Những điều cha mẹ cần biết về nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh
Nhiễm trùng sơ sinh là nhiễm trùng mắc phải trước, trong khi sinh hoặc tháng đầu sau sinh. Nhiễm trùng có thể do virút, vi trùng. Các dấu hiệu và triệu chứng dùng cho nhận biết nhiễm trùng sơ sinh rất đa dạng và dễ trùng lắp với những bệnh khác.
Trẻ có thể bị nhiễm trùng qua các đường sau đây:
Nhiễm trùng sơ sinh lây qua đường máu từ mẹ sang con là đường lây truyền xảy ra trước sinh, thường gặp các tác nhân như: giang mai bẩm sinh, HIV, Rubeola, Cytimegalo virus, Toxoplasmo.
Nhiễm trùng sơ sinh lây qua đường ối: do nhiễm trùng tiết niệu sinh dục mẹ, mẹ bị hở cổ tử cung, vỡ ối sớm, thăm khám âm đạo nhiều.
Lây qua đường tiếp xúc khi sinh: lúc ngang qua tử cung, âm đạo, âm hộ khi chuyển dạ kéo dài.
Do môi trường: gây nhiễm trùng huyết sau sinh. Lây gián tiếp qua các vật dụng như: kim, ống chích, catheter, thông dạ dày, không rửa tay khi tiếp xúc bệnh nhân, môi trường nhiễm bẩn. Tăng nguy cơ khi nằm viện lâu, ngạt, hồi sức tại phòng sinh, non tháng, nhẹ cân.
Làm thế nào biết trẻ bị nhiễm trùng?
Các dấu hiệu và triệu chứng dùng cho nhận biết nhiễm trùng sơ sinh rất đa dạng và dễ trùng lắp với những bệnh khác.
Trẻ có thể không khỏe: ít chơi, ít cử động hơn so bình thường. Nặng hơn trẻ có thể bị sốt hay hạ thân nhiệt, vàng da, bú kém hay bỏ bú. Trẻ có thể bị thở mệt (thở nhanh, ngực bụng co lõm bất thường), bụng trướng, tiêu chảy, tiêu ra đờm máu. Trẻ có thể có biểu hiện của nhiễm trùng tại chỗ ở: da, rốn, mắt.
Chăm sóc vệ sinh da, rốn, mắt cho trẻ
Vậy khi nào mang trẻ khám bệnh?
Đưa trẻ đến bệnh viện ngay không chậm trễ khi:
- Khó thở.
- Co giật.
- Sốt hoặc cảm thấy lạnh.
- Chảy máu.
- Tiêu chảy.
- Quá nhẹ cân, vừa mới đẻ.
- Hoàn toàn không bú được.
Đưa trẻ đến cơ sở y tế càng nhanh càng tốt nếu trẻ:
- Bú khó.
- Mủ mắt.
- Mụn mủ da.
- Vàng da.
- Rốn đỏ hoặc chảy mủ.
- Bú dưới 5 lần trong 24 giờ.
Làm thế nào phòng ngừa nhiễm trùng sơ sinh?
Các biện pháp thực hiện trước khi sinh:
- Bà mẹ được khám thai, chủng ngừa đầy đủ. Điều trị tốt các bệnh lý và nhiễm trùng tiết niệu sinh dục cho bà mẹ.
- Cung cấp đủ vi chất dinh dưỡng cho bà mẹ, phòng suy dinh dưỡng cho bà mẹ.
- Chăm sóc vệ sinh cho bà mẹ mang thai tốt.
- Xử trí tốt những trường hợp ối vỡ sớm, ối vỡ non. Tránh để chuyển dạ kéo dài.
Các biện pháp thực hiện khi sinh:
- Bảo đảm sinh sạch. Tránh nhiễm trùng lây qua các dụng cụ, bàn tay người chăm sóc, cũng như những nhiễm trùng ở mẹ phải được điều tốt khi sinh.
- Tránh các biến chứng sản khoa: sinh ngạt, sang chấn sản khoa cho mẹ và con.
Các biện pháp thực hiện sau khi sinh:
- Rửa tay trước và sau khi chăm sóc trẻ sơ sinh. Đây là biện pháp rất quan trọng và hiệu quả trong phòng ngừa nhiễm trùng sơ sinh.
