độc Lập. Lúc đó là 11h30 ngày 30/4, ngoài tôi thì còn có anh Hoàng Thiểm (quê Hà Giang) cũng có mặt ở đây vào thời khắc này. Khi có mặt ở Dinh Độc Lập, tôi đã chứng kiến và chụp được ảnh ông Phạm Xuân Thệ - bấy giờ là Đại úy, Trung đoàn phó - hùng dũng bước lên nhận sự đầu hàng của chính quyền Sài Gòn.
Trong số những bức ảnh chụp trong ngày 30/4/1975 của ông không thể không nhắc đến tác phẩm “Cô Nhíp - Chiến sĩ biệt động Nguyễn Trung Kiên dẫn đường cho xe tăng tiến vào Sài Gòn”. Hẳn ông cũng có những kỷ niệm đặc biệt với tác phẩm này?
- Trong cuộc đời gần 40 năm làm báo của tôi thì những năm tháng làm phóng viên chiến tranh là thời kỳ ghi dấu ấn sâu đậm nhất. Đến bây giờ, tôi vẫn không thể nào quên được dù chiến tranh đã lùi xa. Về bức ảnh Cô Nhíp, lúc bấy giờ tôi thấy xe tăng của Quân đoàn 3 cắm cờ giải phóng và cạnh đó là một cô gái vừa đẹp, vừa hiền dịu, lại vừa hiên ngang nên bấm máy chụp. Sau này qua tìm hiểu tôi được biết, cô ấy tên là Cao Thị Nhíp, còn tên hoạt động là Nguyễn Trung Kiên.
Cô ấy là con nhà nghèo ở tận Tiền Giang, lên hoạt động cách mạng ở Sài Gòn và tham gia biệt động thành dưới vỏ bọc là người làm công cho gia đình một sĩ quan. Vốn thông thuộc đường sá nên cô đã dẫn đường cho xe tăng của ta vào đánh Tân Sơn Nhất và các vị trí quân sự khác.
Quả thực, ngay khi vừa nhìn thấy cô Nhíp bên xe tăng, tôi đã bị vẻ đẹp ấy cuốn hút. Tôi có cảm giác rằng đây là một hình tượng đẹp - hình tượng tổng tiến công và nổi dậy. Một hình tượng Việt Nam với nụ cười sáng hiền, kiên cường, gan góc nhưng không kém phần nhân hậu, vị tha.
Cuộc gặp gỡ lịch sử
Thưa nhà văn Trần Kim Thành, kỷ niệm ngày 30/4/1975 của ông cũng vô cùng đặc biệt?
- Có thể nói, những người làm điện ảnh như chúng tôi có nhiều điều kiện đi khắp dải đất hình chữ S và chiến trường, nhưng chuyến đi vào Sài Gòn là chuyến đi hết sức đặc biệt. Tôi nhớ, giữa tháng 3/1975, Hãng Phim truyện cử 4 đoàn vào Sài Gòn. Trong 4 đoàn đi thì một đoàn đi miền Trung, một đoàn đi Tây Nguyên, còn đoàn của tôi và đoàn của anh Hải Ninh được chỉ thị là chỉ bấm máy khi vào đến Sài Gòn.
Mục tiêu của chúng tôi là làm sao đến được Dinh Độc Lập trước giờ giải phóng, nhưng không đoàn nào vào được mà phải chiều 30/4 chúng tôi mới vào được trong Dinh. Lúc đó trong công viên trước cửa Dinh chật cứng xe tăng của quân ta. Toàn bộ Dinh Độc Lập vắng tanh không có người, vì trước đó chính quyền Sài Gòn cấm mọi người dân đến gần hàng rào Dinh 500m. Trên Dinh Độc Lập các cửa đóng im ỉm. Khi tôi hỏi một đồng chí sĩ quan giải phóng: “Các ông chính phủ ngụy quyền Sài Gòn đang ở đâu?” thì đồng chí ấy chỉ cho tôi trên gác 2 của Dinh.
Và cuộc gặp gỡ với Tổng thống Dương Văn Minh ở Dinh Độc Lập hôm ấy hẳn rất đáng nhớ?
- Chiều 1/5, tôi lên phỏng vấn ông Dương Văn Minh. Lúc bấy giờ, ông Minh vừa lên làm Tổng thống được 2 ngày. Lúc tôi bước vào phòng, ngoài ông Dương Văn Minh, tôi còn nhìn thấy Phó Tổng thống Nguyễn Văn Huyền và Phó Thủ tướng Nguyễn Văn Thảo. Ấn tượng của tôi khi bước vào là cả ba ông này đều ăn mặc rất bình thường. Trên tường có treo một túi vải lai giống như của dân Sài Gòn hay dùng đi chợ được viết bằng bút chì than to: “Dương Văn Minh - 98 Hồng Thập Tự”. Tôi nghĩ đó có lẽ là cái túi của người nhà gửi vào chứ không phải túi tùy thân của một Tổng thống Sài Gòn lúc đó.
Ông Dương Văn Minh nhìn thấy tôi và anh Bùi Đình Hạc vào quay phim thì nói rằng: “Trời ơi! Các ông cũng cao lớn nhỉ, còn cao lớn hơn chúng tôi nữa”. Nghe điều đó tôi hơi ngạc nhiên, dù trước đây chúng tôi từng nghe người ta tung tin quân giải phóng ốm yếu lắm, 7 người leo không gãy một cành đu đủ… Tôi không ngờ những tin đồn ấy có cả trong suy nghĩ của người đứng đầu chính quyền Sài Gòn lúc bấy giờ.
