Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những bước khởi động tích cực

Thứ sáu, 09:09 15/01/2010 | Đường lối - Chính sách

GiadinhNet - Gần 6 tháng triển khai, Đề án đã có những bước khởi động tích cực song cũng cần nhiều nỗ lực để vượt qua những thách thức mới.

Đề án kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển (Đề án 52) được triển khai trong bối cảnh các đề án về phát triển kinh tế - xã hội đối với các vùng biển, đảo đang được Đảng, Chính phủ quan tâm; sự tham gia phối hợp của các bộ, ban, ngành, sự hưởng ứng tích cực triển khai của 28 tỉnh/thành phố thuộc địa bàn Đề án. Gần 6 tháng triển khai, Đề án đã có những bước khởi động tích cực song cũng cần nhiều nỗ lực để vượt qua những thách thức mới.

Khởi động Đề án

Theo TS Dương Quốc Trọng - Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ, ngay từ bước đầu khởi động: Đề án 52 đã nhận được rất nhiều thuận lợi; được triển khai trong bối cảnh các đề án về phát triển kinh tế - xã hội đối với các vùng biển đảo đang được Đảng, Chính phủ quan tâm, sự tham gia phối hợp tích cực của các bộ, ban, ngành.
 

Truyền thông DS/KHH tại vùng biển Vạn Gia, Vạn Ninh, Khánh Hòa (Ảnh: TG).

Sau Quyết định số 52/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (có hiệu lực thi hành từ ngày 25/5/2009), Bộ Y tế đã gửi công văn hướng dẫn số 3720/BYT-TCDS (ngày 14/6/2009) về xây dựng Đề án kiểm soát dân số vùng biển, đảo và ven biển của tỉnh, thành phố. Lãnh đạo Bộ Y tế và Tổng cục DS-KHHGĐ đã có nhiều văn bản có tính pháp lý để thực hiện Đề án được ban hành. Ban Điều hành Đề án được thành lập, với sự tham gia đầy đủ của các bộ, ngành theo nhiệm vụ được phân công tại Quyết định 52. Ông Đỗ Ngọc Tấn - Giám đốc Đề án 52 cho biết, Ban Điều hành Đề án đã có các công tác điều tra, khảo sát ban đầu nhằm đánh giá thông tin cơ bản về truyền thông giáo dục đặc thù của vùng biển, đảo và ven biển. Đồng thời khảo sát thực trạng đánh giá các chỉ số đầu vào; xây dựng bản đồ về dân số, năng lực mạng lưới y tế, khu vực địa lý (ven biển, đảo, vùng đầm phá, ngập mặn, cửa sông, cảng cá, âu thuyền, vạn chài...) tại địa bàn Đề án; Khảo sát các yếu tố phong tục tập quán và nghề nghiệp tác động tới thái độ và hành vi sinh sản của người dân vùng biển, ven biển; Khảo sát nhu cầu thông tin quản lý về dân số, sức khỏe sinh sản, sức khỏe bà mẹ và trẻ em tại địa bàn dự án... Các mô hình can thiệp cung cấp dịch vụ và tư vấn về chăm sóc sức khoẻ BMTE, SKSS/KHHGĐ cho người làm việc tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu du lịch, ở các vùng biển đảo và ven biển được thiết kế, thử nghiệm...

Ông Tấn cho hay, các hoạt động của Đề án sẽ hỗ trợ tốt để lấp các khoảng trống mà chương trình Mục tiêu quốc gia chưa tính hết được với các đặc thù riêng của vùng biển, đảo. Từ đó, sẽ tạo nhiều cơ hội cho người dân vùng biển đảo có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ và chính sách về DS-KHHGĐ nói chung và chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em nói riêng.

Khắc phc khó khăn

Tại Hội thảo "Chia sẻ kinh nghiệm triển khai Đề án 52", TS Nguyễn Bá Thủy - Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế, Chi cục DS-KHHGĐ, Ban quản lý các Đề án tiếp tục tích cực tham mưu cho lãnh đạo Tỉnh uỷ, UBND có kế hoạch, chương trình cụ thể, sáng tạo, vượt qua mọi khó khăn, triển khai có hiệu quả các hoạt động; cố gắng phấn đấu hoàn thành đến mức tối đa các hoạt động có khả năng thực hiện được. Năm 2009 là năm đầu tiên thực hiện Đề án, Thứ trưởng đề nghị 19 tỉnh, thành phố chưa được phê duyệt Đề án giai đoạn 2009 - 2020 cần khẩn trương hoàn thiện, trình UBND tỉnh phê duyệt.

