Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhiều F0 test nhanh âm tính nhưng PCR vẫn dương tính: Có phải 100% F0 đều cần làm PCR? Âm tính sau bao lâu thì có thể tiếp xúc bình thường với người khác?

Thứ hai, 16:55 28/02/2022 | Sống khỏe

Nhiều người thắc mắc sau khi khỏi bệnh dù mình test nhanh có kết quả âm tính nhưng sau khi thực hiện PCR lại thu về kết quả dương tính, lúc này cần làm gì?

Thời gian gần đây, số ca mắc COVID-19 liên tục tăng cao, số F0 tự cách ly và điều trị tại nhà càng lớn khiến cho nhu cầu xét nghiệm càng nhiều. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc sau khi khỏi bệnh dù mình test nhanh có kết quả âm tính nhưng sau khi thực hiện PCR lại thu về kết quả dương tính, lúc này cần làm gì? Hơn nữa sau bao lâu khỏi bệnh thì có thể được hòa nhập cùng cộng đồng?

Các câu hỏi này sẽ được bác sĩ Trương Hữu Khanh (Phó Chủ tịch thường trực Liên chi hội Truyền nhiễm TP HCM) giải đáp ngay bên dưới đây.

1. "Tôi bị COVID đến nay đã được 7 ngày, làm xét nghiệm nhanh cho kết quả âm tính nhưng khi tôi làm PCR thì dương tính, tôi nên làm gì? Liệu có phải 100% F0 khỏi bệnh đều nên làm xét nghiệm PCR không?"

Việc test nhanh cho kết quả âm tính nhưng PCR lại dương là điều bình thường. Bởi lẽ test nhanh thường kém nhạy hơn test PCR, nếu còn quá ít virus thì test nhanh không hiện nhưng PCR lại có. Đó là lý do vì sao có tình trạng người phục hồi test nhanh đã âm nhưng PCR thì chưa, hoặc người mới bệnh tải lượng virus chưa lên cao thì test nhanh không thấy nhưng PCR lại "2 vạch".

Test nhanh âm tính chỉ có nghĩa là nguy cơ lây thấp vì còn ít hoặc không còn virus ở đường hô hấp trên. Do đó vẫn phải tiếp tục theo dõi và cách ly đủ 10 ngày. Ví dụ ngày thứ 7 bạn test nhanh âm tính thì không được chủ quan, vẫn phải đeo khẩu trang, theo dõi SP02 đủ 10 ngày.

Về câu hỏi có phải 100% khỏi bệnh đều nên thực hiện PCR không, theo tôi với F0 tự điều trị tại nhà thì không cần PCR vì hiện nay Bộ Y tế đã công nhận kết quả test nhanh rồi. F0 tự điều trị tại nhà chỉ cần tuân thủ đầy đủ thời gian cách ly do Bộ Y tế quy định. Kết quả PCR chỉ cần thiết nếu bạn là bệnh nhân F0 điều trị tại bệnh viện.

2. Tôi là F0, đã cách ly đủ 7 ngày và có test nhanh âm tính, khi nào thì tôi có thể tiếp xúc bình thường với người khác?

Sau khi có kết quả dương tính, bạn nên cách ly, điều trị đủ 7 ngày. Nên test lại sau 7 ngày kể từ ngày phát hiện dương tính để kết quả chính xác nhất, nếu có kết quả âm tính thì tiếp tục cách ly đủ 10 ngày, trong thời gian đó vẫn cần tiếp tục tuân thủ đeo khẩu trang, 5K. Thông báo kết quả test nhanh âm tính với trạm y tế địa phương và nhận xác nhận khỏi bệnh.

Nhiều F0 test nhanh âm tính nhưng PCR vẫn dương tính: Có phải 100% F0 đều cần làm PCR? Âm tính sau bao lâu thì có thể tiếp xúc bình thường với người khác? - Ảnh 1.


