Những nơi trú ngụ không ngờ của muỗi vằn gây sốt xuất huyết
GiadinhNet - Theo các chuyên gia, thực tế muỗi vằn gây bệnh sốt xuất huyết không sống ở những nơi nước bẩn mà sinh sống ở những nơi mà nhiều người không hề ngờ tới...
Suốt hơn một tuần qua, người dân miền Bắc đang phải đối mặt với bệnh sốt xuất huyết. Có những ngày Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương (Bệnh viện Bạch Mai) tiếp nhận 500 bệnh nhân khám sốt xuất huyết chỉ trong một buổi sáng. Nhiều bệnh viên rơi vào tình trạng quá tải bệnh nhân sốt xuất huyết, trong đó không ít ca đã dẫn đến tử vong. Tuy nhiên điều đáng lo ngại là nhiều người dân vẫn thờ ơ với những mầm bệnh xung quanh môi trường sống của mình.
Bệnh sốt xuất huyết là do một loại muỗi vằn, tên khoa học gọi là Aedes aegypti mang vi rút dengue từ người bệnh sang người lành. Bản thân muỗi Aedes aegypti không mang vi rút dengue một cách tự nhiên. Chúng chỉ nhiễm vi rút dengue khi chúng đốt người bị bệnh SXH.
Khi đốt người bị bệnh, vi rút dengue sẽ nhiễm vào tế bào muỗi. Trong thời gian ủ bệnh từ 8-10 ngày, vi rút dengue nhân lên trong cơ thể muỗi và khi đã đạt được đủ số lượng vi rút, chúng có khả năng truyền sang rất nhiều người khác trong cộng đồng thông qua việc đốt (chích) họ. Khi đó, vi rút dengue sẽ truyền từ cơ thể muỗi qua tuyến nước bọt của muỗi vào máu của người bị đốt.
Khác với một số loài muỗi khác, muỗi vằn thường sống trong nhà, gần người, ví dụ như ở gần tủ quần áo, chăn màn. Nó thích đẻ trứng ở những dụng cụ chứa nước sạch và những nơi nước đọng ở lốp xe, chậu cây cảnh, dụng cụ phế thải quanh nhà có nước đọng. Chúng thường đốt người vào sáng sớm và chiều tối.
Một cán bộ tuyên truyền về phòng tránh bệnh sốt xuất huyết ở phường Định Công (quận Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, hiện nay nhiều người dân hiểu không đúng về việc phòng tránh bệnh sốt xuất huyết, cụ thể là họ đã hiểu sai về môi trường sinh sôi nảy nở của loại muỗi vằn gây sốt xuất huyết này. Trong quá trình đi tuyên truyền, khi đến các hộ dân sống gần kênh thoát nước ở phường Định Công, nhiều người dân nói rằng họ sống gần con sông ô nhiễm này thì diệt làm sao hết được muỗi. Họ không hề biết rằng, muỗi vằn không thể sinh sôi nảy nở được ở nước bẩn. Dòng sông nước đen đặc kia có sinh nhiều muỗi nhưng chỉ là những loại muỗi khác, không phải là muỗi vằn gây sốt xuất huyết.
Theo các chuyên gia, thực tế muỗi vằn sinh sống ở những nơi mà nhiều người không hề ngờ tới như lọ hoa, xô chậu lau nhà, khay đựng bình nước nóng lạnh, khay nước nhỏ phía sau tủ lạnh, lốp xe, xong nồi, chai nhựa, bát vỡ, mảnh sành, vỏ dừa đọng nước mưa…

Bất cứ chỗ nào có đọng nước trong trong vòng 1 tuần thì nơi đó trở thành “tổ” của muỗi vằn gây sốt xuất huyết. Ảnh: NK
Trong môi trường phát triển thuận lợi, chỉ sau khoảng 10 - 15 ngày, từ trứng muỗi vằn sẽ phát triển thành bọ gậy, quăng, muỗi non và trở thành muỗi trưởng thành. Muỗi cái sau khi nở từ trứng chỉ từ khoảng 5 – 8 ngày sau đã trở thành muỗi trưởng thành và có thể hút máu (chích) người và tìm nơi đẻ trứng trong các dụng cụ chứa nước. Sau từ 1 – 3 ngày, trứng sẽ nở thành bọ gậy, và từ bọ gậy để trở thành quăng thì cần khoảng 5 – 8 ngày. Khoảng 2 – 3 ngày sau, con quăng sẽ thành muỗi non, và tiếp tục chu trình phát triển thành muỗi trưởng thành, đẻ trứng, trứng phát triển thành bọ gậy, quăng, muỗi.
Do vậy bất cứ chỗ nào có đọng nước trong trong vòng 1 tuần thì nơi đó trở thành “tổ” của muỗi vằn gây sốt xuất huyết.
Theo ông PGS.TS Trần Đắc Phu - Cục Trưởng Cục Y tế Dự phòng ( Bộ Y tế), thực tế, người dân vẫn chưa biết tác nhân gây sốt xuất huyết sinh sống ở đâu. Nhiều người dân cứ nghĩ muỗi vằn sinh sống và đẻ trứng ở những nơi bụi rậm, ao tù, nước đọng... Do đó, không ít người dân phòng, chống sốt xuất huyết là phát quang bụi rậm, làm sạch môi trường xung quanh. Đó là một sai lầm rất cơ bản. Muỗi vằn chỉ sống và sinh sản trong nước sạch, chứ không sống và sinh sản trong nước dơ bẩn, ao tù.
Từ thực tế này nên những ngày gần đây, ủy ban nhân dân các cấp cùng các ban ngành thuộc ngành giáo dục đã cử cán bộ về từng tận hộ dân để tuyên truyền công tác phòng chống sốt xuất huyết, đặc biệt là tuyên truyền cho người dân có ý thức diệt trừ mầm bệnh đang ở ngay trong ngôi nhà và chòm xóm của mình.
Ngân Khánh

