Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những cuộc mưu sinh không hồi kết: Nhọc nhằn đời mẹ đời cha

Thứ hai, 07:59 25/08/2008 | Gia đình

Giadinh.net - Thỉnh thoảng đâu đó trên đường phố ta lại bắt gặp hình ảnh một cụ già lập cập đi ăn xin, đi bán vé số, bán báo dạo… Có cụ lưng đã còng nhưng trên vai vẫn oằn đôi quang gánh đầy hoa quả để mưu sinh.

Dù mùa hè oi ả, mùa đông giá rét, dù ban ngày hay giữa đêm thâu, hình ảnh các cụ như những dấu chấm lặng trên từng góc phố, ngả đường… Một thống kê mới được công bố của Bộ VH-TT-DL khiến không ít người bùi ngùi: 51,8% người cao tuổi hiện không đủ tiền sinh hoạt và tiền chữa bệnh.

Thân già lặn lội xứ người

Tôi còn nhớ như in một hình ảnh tình cờ gặp tại đường Giảng Võ - Hà Nội, một bà cụ rách rưới hơn 70 tuổi đang chấp chới ở giữa ranh giới mặt đường và vỉa hè. Chân bà nâng lên rồi lại đặt xuống không thể bước nổi lên vỉa hè cao khoảng 10 cm. Trời nắng như đổ lửa. Tôi dắt bà vào ngồi nghỉ ở gốc cây.

Bà cụ phều phào nói không ra hơi vì đói. Tôi mua cho bà một bát phở, dúi cho bà 50 ngàn đồng. Những ngày sau đó, tôi vẫn tiếp tục thấy bà đi ăn xin trên đường Giảng Võ. Cuộc sống cứ thế trôi đi, hình ảnh cụ bà đáng thương kia cũng nhạt nhoà dần trong ký ức. Cho đến một ngày…

Tôi lại vô tình gặp lại bà trên phố Tràng Thi, Hà Nội. Bà gầy hơn, tóc bạc thêm và phải chống thêm chiếc gậy. Tôi dừng xe hỏi chuyện, bà cho biết bà tên Thảo, quê ở Bắc Giang, có hai con trai đã có gia đình, nhưng nghèo lắm.

Tuổi già, sức yếu, con cái chẳng đỡ đần gì nên hai ông bà đã dắt díu nhau về Hà Nội xin ăn. Ban ngày, mỗi người một hướng, tối về gặp nhau, hai thân già nép mình vào hiên nhà trên phố Tràng Thi ngủ nhờ. Bây giờ, vẫn chốn ấy, chỉ còn lại mình bà Thảo vì ông đã qua đời.

Bà Trần Thị Vui ở thôn Phúc Thủy, xã Hợp Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Nam Hà cũng phải bỏ quê lên Hà Nội kiếm sống hơn chục năm nay. Bà Vui có năm người con, ba cô con gái đã có gia đình, hai cậu con trai chưa lập gia đình nhưng đều đã trưởng thành.

Trước bà Vui làm thuê cho một hàng ăn ở khu vực ga Hà Nội, nhưng do công việc vất vả nên bà đã chuyển sang bán bánh mì rong. Bà Vui kể: trước đây khi làm ở hàng ăn, ngày nào bà cũng phải làm đến 12 giờ đêm, thậm chí tới tận 1 giờ sáng mới đi ngủ nhưng 4 giờ đã phải dậy mồi than. Có hôm bà gần như kiệt sức.

Mấy năm nay bà chuyển sang bán bánh mì, tiền lời không bao nhiêu nhưng không đến nỗi mất ngủ như trước. Mấy cô con gái của bà Vui đã lập gia đình nhưng đứa nào cũng nghèo. Chẳng muốn làm phiền con nên bà đã ra Hà Nội tự kiếm sống.

Bà Vui và cuộc sống mưu sinh nơi xứ người. (Ảnh: Thành Trung)

Những gánh hàng rong

Chẳng phải bỏ nhà bỏ quê để đi kiếm sống ở xứ lạ nhưng hiện nay không ít cụ già ở thành phố cũng phải chịu cảnh sống cơ cực.

Tại ngõ Hoà Bình - Hà Nội, chúng tôi gặp bà Nguyễn Thị Bảy, 84 tuổi đang đẩy những chiếc xe hàng nặng trĩu để mưu sinh. Bà Bảy vốn là người Hà Nội gốc, lấy chồng về con ngõ nhỏ này từ thời Pháp thuộc, đến nay đã hơn 60 năm. 

Bà Bảy có bốn người con. Người con gái đầu chết cách đây 14 năm do bị ung thư di căn. Người con gái thứ hai chết vì xuất huyết não cách đây hai năm. Hiện bà còn một cô con gái lấy chồng nhà ở gần ga Hà Nội. Bà đang ở với vợ chồng anh con trai út, sinh năm 1972, lấy vợ 7 năm rồi nhưng không có con nên suốt ngày rượu chè, chẳng làm ăn gì.