F0 khi cách ly, điều trị tại nhà cần phải thực hiện tốt các bước như: Khai báo y tế, thực hiện nghiêm 5K; Chấp hành nghiêm các quy định về thời gian cách ly y tế tại nhà; Không dùng chung đồ dùng, vật dụng cá nhân; Tự khử khuẩn nơi ở; Để riêng rác vào thùng có nắp đậy, loại bỏ rác thải riêng.

F0 cần chủ động theo dõi sức khỏe, triệu chứng sinh tồn (mạch, huyết áp (nếu có máy đo), nhịp thở, nhiệt độ, SpO2); các triệu chứng (mệt mỏi, ớn lạnh, ho, mất mùi, đỏ mắt, tiêu chảy)…

Đậu Đậu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Người đàn ông bất ngờ phát hiện bị ung thư biểu mô từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông bất ngờ phát hiện bị ung thư biểu mô từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Trong lần khám gần đây, người đàn ông mắc ung thư biểu mô có biểu hiện mệt mỏi, xanh xao, kết quả xét nghiệm máu cho thấy chỉ số hồng cầu thấp...

Bất ngờ 4 loại rau củ mùa hè người bệnh suy thận không nên ăn thường xuyên

Bất ngờ 4 loại rau củ mùa hè người bệnh suy thận không nên ăn thường xuyên

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

GĐXH - Người bệnh suy thận nên hạn chế những thực phẩm chứa kali. Trong khi rau củ và trái cây tươi lại chứa nhiều kali. Vậy nên việc chọn lựa rau phù hợp với người bệnh suy thận là rất quan trọng.

Cô gái 18 tuổi có thận 'hóa đá' và những sai lầm tàn phá thận một cách nhanh chóng của nhiều người

Cô gái 18 tuổi có thận 'hóa đá' và những sai lầm tàn phá thận một cách nhanh chóng của nhiều người

Sống khỏe - 17 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, hiện nay, bệnh thận đang có xu hướng trẻ hóa. Đáng nói, thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ là một trong những yếu tố nguy cơ thúc đẩy căn bệnh này.

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này

Y tế - 20 giờ trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Cách phân biệt carbohydrate 'tốt' và carbohydrate 'xấu'

Cách phân biệt carbohydrate 'tốt' và carbohydrate 'xấu'

Sống khỏe - 1 ngày trước

Không phải tất cả carbohydrate đều như nhau, việc phân biệt carbohydrate 'tốt' với carbohydrate 'xấu' là cần thiết cho sức khỏe và kiểm soát lượng đường trong máu.

Cách ăn trứng buổi sáng không làm tăng cholesterol, an toàn và tốt nhất cho sức khỏe

Cách ăn trứng buổi sáng không làm tăng cholesterol, an toàn và tốt nhất cho sức khỏe

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Nếu sáng nào cũng chỉ ăn trứng mà không kết hợp thêm các loại thực phẩm khác, cơ thể sẽ dần thiếu hụt những dưỡng chất thiết yếu...

Cách đơn giản để ăn được nhiều chất xơ hơn

Cách đơn giản để ăn được nhiều chất xơ hơn

Sống khỏe - 1 ngày trước

Chất xơ là một thành phần thiết yếu của chế độ ăn uống lành mạnh nhưng trên thực tế có rất nhiều người lại không cung cấp đủ lượng khuyến nghị mỗi ngày. Vậy phải làm sao để khắc phục tình trạng này?

2 người bị 'bùng phát' viêm gan B mạn tính thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

2 người bị 'bùng phát' viêm gan B mạn tính thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Một người bệnh có tiền sử mắc viêm gan B, thế nhưng anh lại tự dừng thuốc, không đi khám bệnh trong 1 năm nay; một người có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ nhưng lại “quên” kiểm tra xét nghiệm về gan.

Nam sinh 21 tuổi suy tim, suy thận vì loại đồ uống khoái khẩu giới trẻ Việt yêu thích

Nam sinh 21 tuổi suy tim, suy thận vì loại đồ uống khoái khẩu giới trẻ Việt yêu thích

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Điều tra bệnh sử, các bác sĩ cho biết nam sinh bị suy thận này không có tiền sử bệnh lý nào khác ngoài việc uống quá nhiều đồ uống tăng lực.

Top