Những ngôi làng “5 không” bên kia đỉnh N’Nheng
GiadinhNet - Những ngôi làng của người đồng bào Bahnar bên kia đỉnh núi N’Nheng (xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) đang đứng trước khó khăn bởi cái đói, cái nghèo. Ở nơi đây không có điện, đường, trường, trạm, sổ hộ khẩu, giấy khai sinh...

Không được đến trường các em nhỏ phụ giúp bố mẹ làm công việc nhà. Ảnh: Đức Huy
Cuộc di cư qua bên kia đỉnh núi
Cách TP Pleiku 50km về hướng Đông Nam, làng Heg 2 (xã Chư A Thai) như một lòng chảo nằm lọt thỏm giữa bốn bề núi rừng hùng vĩ. 100% dân số ở làng này là đồng bào Bahnar. Do sống biệt lập với thế giới bên ngoài, nên điện, đường, trường, trạm dường như là điều quá xa lạ đối với những người dân ở đây.
Chúng tôi hỏi thăm người dân nhưng rất ít người biết đến sự hiện diện của ngôi làng này, bởi lẽ Heg 2 là một làng xa tít tắp và cũng bởi con đường dẫn vào làng vòng vèo, nhiều ngã rẽ. Cuối cùng sau rất nhiều nỗ lực, chúng tôi cũng tìm được đường đi. Con đường độc đạo đầy những sỏi đá nhấp nhô dẫn vào làng như càng làm cho nơi này thêm xa xôi, hẻo lánh. Vào đến giữa làng, trước mắt chúng tôi là hơn hai chục nóc nhà sàn, vách gỗ dột nát, xập xệ. Từ lâu, cái nghèo đã len lỏi trong từng ngóc ngách, từng nóc nhà của ngôi làng này.
Giữa cái nắng như cháy da cháy thịt, làng Heg 2 vắng tanh, chỉ có vài bé gái vừa đi hái xoài rừng về, lê lết chơi đùa dưới bóng cây Kơ Nia. Một vài nhóm trẻ khác, với đôi chân trần các em bước vội trên con đường nóng bỏng để ra nương phụ giúp bố mẹ nhặt phân bò. Những người già không đi đâu được đành lặng lẽ ngồi tựa bậu cửa nhìn ra khoảng trời nắng cháy.
Buổi trưa, những người lớn bắt đầu đi làm về, chúng tôi ghé vào căn nhà sàn rộng chừng 18m2 của bà Đinh Bê ở đầu làng. Trong nhà chẳng có gì đáng giá ngoài 5 bao phân bò khô, già Bê đang khâu túm tụm lại để đem đi bán lấy tiền đong gạo. Già Bê chẳng biết đến cái tuổi của mình. Già bảo: “Mình không đi học, không biết được tuổi đâu. Ngày xưa ông cha mình ở đây. Sau nhà nước đưa ra vùng tái định cư nhưng do ít đất sản xuất nên cả làng quay về. Giờ cả làng chỉ trồng lúa vào mùa mưa thôi, mùa này không trồng được vì thiếu nước tưới”.
Nhà chị Đinh H’Loanh (37 tuổi) là một trong những hộ hiếm hoi buôn bán hàng hoá ở làng Heg 2. Buổi trưa nắng, chủ nhà uể oải dọn lại mấy thứ hàng treo trên sợi dây vắt qua cửa nhà. Chị kể: “Mình ở làng khác dọn về đây buôn bán hàng hóa cho bà con được 2 năm rồi. Ở đây không có điện đâu, trẻ em không được đi học, không được tiêm vắc-xin. Các bé lúc sinh ra cũng không làm giấy khai sinh, bên cạnh đó cả làng chẳng gia đình nào có sổ hộ khẩu”.
Tài sản lớn nhất của người dân làng Heg 2 có lẽ là đàn trâu bò, nhưng không ai dám bán lấy tiền tiêu. Những con trâu bò của các gia đình để dành phòng lúc ốm đau, bất trắc.
Những người già của làng Heg2 kể lại, từ rất lâu rồi, cha ông họ đã đi khai hoang mở đất ở làng Heg 2 hiện tại. Cuộc sống của họ cứ lay lắt như cây trên rừng. Đến năm 1994, khi đập thủy điện Ayun Hạ được khởi công xây dựng, cư dân ở đây được di dời về khu tái định cư ở bên kia đỉnh núi Cheng Leng. Tuy nhiên khi về khu tái định cư chưa được bao lâu, cũng vì thiếu đất sản xuất, nhiều người nhớ làng cũ đã quay trở lại.