Những thuận lợi về chủ trương, chính sách cùng sự đồng thuận tham gia tạo nên sức mạnh trong việc triển khai Đề án. Tuy nhiên, việc triển khai cũng gặp những khó khăn nhất định.

Đến nay, có 26/28 tỉnh, thành phố đã được UBND tỉnh, thành phố phê duyệt kế hoạch hoạt động năm 2009 (2 tỉnh còn lại UBND tỉnh, thành phố đang xem xét phê duyệt). Riêng Đề án giai đoạn 2009 - 2020 thì có tới 19/28 tỉnh chưa được UBND tỉnh phê duyệt; nhiều tỉnh gặp khó khăn trong việc giải ngân; kế hoạch triển khai chưa đồng đều, có nơi mới được 1 - 2 hoạt động... Đề cập đến những khó khăn, thách thức này, ông Đỗ Ngọc Tấn - Giám đốc Đề án cho hay, trước hết là do tiến độ về thời gian. Việc thực hiện Đề án năm nay tiến hành trong khoảng thời gian tương đối gấp. Công việc cho cả năm 2009 nhưng thời gian thực tế để triển khai chỉ là hơn 5 tháng. Một khó khăn lớn nữa khiến tiến độ chậm là cơ chế tài chính. Thông tư liên tịch Bộ Tài chính - Bộ Y tế về hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án 52 chưa được ban hành. Đến ngày 2/11/2009 vừa qua, Bộ Tài chính mới có công văn số 15449/BTC-HCSN về việc hướng dẫn thủ tục giải ngân kinh phí năm 2009 gửi UBND, Sở Y tế, Sở Tài chính và kho bạc 28 tỉnh, thành phố triển khai Đề án về việc cấp mã số sử dụng ngân sách thực hiện Đề án 52 của địa phương. Cơ sở dữ liệu, các chỉ số đầu vào còn hạn chế do Đề án chưa triển khai các hoạt động điều tra, khảo sát ban đầu. Đây là một Đề án mới lại bắt đầu trong một thời điểm tổ chức bộ máy chuyên trách DS-KHHGĐ đang trong quá trình thành lập, kiện toàn, rất thiếu cán bộ...

Tại Hội thảo "Chia sẻ kinh nghiệm triển khai Đề án 52" do Tổng cục DS-KHHGĐ vừa tổ chức, các địa phương đã có những ý kiến rất tâm huyết để chia sẻ, kiến nghị. Một số ý kiến băn khoăn về việc kinh phí năm 2010 cho Đề án giảm là chưa hợp lý, đề nghị TƯ quan tâm nhiều hơn. Bà Hoàng Thị Tâm - Phó Giám đốc Sở Y tế kiêm Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Thừa Thiên Huế cùng một số đại biểu khác đề nghị: Thông tư hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí cần thật chi tiết, sớm ban hành để địa phương có cơ sở chi các hoạt động. Chia sẻ về kinh nghiệm có được kinh phí để triển khai, ông Tôn Thất Khoa - Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, dù chưa có mã số để Sở Tài chính cấp kinh phí của Đề án nhưng Chi cục DS-KHHGĐ đã tham mưu Sở Y tế làm việc với Sở Tài chính tạm cấp theo Chương trình Mục tiêu quốc gia để sử dụng trước, sau khi có mã số sẽ chuyển qua. Do đó, đến đầu tháng 10, Bà Rịa - Vũng Tàu đã giải ngân được ngân sách của Đề án. Trao đổi với PV Bản tin Dân số vùng biển đảo, bà Hồ Thị Thi - Phó Giám đốc Sở Y tế kiêm Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ Khánh Hòa cho biết, Khánh Hòa triển khai Đề án rất hiệu quả do ngành Dân số đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng, Liên đoàn Lao động, Hội LHPN, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, Mặt trận Tổ quốc, Sở Giáo dục và Đào tạo của tỉnh...

Trước những đề xuất, kiến nghị và những kinh nghiệm chia sẻ của các tỉnh, thành phố, TS Dương Quốc Trọng cho biết, Tổng cục sẽ tổng hợp đầy đủ ý kiến của các địa phương để báo cáo lãnh đạo Bộ Y tế. TS Trọng cũng nhấn mạnh, Đề án 52 rất cần sự phối kết hợp quân - dân - y trong việc chăm sóc SKSS, bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em, KHHGĐ, trong đó vai trò của bộ đội biên phòng, hải quân đóng góp rất tích cực.
 