Sáng nào cũng vậy, khoảng 6h30 bà phải đẩy xe từ nhà đến ngõ Thổ Quan để bán. Đến  9 giờ thì đến “lết” đến Ô Chợ Dừa, sau đó vào ngõ Đình Đông một lúc thì về. Trưa về nhà, gặp ai rao bán cái gì thì mua ăn cái đó. Lúc thì bát cháo quẩy, lúc gói xôi, lúc chiếc bánh mì… cho xong bữa.

Bà Bảy muốn dành thời gian nghỉ ngơi một chút vào buổi trưa để 2 giờ chiều lại dọn hàng quà vặt ra đầu ngõ Hòa Bình bán. Tối về bà mới được bữa cơm do cô con dâu nấu.

Chỉ vào chiếc xe đẩy chất đầy măng khô, mộc nhĩ, nấm hương, bà Bảy khoe: Vốn liếng của tôi đấy! Cả tiền công thuê đóng chiếc xe này mất 300.000 đồng, cùng với số hàng khô này, cả thảy tôi có khoảng 500 – 700.000 đồng.

Mỗi ngày tôi cũng kiếm được vài ba chục nghìn nhưng cũng có hôm được, có hôm không. Ngày ông nhà tôi chưa mất còn có đồng lương hưu (210.000 đồng/tháng). Giờ ông ấy mất rồi, cuộc sống của tôi trông hết vào gánh hàng này đấy!

Tôi hỏi: Bà có đông con cái như vậy, đi bán hàng rong làm gì cho khổ thân? Cụ Bảy run run đưa bàn tay chai sần, u cục vì lao động nhiều lên gạt mồ hôi, mắt ngân ngấn nước, cụ nói: “Không làm thì lấy gì mà ăn. Mỗi tháng con dâu chỉ đong hơn chục cân gạo, đóng tiền điện tiền nước và mua mấy chục viên than. Tôi muốn ăn thì phải đi kiếm tiền. Con gái lấy chồng về phố Linh Quang hứa cho tôi 200.000 đồng mỗi tháng nhưng suốt hai tháng nay rồi có thấy mặt mũi nó đâu. Hoàn cảnh bắt buộc mới phải đi làm, chứ sức tôi còn ham hố gì nữa hả cô!”.

Rồi bà Bảy kể về cuộc đời quá nhiều đau buồn của mình. Khi cô con gái đầu lòng mất cách đây 14 năm vì bệnh ung thư thì con rể cũng bỏ đi luôn, bỏ lại hai đứa cháu ngoại. Chưa đầy bốn năm sau thì chồng bà mất.

Bà đi bán hàng không chỉ nuôi thân mà còn để nuôi hai đứa cháu mồ côi. Giờ các cháu đã lớn. Cháu gái đầu đã đi lấy chồng và có hai đứa con nhỏ. Đứa cháu trai cũng đã học xong lớp 12, đi làm nhì nhằng kiếm sống cho qua ngày.

Suốt một đời lao động cật lực để tạo lập cuộc sống, để lo toan gia đình, để nuôi dạy con cái… ai cũng muốn khi về già mình sẽ được hưởng một cuộc sống an nhàn, vui vẻ. Vậy nhưng vì nhiều lẽ mà không ít người khi về già vẫn phải lặn lội bươn chải để kiếm sống. Những cuộc mưu sinh này đang dần vắt kiệt chút sức lực tàn tạ của họ.

70% người cao tuổi vẫn phải lao động kiếm sống

Theo Tiến sỹ Hoàng Mộc Lan, Khoa Tâm lý học, Trường ĐHKHXH&NV, Hà Nội: Hiện nay, số người cao tuổi (trên 60 tuổi) ở Việt Nam đã lên đến 10 triệu người.

Nhiều cuộc điều tra cho thấy, có tới 70% những người cao tuổi trong độ tuổi từ 60 - 69 còn phải lao động để kiếm sống, 38% số người trong độ tuổi này còn phải đóng vai trò chính trong kinh tế gia đình.

Mặc dù, những năm gần đây đời sống người về hưu có được cải thiện hơn so với trước nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. Tính chung cả nước có khoảng 20% người về hưu có mức sống khá trở lên, 60% có mức sống trung bình và 20% mức sống kém.

Khó khăn lớn nhất của người về hưu là thu nhập thấp, sức khỏe kém và gánh nặng gia đình rất lớn đối với họ, hầu hết những người cao tuổi còn sức khỏe đều có nhu cầu lao động.

Phóng sự của Lâm Vũ

hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 con giáp không cần làm gì tình yêu cũng tự tìm đến

5 con giáp không cần làm gì tình yêu cũng tự tìm đến

Gia đình - 1 giờ trước

GĐXH - Trong số 12 con giáp thì có 5 con giáp này dễ tìm được hạnh phúc trong tình yêu bởi họ sở hữu sức hấp dẫn người khác phái rất mạnh.

