Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những sai lầm phổ biến khiến thớt trở thành "ổ vi khuẩn" gây nhiều bệnh

Thứ ba, 14:55 27/12/2016 | Sống khỏe

Tuy là vật dụng quen thuộc trong nhà bếp nhưng nhiều bà nội trợ lại sử dụng thớt sai cách, vừa có thể làm họ bị chấn thương và thậm chí còn mang bệnh.

Thớt là một trong những dụng cụ nhà bếp mà những bà nội trợ sử dụng hàng ngày. Nhưng không giống như dao, chảo hay nồi, mọi người thường không mấy coi trọng việc sử dụng thớt.

Tuy nhiên, đó lại là một quan niệm sai lầm. Bởi nếu dùng thớt không đúng cách sẽ cực kì nguy hiểm, không những có thể làm bạn bị chấn thương mà thậm chí còn mang bệnh.

Dưới đây là 7 sai lầm có thể bạn vẫn mắc phải khi dùng thớt và cách để khắc phục.

1. Chỉ chuyên dùng thớt thủy tinh

Đúng là thớt thủy tinh có nhiều khả năng chống vết bẩn và mùi hôi nhưng bề mặt cứng của thớt sẽ làm cho dao nhanh bị cùn.

Không những thế, thớt thủy tinh cũng dễ gây tai nạn cho bạn vì bề mặt nó trơn, dễ bị trượt dao.

Giải pháp: Hãy sử dụng thớt gỗ hoặc thớt nhựa. Bề mặt nhẵn sẽ khiến con dao sắc cũng không thể gây hại cho các ngón tay.

2. Sử dụng thớt quá nhỏ

Một cái thớt nhỏ xinh xắn có thể phù hợp và làm đẹp cho góc bếp cũng như dễ chùi rửa hơn.

Thế nhưng, do diện tích bề mặt thớt nhỏ, khi chế biến bạn dễ làm thực phẩm rơi ra ngoài, từ đó có thể bị nhiễm vi khuẩn.

Ngoài ra, việc không đủ không gian cho dao di chuyển qua lại nên nguy cơ bị tổn thương cao cho người sử dụng.

Giải pháp: Vì sự an toàn của bản thân, bạn nên sử dụng một chiếc thớt phù hợp, không quá nhỏ và tiện cho việc sử dụng.

3. Không dùng riêng thớt để chế biến thịt

Các loại thực phẩm sống như thịt sống, kể cả thịt gia cầm và cá đều có thể chứa vi khuẩn như E. coli và salmonella - những vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, đường ruột...

Nhưng khi bạn chỉ sử dụng một chiếc thớt để vừa chế biến thịt, vừa thái rau, củ quả để làm nước ép thì sẽ có nhiều khả năng lây nhiễm các vi khuẩn trên.

Đơn giản là vì vi khuẩn từ thịt bám lại trên bề mặt thớt, sau đó dính vào các thức ăn khác và kết quả là vào cơ thể bạn.

Giải pháp: Trong căn bếp nhà bạn nên có 2 loại thớt riêng biệt, một cái dành cho đồ sống và 1 cái dành cho đồ chín. Tất nhiên, sau khi dùng thớt, bạn cần rửa sạch với xà phòng và nước ấm.

4. Không dùng thớt riêng cho người bị dị ứng thực phẩm

Lây nhiễm chéo không chỉ xảy ra với những chiếc thớt chế biến thịt. Đây cũng là vấn đề nếu bạn phải chuẩn bị đồ ăn cho một người bị dị ứng thực phẩm.

Ngay cả khi bề mặt thớt trông rất sạch sẽ thì nó vẫn có thể chứa những chất có thể gây dị ứng trên đó. Bởi vậy, nếu không may dùng thớt để chế biến thực phẩm cho người bị dị ứng một loại thực phẩm khác thì cũng có thể gây nguy hiểm cho họ.

Giải pháp: Để đảm bảo an toàn, bạn nên kí hiệu riêng một thớt dành cho người bị dị ứng thực phẩm. Nhưng nếu nhất định phải dùng chung 1 chiếc thớt, hãy khử trùng nó thường xuyên.