Người làng Heg 2 ngoài thiếu cái ăn cái mặc, ngày ngày còn phải đối mặt với nỗi lo thiên tai, hạn hán. Cả làng luôn trong tình trạng thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Nơi đây là một vùng đất cằn khô, khắc nghiệt. Giữa lòng chảo này người dân không thể trồng được bất cứ loại cây gì ngoài lúa một vụ và củ mì cao sản. Chính vì nằm khá biệt lập, trở ngại trong việc di chuyển nên mỗi khi trong làng có người ốm đau, bệnh tật, việc đưa người bệnh đến các cơ sở y tế gặp rất nhiều khó khăn.
Trong làng, ông Đinh Jăi là người duy nhất “có chữ” nên được bầu làm trưởng làng. Ông Jăi tâm sự: “Ở đây muốn đi chữa bệnh chỉ có cách đi 6km đến làng D’Lâm của huyện Chư Sê hoặc quay về làng Heg tái định cư cách 8km, xa hơn nữa là đi về xã Đăk Trôi của huyện Mang Yang cách đây 15km. Vì xa xôi như vậy nên trong làng cũng đã có trường hợp không thể đưa đến bệnh viện kịp và tử vong trên đường đi”.
Vận động người dân trở về làng tái định cư
Cách làng Heg 2 không xa, trên đỉnh núi Cheng Leng có khoảng 20 căn nhà của làng Cheng Leng, nhà ở lâu nhất khoảng 20 năm. Ban ngày, người lớn đi làm rẫy, trong làng chỉ còn lại những đứa trẻ chơi với nhau. Giống như làng Heg 2, những đứa trẻ ở Cheng Leng cũng không hề biết chữ, dù có đứa đã 15 tuổi. Nguyên nhân mà những người này rời bỏ làng cũ lên núi Cheng Leng sinh sống chủ yếu vì thiếu đất sản xuất.
Cuộc sống dựa vào những sản vật của núi rừng cũng không khiến cho họ có cuộc sống sung túc hơn. Họ cứ tiếp tục cuộc sống vật vờ nơi góc núi. Những đứa trẻ sinh ra không giấy tờ tùy thân hoặc có nhưng đã cũ, rách nát.
Anh Rmah T’rúi (trú tại làng Cheng Leng) cho biết, bà con thích ở đây vì ở trong làng cũ không có đất rẫy. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất ở ngôi làng mới này là nguồn nước.
Quá trình tìm hiểu của PV được biết, tại làng Cheng Leng có 9 gia đình với hơn 40 nhân khẩu có nguồn gốc từ làng Trớ (xã Chư A Thai). Họ kéo nhau lên núi định cư từ năm 2004. Số hộ gia đình khác là người từ các làng quanh vùng, chủ yếu từ huyện Chư Sê lên định cư hoặc làm nương rẫy rồi làm nhà, sinh sống tại đây. Do sống biệt lập tại vùng núi tiếp giáp giữa 2 huyện Chư Sê và Phú Thiện nên cuộc sống của bà con gặp nhiều khó khăn. Người dân sinh sống trong cảnh “nhiều không” ( điện, đường, trường, trạm, giấy tờ tùy thân, nguồn nước…).
Ông Phùng Trung Toàn - Chủ tịch UBND xã Chư A Thai cho biết, sau khi nhận được phản ánh, các cơ quan chức năng của xã Chư A Thai cũng như của huyện Phú Thiện đã trực tiếp đến các điểm làng trên núi để rà soát số hộ, số nhân khẩu, qua đó có phương án giải quyết tình trạng trên.
Theo ông Phùng Trung Toàn - Chủ tịch UBND xã Chư A Thai, mới đây UBND tỉnh Gia Lai đã có văn bản chỉ đạo huyện Phú Thiện và xã Chư A Thai vận động nhân dân trở về làng tái định cư. Xã đã rà soát và dành quỹ đất riêng để cấp cho các hộ dân sản xuất nông nghiệp trong trường hợp thiếu đất sản xuất. Dù vậy, xã cũng xác định đây là nhiệm vụ khó khăn bởi tập tục của đồng bào dân tộc thiểu số là sinh sống tại các khu vực đồi núi. Tuy nhiên, chính quyền xã sẽ quyết tâm vận động bà con trở về, để người dân, đặc biệt là trẻ em ở hai ngôi làng này được hưởng đầy đủ các chế độ, chính sách xã hội.
Đức Huy

Ngày sinh Âm lịch của người được Thần Tài bao bọc
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Trong số những ngày Âm lịch, ai sinh vào những ngày dưới đây được xem là có số may mắn.