Người thông minh dùng nguyên tắc '7-3' trong đối nhân xử thế, nhờ vậy cuộc đời sóng yên biển lặng

Người thông minh dùng nguyên tắc '7-3' trong đối nhân xử thế, nhờ vậy cuộc đời sóng yên biển lặng

Gia đình - 4 giờ trước

Trong đối nhân xử thế, những bí mật quan trọng vẫn nên được che giấu và không để người khác biết.

Người phụ nữ lớn tuổi mang băng rôn đến đám cưới chồng cũ với nội dung: Tôi đến đây chúc phúc và lấy vợ lẽ cho chồng

Người phụ nữ lớn tuổi mang băng rôn đến đám cưới chồng cũ với nội dung: Tôi đến đây chúc phúc và lấy vợ lẽ cho chồng

Chuyện vợ chồng - 5 giờ trước

GĐXH - Bất bình hành động của vợ cũ, ông đã khởi kiện bà vì hành động quấy rối hôn lễ của mình.

Ông cụ 95 tuổi đến ngân hàng rút 1 tỷ đồng từ tài khoản của người vợ quá cố nhưng bị nhân viên từ chối, vài ngày sau bỗng nhận được giấy triệu tập của tòa án

Ông cụ 95 tuổi đến ngân hàng rút 1 tỷ đồng từ tài khoản của người vợ quá cố nhưng bị nhân viên từ chối, vài ngày sau bỗng nhận được giấy triệu tập của tòa án

Chuyện vợ chồng - 17 giờ trước

Với trường hợp mà ông cụ Trung Quốc này gặp phải, tòa án phải vào cuộc mới giải quyết được vấn đề

Bố ung thư giai đoạn cuối vẫn cố làm một việc trong đám cưới của con gái

Bố ung thư giai đoạn cuối vẫn cố làm một việc trong đám cưới của con gái

Gia đình - 18 giờ trước

GĐXH - Chứng kiến con gái mặc váy cô dâu, ông cho biết: 'Tôi vô cùng hạnh phúc. Trái tim tôi đập rộn ràng'.

Đi họp lớp cấp 3, cảm giác thất bại xâm chiếm tâm trí: Từng học giỏi nhất mà giờ tôi chỉ là ‘người tàng hình’, không nhà không xe, 6 tháng nay ‘không xu dính túi’

Đi họp lớp cấp 3, cảm giác thất bại xâm chiếm tâm trí: Từng học giỏi nhất mà giờ tôi chỉ là ‘người tàng hình’, không nhà không xe, 6 tháng nay ‘không xu dính túi’

Gia đình - 23 giờ trước

"Bạn lái xe gì đến?", "Thu nhập hàng năm bao nhiêu?", "Bạn có bao nhiêu căn nhà?",... là những câu hỏi khiến tôi "xanh mặt".

3 con giáp may mắn, hạnh phúc viên mãn năm 2024 nhờ được nhiều cát tinh chiếu rọi

3 con giáp may mắn, hạnh phúc viên mãn năm 2024 nhờ được nhiều cát tinh chiếu rọi

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH - Được nhiều sao tốt chiếu mệnh, 3 con giáp này sẽ gặp nhiều may mắn trong cuộc sống, được phù hộ về mặt tình cảm, dễ có được cuộc sống hạnh phúc viên mãn.

Người càng giàu càng khuyến khích con cái LÀM 3 điều này: Kết quả là gia đình họ giàu truyền đời

Người càng giàu càng khuyến khích con cái LÀM 3 điều này: Kết quả là gia đình họ giàu truyền đời

Nuôi dạy con - 1 ngày trước

Muốn con cái có cuộc sống sung túc, bạn phải cho con những hiểu biết đúng đắn nhất về lựa chọn công việc.

Tôi 68 tuổi, từng coi 'con gái lấy chồng như bát nước đổ đi': Đến khi tới nhà con trai và con gái ở, tôi thay đổi suy nghĩ!

Tôi 68 tuổi, từng coi 'con gái lấy chồng như bát nước đổ đi': Đến khi tới nhà con trai và con gái ở, tôi thay đổi suy nghĩ!

Gia đình - 1 ngày trước

Vợ tôi hối hận vì trước đây không đối xử tốt với con gái khi con gái khi con còn nhỏ, để con chịu nhiều thiệt thòi.

6 đặc điểm của người mẹ ảnh hưởng xấu tới tương lai con cái

6 đặc điểm của người mẹ ảnh hưởng xấu tới tương lai con cái

Nuôi dạy con - 1 ngày trước

GĐXH - Tính cách và quan điểm sống của người mẹ sẽ ảnh hưởng đến một gia đình, đặc biệt là con cái.

Top