5. Để thớt ẩm ướt

Bề mặt thớt luôn ẩm ướt là môi trường tốt để vi trùng, vi khuẩn phát triển nhanh chóng. Cho dù bạn đã khử trùng sạch sẽ nhưng điều đó vẫn không đảm bảo vi khuẩn đã "chết hết".

Giải pháp: Sau khi rửa sạch thớt, hãy để nó ở một nơi thoáng mát cho khô hoàn toàn trồi mới đặt vào giá.

6. Không chịu thay thớt sau 6-8 tháng sử dụng

Với thớt gỗ và thớt nhựa, sau một thời gian sử dụng, mặt thớt sẽ bị đan chéo nhiều vết cắt, lâu ngày thức ăn giắt vào tạo nên ổ vi khuẩn dễ dàng thâm nhập vào cơ thể.

Giải pháp: Với thớt dùng cho thức ăn chín, khoảng từ 6-8 tháng, bạn nên thay thớt một lần.

7. Sử dụng 2 mặt thớt

Nhiều bà nội trợ có thói quen sử dụng hai mặt của thớt. Đây là sai lầm phổ biến. Trên thực tế, các mặt phẳng dùng để kê thớt khi chế biến thức ăn như nền nhà, kệ bếp là nơi rất bẩn. Khi đặt mặt thớt xuống, vi khuẩn, vi trùng đã bám vào.

Giải pháp: Bạn chỉ nên sử dụng một mặt và tách riêng thớt dùng cho thực phẩm sống, chín.

Theo Afaimily/Trí thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Sống khỏe - 15 giờ trước

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng lá tía tô để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt như chữa hàn, nhức đầu, ho, chướng bụng, ngộ độc cá, cua và nhiều bệnh khác. Vậy dùng lá tía tô để chữa bệnh gout có hiểu quả hay không, đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Sống khỏe - 15 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên uống chè nụ vối thường xuyên vì loại nước này có công dụng giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, chống oxy hóa tự nhiên...

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 17 giờ trước

GĐXH - Mắm là món ăn rất dễ nhiễm vi khuẩn. Do đó, mọi người khi mua mắm cần lựa chọn các loại có nguồn gốc rõ ràng, kiên quyết loại bỏ mắm thừa sau bữa ăn, tuyệt đối tránh sử dụng kéo dài từ bữa này sang bữa khác...

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Sống khỏe - 20 giờ trước

Canxi là khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, là thành phần cơ bản cấu tạo nên xương và răng. Nếu cơ thể thiếu canxi có thể làm tăng nguy cơ bị loãng xương, gãy xương... Vậy, đâu là dấu hiệu cần bổ sung canxi?

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Sống khỏe - 22 giờ trước

Rối loạn lipid máu (mỡ máu) là một trong những nguy cơ hàng đầu của các bệnh tim mạch. Thay đổi chế độ ăn góp phần giảm cholesterol, phòng ngừa xơ vữa động mạch.

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Sống khỏe - 23 giờ trước

Nghiên cứu đăng trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ mới đây cho biết, có mối quan hệ giữa giai đoạn tức giận cấp tính và nguy cơ đau tim gia tăng. Theo đó, chỉ tức giận trong 8 phút có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

(Tổ Quốc) - Lòng bàn tay cũng có thể là “tài liệu tham khảo” cho thấy tình trạng sức khỏe tổng thể của chúng ta.

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Dưa hấu ngọt, mát, nhiều nước nên rất được yêu thích vào mỗi mùa hè. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng có thể kết hợp cùng loại trái cây này.

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Sống khỏe - 1 ngày trước

Điều trị suy giáp bao gồm thuốc, các phương pháp không dùng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong đó, các bài tập dưỡng sinh sẽ hỗ trợ tốt trong việc điều trị triệu chứng.

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Thủy đậu là bệnh lành tính, có thể hồi phục sau khi phát bệnh. Tuy nhiên nếu không điều trị đúng thì thủy đậu cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy đến sức khỏe.

Top