Ngày đầu cả nước vận hành chính quyền 2 cấp
Thời sự - 1 giờ trướcGĐXH - Từ hôm nay (1/7/2025), bộ máy chính quyền địa phương cả nước chính thức bước sang giai đoạn mới - chính quyền địa phương 2 cấp.

Khởi tố vụ án nam sinh lén chụp ảnh đề Toán thi tốt nghiệp THPT rồi giải bằng AI
Pháp luật - 2 giờ trướcThí sinh N.V.K lén mang điện thoại vào phòng thi rồi chụp ảnh một phần đề môn Toán và đăng tải lên ứng dụng StudyX để giải, K còn chụp ảnh, đăng tải đề Hoá, Lý.

Từ hôm nay (1/7), người dân được đăng ký xe tại bất cứ xã, phường nào trong tỉnh, thành phố
Thời sự - 4 giờ trướcGĐXH - Theo Thông tư 51/2025/TT-BCA, từ ngày 1/7, người dân được đăng ký xe tại bất cứ xã, phường nào trong địa bàn tỉnh, thành phố mà mình đang cư trú hoặc có trụ sở.

Điểm danh những nơi mưa rất hôm nay trong đợt mưa lớn diện rộng ở miền Bắc
Thời sự - 4 giờ trướcGĐXH - Theo dự báo thời tiết, miền Bắc tiếp tục có mưa lớn, trong đó tâm điểm mưa to là các tỉnh miền núi và trung du Bắc Bộ. Dự báo tổng lượng mưa từ nay đến ngày 2/7 là trên 300mm. Cảnh báo ngập úng, sạt lở đất, lũ quét có thể xảy ra.

Những quy định cần biết khi muốn sang tên sổ đỏ từ 1/7/2025
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH - Từ ngày 1/7/2025, việc sang tên sổ đỏ được thực hiện khi có các thay đổi liên quan đến quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Sang tên sổ đỏ theo quy định mới có gì thay đổi?

Bộ GD&ĐT phủ nhận đáp án môn Văn tốt nghiệp THPT 2025 đang lan truyền trên mạng
Giáo dục - 4 giờ trướcChiều 30/6, một loạt hình ảnh được cho là đáp án môn Ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội, thu hút sự chú ý của dư luận.

Tin sáng 1/7: Mưa lớn tiếp diễn ở Bắc Bộ; Bộ GD&ĐT 'chốt' thời điểm công bố đáp án các môn thi tốt nghiệp THPT
Đời sống - 5 giờ trướcGĐHX - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 1/7, Bắc Bộ tiếp tục có mưa vừa, mưa to, cục bộ mưa rất to kèm theo đó là nguy cơ về lũ quét, sạt lở đất.

Mưa lớn tiếp diễn ở khu vực Bắc Bộ, nhiều nơi nguy cơ lũ lụt
Đời sống - 12 giờ trướcGĐXH - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đêm 30/6 và ngày 1/7, Bắc Bộ tiếp tục có mưa vừa, mưa to, cục bộ mưa rất to kèm theo đó là nguy cơ về lũ quét, sạt lở đất.

Hiểm họa rình rập từ xe ba gác chở cồng kềnh trên đường phố
Đời sống - 13 giờ trướcDù tiềm ẩn nguy cơ tai nạn chết người, nhiều xe ba gác tự chế chở hàng cồng kềnh, đặc biệt là kéo theo các tấm tôn dài đến gần chục mét, vẫn vô tư lưu thông trên các tuyến phố trung tâm Đà Nẵng, bất chấp sự lo lắng của người dân và quy định cấm của cơ quan chức năng.

Các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy 34 tỉnh, thành phố trên cả nước
Thời sựDanh sách các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy của 34 tỉnh, thành phố trên cả nước.