Cụ ông nghỉ hưu nói lý do không tái hôn sau 2 lần hẹn hò thất bại: 'Thuê bảo mẫu còn an tâm hơn lấy vợ mới'
Gia đình - 3 giờ trướcGĐXH - Sau hai lần hẹn hò đều kết thúc trong mệt mỏi, cụ ông 66 tuổi quyết định ngừng tìm kiếm người để tái hôn.

Chồng đi bộ 20km bằng chân trần giữa nắng gắt để gặp vợ lần cuối
Chuyện vợ chồng - 3 giờ trướcNhận được tin vợ lâm bệnh nặng, sắp qua đời, người chồng vội vã trở về nhà. Không màng sức khỏe, anh đi bộ hơn 20km bằng chân trần cố về cho kịp.

Cô dâu biến mất sau 3 ngày cưới, chú rể "chết lặng" khi biết được bí mật "động trời"
Chuyện vợ chồng - 9 giờ trướcMột người đàn ông ở Hà Nam, Trung Quốc đã trải qua cú sốc lớn khi phát hiện người vợ anh cưới và đang mang thai thực chất lại là... một người đàn ông.

Top những câu nói dối kinh điển của đàn ông khiến chị em dễ 'mềm lòng'
Gia đình - 13 giờ trướcGĐXH - Đàn ông có rất nhiều lời nói dối mà họ thường sử dụng với nhiều mức độ khác nhau.

Chuyến du lịch đầu tiên với bạn gái cũng là chuyến đi cuối cùng, tôi quyết định chia tay ngay lập tức
Gia đình - 15 giờ trướcTôi nhịn nhưng giọt nước tràn ly là sáng hôm thứ 3, khi Vân ngủ dậy trễ, bảo tôi ra ngoài mua đồ ăn sáng về.

Harvard phát hiện: Trước 10 tuổi, trẻ có 3 cơ hội để thông minh hơn, tương lai xán lạn hay không phụ thuộc rất lớn!
Nuôi dạy con - 1 ngày trướcMột đứa trẻ được "khai mở đúng lúc" sẽ tạo ra khoảng cách vượt trội trong tương lai.

5 hành vi làm 'thui chột' mọi mối quan hệ mà người EQ thấp thường không nhận ra
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Những người EQ thấp thường gặp khó khăn trong việc điều chỉnh cảm xúc cá nhân, từ đó dẫn đến những hành động không phù hợp trong quan hệ xã hội.

Đàn ông thốt ra 1 trong 12 câu này: Đẹp mấy cũng ế vì rơi vào top 'vô duyên bẩm sinh'
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Đẹp trai, cao ráo, sành điệu – tưởng đâu là combo hoàn hảo trong mắt chị em. Ấy vậy mà chỉ cần một câu nói vô duyên, nhiều quý ông đã tự tay đánh rơi hình tượng không thương tiếc.

Đứa trẻ ngủ với mẹ và ngủ với bố lớn lên có tính cách khác hẳn nhau, cho con ngủ cùng ai là tốt nhất?
Nuôi dạy con - 1 ngày trướcViệc “ngủ cùng mẹ” hay “ngủ cùng bố” có thể tạo ra những khác biệt không nhỏ trong tính cách của đứa trẻ khi lớn lên.

2 cô gái chơi thân vì quá giống nhau, xét nghiệm ADN mới biết là chị em ruột
Gia đình - 1 ngày trướcNgoại hình giống nhau khiến hai cô gái trở thành bạn thân, quen biết hơn một năm thì họ làm xét nghiệm ADN sau khi nhận thấy có quá nhiều điểm trùng hợp.

Từng được nịnh nọt mỗi ngày, nghỉ hưu 2 năm không đồng nghiệp nào hỏi han: Tôi cay đắng tỉnh mộng
Gia đìnhGĐXH - "Sau 2 năm nghỉ hưu, tôi mới thực sự hiểu rõ lòng người: Những lời chào hỏi, bữa ăn thân mật, quà tặng chân thành ngày nào… hóa ra chỉ vì tôi còn "giá trị"".