Hà Anh
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn

Dân số và phát triển - 6 tháng trước

GĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.

Báo động nguyên nhân người dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long “chưa giàu đã già”

Báo động nguyên nhân người dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long “chưa giàu đã già”

Đường lối - Chính sách - 2 năm trước

GiadinhNet - Trong 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thay thế thấp nhất cả nước, Đồng bằng Sông Cửu Long chiếm đại đa số. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến tốc độ già hóa dân số tại tỉnh này diễn ra nhanh hơn kéo theo nhiều lo ngại về áp lực an sinh xã hội.

Nhiều giải pháp để tăng mức sinh thay thế tại 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp nhất cả nước

Nhiều giải pháp để tăng mức sinh thay thế tại 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp nhất cả nước

Đường lối - Chính sách - 2 năm trước

GiadinhNet - Mức sinh thay thế thấp kéo theo nhiều hệ lụy về cơ cấu dân số trong bối cảnh già hóa dân số tại nhiều địa phương đang diễn ra nhanh hơn. Nhiều đề xuất đã được đưa ra trong đó lợi ích của người dân vẫn là trung tâm của giải pháp.

Bình Dương: Nỗ lực mọi cách để người dân ngừng... "ngại đẻ"

Bình Dương: Nỗ lực mọi cách để người dân ngừng... "ngại đẻ"

Đường lối - Chính sách - 2 năm trước

GiadinhNet - Xu hướng ngại sinh con đang lan rộng tại nhiều tỉnh miền Tây. Tại Bình Dương, mức sinh thay thế trong những năm qua liên tục sụt giảm. Muôn nghìn lý do được đưa ra tuy nhiên, việc sụt giảm này sẽ để lại những hậu quả liên tục.

Được hỗ trợ tiền khi sinh con đúng chính sách

Được hỗ trợ tiền khi sinh con đúng chính sách

Dân số và phát triển - 8 năm trước

GiadinhNet- Phụ nữ sinh con được hỗ trợ 2 triệu đồng nếu thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số. Chính sách này có hiệu lực từ ngày 15/6.

Mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện: Trách nhiệm của cả hệ thống chính trị địa phương

Mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện: Trách nhiệm của cả hệ thống chính trị địa phương

Dân số và phát triển - 9 năm trước

GiadinhNet - Sáng 14/7, tại buổi “Tọa đàm xin ý kiến chuyên gia về mô hình tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ tuyến quận/huyện, xã/phường” do Viện Chính sách và Chiến lược y tế (Bộ Y tế) phối hợp với Tổng cục DS-KHHGĐ tổ chức, các đại biểu đều nhất trí cao và có những đóng góp quan trọng cho mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện.

Tổng cục trưởng TC DS-KHHGĐ thăm và tặng quà các chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam

Tổng cục trưởng TC DS-KHHGĐ thăm và tặng quà các chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam

Xã hội - 9 năm trước

GiadinhNet - Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình Dương Quốc Trọng đến thăm và tặng quà các chiến sĩ Hải đội 302 vùng 3 Cảnh sát biển Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: Nhất trí mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: Nhất trí mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện

Dân số và phát triển - 9 năm trước

GiadinhNet - Sáng ngày 4/6, tại buổi làm việc giữa Bộ trưởng Bộ Y tế với Tổng cục DS-KHHGĐ và các đơn vị liên quan về công tác DS-KHHGĐ, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã nhất trí với mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện; cán bộ DS-KHHGĐ xã là viên chức của Trung tâm DS-KHHGĐ, làm việc tại xã.

Băn khoăn trường hợp mẹ vợ mang thai hộ con rể

Băn khoăn trường hợp mẹ vợ mang thai hộ con rể

Dân số và phát triển - 10 năm trước

Nhiều Đại biểu Quốc hội băn khoăn về tính luân lý trong việc mang thai hộ.

Tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai ở Thái Bình: Mở rộng nhu cầu cho đối tượng

Tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai ở Thái Bình: Mở rộng nhu cầu cho đối tượng

Đường lối - Chính sách - 10 năm trước

GiadinhNet - Từ trước đến nay phần lớn các phương tiện tránh thai (PTTT) đều được cấp miễn phí, đối tượng có nhu cầu thường tìm đến các dịch vụ cung cấp miễn phí của nhà nước hay hệ thống dân số các cấp.

Top