Ngoài những thước phim ý nghĩa về ngày thống nhất, ông còn có một cuốn sách viết về Sài Gòn với những câu chuyện vô cùng ý nghĩa, được nhiều người đánh giá như những tư liệu quý về những ngày đầu giải phóng?
- Khi vào trong Nam, ngoài việc bấm máy quay phim, tôi còn ghi chép hết các sự kiện mắt thấy tai nghe mà phim không nói hết được. Lúc về Hà Nội, ngoài việc hoàn thành cuốn phim tài liệu Sài Gòn tháng 5/1975 thì tôi cũng hoàn thành cuốn ký sự ghi chép những điều mắt thấy tai nghe từ chiều 30/4 đến 7/5/1975. Chỉ vài tháng sau, cuốn sách được Nhà xuất bản Văn học in với số lượng hơn 10.000 cuốn và chỉ phát hành trong mấy ngày là hết.
Hơn 40 năm trôi qua, khoảnh khắc nào khiến ông nhớ nhất?
- Đó là khoảnh khắc để lấy ánh sáng quay phim thì người phụ quay đẩy cánh cửa sổ tầng 2 ra cho ánh sáng vào. Cửa vừa đẩy ra thì tràn ngập tiếng hô vang dội “Cách mạng thành công” từ ngoài vọng vào. Hàng vạn người Sài Gòn tràn ngập Dinh Độc Lập với cờ đỏ sao vàng và xe tăng. Bà con ăn mặc như đi hội, tung hô các chiến sĩ giải phóng. Ông Dương Văn Minh cũng ngỡ ngàng vì trước nay khu vực gần Dinh Độc Lập đều cấm người dân đến gần nên ông ấy có bước tới gần cửa sổ nhìn xuống, ông trầm ngâm một lúc thì quay lại nói với chúng tôi hai lần: “Các anh xứng đáng, bởi ở Sài Gòn từ trước đến nay chỉ có người Mỹ”.
Cảm ơn các nhà văn, nhà báo về cuộc trò chuyện!
Thùy Phương/Báo Gia đình & Xã hội
Đài Truyền hình Việt Nam thông tin về việc lái xe 16 chỗ vượt ẩu gây tai nạn ở Mai Châu
Đời sống - 56 phút trướcGĐXH - Ngày 22/11, thông tin từ Đài Truyền hình Việt Nam cho biết, đơn vị đã làm việc với các cơ quan chức năng ngay sau khi xảy ra vụ tai nạn giao thông ở huyện Mai Châu (tỉnh Hòa Bình) ngày 18/11.
Vờ hỏi đường rồi rút dao đe doạ để cướp
Pháp luật - 1 giờ trướcGĐXH - Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Mai Văn Quang (SN 1996, trú tại xã Nga Phượng, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá) để điều tra về hành vi “Cướp tài sản”.
Phá đường dây mua bán pháo 'khủng'
Pháp luật - 1 giờ trướcGĐXH - Các đối tượng mua pháo từ nước ngoài đưa về Việt Nam, sau đó tham gia hội nhóm mua bán pháo trên không gian mạng để rao bán kiếm lời.
Từ 2025, nhiều lái xe lo lắng khi quy định này được ban hành, vừa bị thu hồi giấy tờ quan trọng vừa bị mất tiền
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Theo Thông tư số 65 vừa được Bộ Công an ban hành, từ 2025, lái xe phải kiểm tra kiến thức để phục hồi điểm giấy phép lái xe.
Tin tối 22/11: Đám cưới dùng 1 tấn rau củ trang trí ở Bình Định; Thông tin mới vụ ô tô 'đậu' trên cổng nhà ở Đồng Nai
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Đám cưới dùng rau củ quả để trang trí, tạo ra không gian lạ lẫm, đẹp mắt, khách khứa sau khi ăn cỗ còn được tặng đồ về nấu; Hình ảnh chiếc ô tô Matiz "đậu" trên mái cổng nhà ở Đồng Nai gây xôn xao dư luận...
Khởi tố đối tượng nổ súng để giải quyết mâu thuẫn
Pháp luật - 2 giờ trướcGĐXH - Công an tỉnh Cao Bằng đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can để điều tra đối với Bùi Trung Kiên (SN 1998, trú tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên) về hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng.
Thí sinh THPT 2025 nếu thi các trường này cần lưu ý tổ hợp xét tuyển để tránh bị động
Giáo dục - 2 giờ trướcGĐXH - Nhiều trường đại học điều chỉnh tổ hợp môn xét tuyển từ năm 2025 để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới.
Bắt tạm giam 2 đối tượng tổ chức sử dụng và tàng trữ trái phép ma túy
Pháp luật - 2 giờ trướcGĐXH - Trong quá trình tuần tra, kiểm soát tình hình an ninh trật tự trên địa bàn, Công an huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đã phát hiện 2 đối tượng đang có hành vi tổ chức và tàng trữ trái phép chất ma túy nên đã tiến hành bắt giữ.
Khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xé Quốc kỳ
Pháp luật - 3 giờ trướcGĐXH - Khi đi qua đoạn đường vắng, thấy người dân treo Quốc kỳ để chuẩn bị cho "Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc", do bốc đồng 2 đối tượng đã xé Quốc kỳ.
Sau 2 ngày lẩn trốn, hung thủ giết người đã sa lưới
Pháp luật - 3 giờ trướcGĐXH – Sau khi sát hại nạn nhân, Bạch bỏ trốn khỏi hiện trường gây án. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, chỉ hơn 2 ngày sau, đối tượng đã bị bắt giữ.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luậtGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.