- Chăm sóc vệ sinh da, rốn, mắt.
- Phòng ốc cho trẻ sơ sinh cần thoáng, ấm, sạch và có ánh sáng đủ.
- Cho trẻ bú sữa mẹ.
Theo SKĐS
Trẻ bỗng dưng sốt - cần cho đi cấp cứu ngay khi có các dấu hiệu này
Y tế - 5 năm trướcGiadinhNet – Theo các bác sĩ, sốt ở trẻ em cũng giống nhiều triệu chứng khác như ho, chảy mũi, đau họng,... và mức độ sốt không tỷ lệ thuận với độ nặng của bệnh.
Cụ bà mang khối u hình thù quái dị ở sau gáy
Y tế - 8 năm trướcKhối bướu sợi thần kinh mọc từ gáy dài xuống quá thắt lưng đã khiến người phụ nữ 61 tuổi ở Thanh Hóa không thể ngủ nằm.
Nam sinh Hải Phòng chết thảm khi dự tiệc nhạc bikini
Xã hội - 9 năm trướcGiadinhNet- Hâm mộ DJ biểu diễn, một nam sinh chạy lên chụp ảnh kỷ niệm đã bị điện ở khu vực sân khấu giật tử vong ngay tại chỗ.
Nguy cơ tử vong vì dùng dầu gió sai cách
Y tế - 10 năm trướcDầu gió vốn được coi là “vật bất ly thân” đối với không ít người. Tuy nhiên, sử dụng dầu gió tùy tiện có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí gây tử vong.
Chăm sóc trẻ sốt đúng cách tại nhà
Y tế - 10 năm trướcCha mẹ có thể nhận ra trẻ đang bị sốt bằng cách sờ ở bụng hoặc nách của trẻ thấy nóng. Nhìn thấy môi và má trẻ đỏ hơn bình thường. Mắt trẻ không còn linh hoạt, cử chỉ lừ đừ, trẻ có thể bị lạnh run, tăng tiết mồ hôi...
Phát hiện và xử trí khi người thân bị đột quỵ
Y tế - 10 năm trướcĐể bệnh nhân nằm yên, đầu nâng cao 30 độ. Nếu bệnh nhân ói mửa, đặt đầu nghiêng sang một bên, dùng tay lấy các chất ói mửa từ mũi và miệng người bệnh.
Phòng bệnh viêm xoang, viêm mũi lúc giao mùa
Y tế - 10 năm trướcVào cuối thu đầu đông, thời tiết thay đổi, ngày nắng, hanh khô, tối hôm trước trời còn nóng nực nhưng đến sáng hôm sau đã có thể trở lạnh. Sự thay đổi thời tiết thất thường là điều kiện làm gia tăng các bệnh về tai mũi họng, trong đó phải kể đến bệnh viêm mũi, viêm xoang.
Sau phẫu thuật ung thư đại tràng, ăn thế nào?
Y tế - 10 năm trướcChế độ ăn uống của người bệnh sau khi phẫu thuật ung thư đại tràng là cực kỳ quan trọng có tác dụng làm tăng nhanh hoặc làm chậm quá trình điều trị.
Phòng viêm mũi dị ứng lúc giao mùa
Y tế - 10 năm trướcKhi thời tiết thay đổi, bệnh viêm mũi dị ứng rất dễ tái phát hoặc xuất hiện. Những biểu hiện của viêm mũi dị ứng là sự thể hiện phản ứng của cơ thể khi có vật lạ xâm nhập vào.
Sơ cứu khi bị trầy xước giác mạc
Y tế - 10 năm trướcGiác mạc mỏng là phần dễ bị tổn thương nhất ở vùng mắt. Chỉ cần tiếp xúc với bụi, đất, cát thậm chí mép một tờ giấy có thể gây trầy xước hoặc rách giác mạc.
Bị đau mắt đỏ không được ăn gì?
Từ nhà đến việnTrong các bệnh về mắt thì bệnh đau mắt đỏ là bệnh thường gặp nhất, đặc biệt là vào những thời điểm giao mùa. Vậy đau mắt đỏ cần kiêng ăn những gì?